Tôi rât thích cái cách trò chuyện của cô Phượng , một trí thức miền N , cách nói thẳng vđê ko vòng vo , ko hoa mỹ , ngắn gọn xúc tích . ❤
@huybichngo853819 сағат бұрын
Cám ơn chị Phượng về các bài học làm cha mẹ đối với tôi.
@huybichngo853820 сағат бұрын
Tôi muốn lưu ý hai diễn giả về khái niệm home schooling (giáo dục - dạy học gia đình) mà ở các nhiều nước tiên tiến vẫn rất mực coi trọng và tôn trọng.
@huybichngo853820 сағат бұрын
Về áp lực từ cha mẹ đối với con cái về triển vọng tương lai của gia đình của thế hệ tôi và chị Phượng ở ngoài Bắc cũng vậy thôi.
@yennhi_hue11 күн бұрын
Không thể tin được những chuyện cô kể đã hơn 30 năm. Nó gần như những gì em và con em trãi qua trong 10 năm qua.
@ctvtony71044 ай бұрын
Mình thì đi học ko bị thầy cô chửi ngu vì ở trường mình học khá. Nhưng ở nhà toàn bị ba mẹ chửi ngu, hậu đậu, lớn lên mày ko làm được gì. Tuổi thơ tui buồn tủi vì bị chửi như thế miết...thỉnh thoảng nó vẫn còn len lỏi trong tâm hồn tui đến tận bây giờ.
@Ele-Fun5 ай бұрын
Với cá nhân, đây là 1 clip tuyệt vời, quá hay, hình như là ấn tượng nhất. Một clip mang lại cảm xúc, gợi lại kỷ niệm, tình phu tử, tình bằng hữu chí thân, và thế giới quả thật quá bé nhỏ!! Chỉ muốn kể chuyện, rất nhiều chuyện 😀. Chuyện buồn vui sẽ ở khúc kết. Rất may mắn, có thể nói rằng bản thân cá nhân được thụ hưởng 3 nền giáo dục. Thủa ấu thơ, thời hậu chiến, thế giới tự do. Nếu lấy mẫu chốt Biết Tư Duy là thời điểm, và cũng từng nói vài lần, kiến thức của bản thân hoàn toàn Made in USA 100%. Tuy nhiên, vẫn có gì đó, dường như có một sợi dây vô hình, vẫn có những gắn bó, những kỷ niệm với cố quê, nơi mình sinh ra, và có những tháng ngày vui có, buồn cũng có. Thủa ấu thơ, đẹp lắm!! Mỗi ngày đến trường, Cô Giáo là tình thương, đầy nét đẹp, cả sắc lẫn tình. Khi mình bị bệnh, cô giáo chạy xe đạp đến nhà hỏi thăm mình, lúc đó mình có thể chưa hiểu, mình chỉ thấy ấm lòng. Lớn lên, mình mới hiểu được cái tình cô thương trò, lo lắng cho trò như thế nào. Lớn lên tí nữa, lúc nào đó, mình ước người mình yêu, đẹp như cô giáo thời xưa. Trong chiếc áo dài, người cô mảnh khảnh, nét mặt hiền lành, nụ cười luôn sẵn nở trên môi. Cũng còn bé nhỏ, nhưng cảm nhận được sự khác biệt. Trong lớp, thầy chỉ thẳng mặt, ngoắc tay: Em lên đây. Nghe lời thầy, rời chỗ, bước đến gần thầy. Hai mắt nổ đom đóm, thầy tát thẳng tay, ko thương tiếc. Đau điếc người, không hiểu sao, thủa bé có cái logic, phản kháng tự nhiên. Trong lúc mắt ngàn sao, thốt lên, không gào thét, chỉ có thể nói lên: Nếu em là người có lỗi trong lớp học, thầy cũng ko được quyền đánh em. Chỉ nói vậy, trong lòng cũng ko nghĩ gì xa hơn. Câu chuyện này có thể được người khác tường thuật lại. Thầy ko còn có mặt ở trường một thời gian ngắn sau. Phong phanh sau này, thầy bỏ nghề truyền dạy. Trên đất Mỹ, một biển trời khác biệt. Thường luôn nghe thầy cô khen, cảm ơn, nói lời biết ơn với trò. Thoáng nghe rất ko quen. Sau này mới hiểu. Thầy cô khen, khuyến khích, động viên, cảm ơn, appreciate những trò mầm nhi, có lý do. Họ biết rằng, tuổi thơ đúng hoặc sai ko phải là điểm chính. Điểm chính, tuổi thơ ko đủ khả năng, bản lãnh để chịu đòn. Quá non dại để những búa dùi dáng xuống đầu mình bằng lời nói hoặc hành động. Tầm ảnh hưởng có thể cả đời cho một đứa bé, a lifetime. Với tình con và bậc sinh thành, khó hoặc không thể nói quả quyết được một phương cách hoàn hảo. Chỉ theo cá nhân, mình, bậc cha mẹ, nên Fair và Fun với con của mình. Mình nên có sự công bằng với chính mình và con mình. Đồng thời, con mình, chính con của mình mang lại cho mình nhiều niềm vui lắm lắm, ko ít tếu lâm. Vài mẩu chuyện, chỉ kể ra thôi. Lúc ấu thơ, trên bàn ăn, nói với con: Con có biết tía là người mê game lắm ko? Tía có khả năng chơi game mất ăn, mắt ngủ, 1-2 đêm thức trắng. Con trợn mắt: Thật hả, really dad? Trong lòng con có thể nghĩ đã gặp đối thủ là tía nó. Trả lời: Yes. Nói thêm: Daddy ko chơi game là vì daddy phải đi làm để con có miếng ăn. Đó là nhiệm vụ của dad. Nhiệm vụ của con là Đi Học. Con khẽ gật đầu và hiểu được lý lẽ. Ở tuổi dậy thì, bùng nổ, trong một vacation, đưa con đi chơi. Chẳng hiểu sao chàng nổi chứng nơi xứ lạ. Hình ảnh còn ghi lại. Có bạn thân nói khi nhìn thấy hình hai cha con: Sao thấy mặt bố rực lửa vậy? Vì con tao, phải nhịn, tao chỉ muốn vả nó ko còn cái răng nào trên hàm mới thỏa đáng cơn điên đang sôi sục trong lòng tao. Chàng mặc tà lỏn, chuẩn bị tắm biển, túi sau nhét cái passport, thẻ thông hành. Nhỏ nhẹ nói với con: Đưa thẻ thông hành cho tía giữ đi, để có thể ko bị mất. Chàng say no, no, no n no way. Sau đó lao mình xuống biển với bạn bè. Trên bờ, trong lòng chửi thề ko ngưng. Tại sao con lại khổ vậy Trời!! Gồng mình, đến gần con, nhìn thẳng mặt, nói rất nhỏ nhẹ, có thể gương mặt rất dữ tợn: Son, con à, tía muốn nói như sau. Tía yêu con vô vàn. Nhưng nếu con làm mất passport, con ko trở về lại được Mỹ liền, được bao giờ trách tía đã bỏ rơi con. Tía sẽ ko ở lại trên đất này để lo cho con đâu. Chàng liền móc túi và chìa cái thông hành cho tía nó giữ. Khi lớn lên thêm vài tuổi, con hỏi: Tía, nếu em mình ko nghe lời mình, em mình sai, mình nên đánh em mình ko? Cười ha hả, trả lời: Son, con ko có quyền đó. Nói thêm với con: Sau này khi con lập gia đình, có con, con vẫn ko có cái quyền đó. Lanh lẹ, con liền nói: You're wrong, dad. Tía sai rồi. Một tràng cười vang dội từ tía nó. Cười thôi, hoàn toàn cười vui trong lúc đó, ko hề phán xét con mình. Chỉ thấy tếu lâm. Vui ở chỗ đó. Đầu đời trên đất Mỹ, người bạn đầu tiên và chí thân là người gốc Bến Tre. Hiền lành và tốt bụng lắm. Có một nhược điểm: Tự tị. Cái đẹp, cái tốt của người bạn cao vời vợt. Cái tự ti, mặc cảm, làm mình bị thiệt thòi. Chàng thương thầm một nàng, thương đắm đuối nhưng chẳng bao giờ nói ra 1/2 lời vì sự tự ti của mình. Khi đã thân thiết, chí thân, mỗi ngày cùng nhau đạp xe bỏ báo, chàng vẫn giấu kín, để trong lòng, ko chia sẻ, ko tâm sự với bạn thân của mình. Giờ, người bạn đã xa rời trần thế. Cảm ơn Cô rất nhiều đã gợi lại chuyện đã qua. Chúc may mắn và bình an 😀
@HungPham-ev4vv4 ай бұрын
Đừng bao giờ giao phó con bạn 100% cho nền giáo dục. Hãy lắng nghe và chơi cùng con để hiểu con mình. không gì bằng ngoài bản thân tự học và tự làm gương cho con của mình. Hy vọng chúng ta sẽ luôn bảo vệ được con của mình những lúc con khó khăn. Cám ơn a Phan Đăng và cô Bùi Trân Phượng đã làm video này để mang lại sự nhận thức tốt đẹp hơn cho gia đình và con cái. Xin cám ơn anh và cô rất nhiều.
@thuythai1047Ай бұрын
Yêu kính Cô, cảm ơn Cô và PĐ
@lieubien96455 ай бұрын
Tất cả giáo dục như cô thì đất nước hạnh phúc biết bao !
@yuhuy19965 ай бұрын
Cuộc trò chuyện quá hay và ý nghĩa. Hi vọng bộ giáo dục VN và các bậc cha mẹ nghe được câu chuyện này
@giaphoang36705 ай бұрын
Có vẻ anh Phan Đăng rất thích nghe cô Bùi Trân Phượng chia sẻ. Mình cũng vậy nghe cô chia sẻ cảm giác như một từ điển sống để khơi gợi cho người nghe tìm hiểu thêm rất nhiều điều bổ ích.
@QuanTien-g3x4 ай бұрын
Tôi đã qua các cấp học từ mẫu giáo đến cao học ở vn, tôi dc tiếp xúc qua bao nhiêu thầy cô, chắc ng để tôi tôn trọng đúng là ng thầy thì ko quá 2 ng, còn lại đa số ngán, trên lớp chỉ giảng mấy cái đơn giản, Ko đi học thêm là trượt 😭
@letrangnguyen81064 ай бұрын
@@QuanTien-g3x Đây là sản phẩm của một nhà nước gọi là "xã hội chủ nghĩa".
@lucymitsubishi4 ай бұрын
vừa xem video mà vừa lau nước mắt khi nhìn ra đứa trẻ bên trong mình trong suốt cả một hành trình lớn lên từ khi bắt đầu nhận thức cho đến khi đã lớn, có gia đình và 2 đứa con. Rớt nước mắt vì có phần tủi thân với những gì mình đã trải qua, và cũng rớt nước mắt vì biết ơn những gì đã xảy ra để ngày hôm nay có những trải nghiệm để hiểu được những điều cô và anh Đăng chia sẻ. Em rất trân trọng những điều m.n đã làm để có video này chia sẻ đến những anh chị và các bạn cần! Video thực sự có ý nghĩa ạ!
@binhoan7704 ай бұрын
Cô nói chuyện rất hay rất gần gũi, nhân văn, từng câu từng chữ đối với cuộc sống và từng gia đình từng cá nhân.cảm ơn cô nhiều cảm ơn phan Đăng tác giả của những chương trình rất tuyệt vời.
@misalinh-iy6vc2 ай бұрын
Dù sao cũng cảm ơn cô Phượng, cô đúng là 1 nhà giáo mà các bậc phụ huynh có thể học hỏi nhiều về cách dạy con.
@fonghee91423 ай бұрын
Con xin được gửi lời biết ơn đến cô và chương trình, thật may mắn khi bản thân được nghe những lời chia sẻ quý báu và gần gũi
@huyentrinh1955Ай бұрын
Tôi luôn theo dõi những video của nhà báo Phan Đăng với nhiều diễn giả . Tôi thấy thật tuyệt vời .
@huyentrinh1955Ай бұрын
Cảm ơn nhà báo Phan Đăng .
@khapham56472 ай бұрын
Mới đầu tôi nghe thấy bình thường… Nhưng khi nghe đến Chào hỏi của trò và Cô là cuốn vào cuộc NC của PĐ và cô Trần Phượng … cảm ơn 2 tác giả!
@cucthaithi15815 ай бұрын
Cách giáo dục của cô thật tuyệt vời "bình tĩnh" lắng nghe. Mê cô từ tập Bất hạnh không chừa một ai.
@misalinh-iy6vc2 ай бұрын
người việt nam có câu "muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy", nên phải chăm sóc thầy, nhất là những người thầy dạy giỏi, có tâm, nhất là đời sống các cô giáo còn khó khăn. Ta phải chia sẻ với nhà nước khi ta có điều kiện. Tất nhiên là việc dạy thêm học thêm hiện giờ rất có vấn đề.
@azureedo75812 ай бұрын
Cảm ơn Cô sâu sắc những điều ý nghĩa Cô đã chia sẻ, lâu lâu con vẫn sẽ nghe lại để luôn nhắc nhớ mình trong suốt quá trình làm mẹ.
@HieuNguyen-bi6cs3 ай бұрын
Cô Phượng có tâm hồn rất Nam Bộ ,được nghe Cô nói chuyện là một phước Đức, nhưng hình như trong lời nói của cô vẫn phải lựa chọn từ ngữ rất kỹ ( nhiều khi vì lý do tế nhị chính trị) nhưng nghe cô nói như kiểu con đã trải qua được một tầng văn hóa cao hơn ,đặc sắc, thâm thú y...chúc Cô luôn mạnh khỏe hạnh phúc
@hongphucpham11163 ай бұрын
Con thật là may mắn khi được nghe video này, con nghe rõ từng chữ cô nói về hành trình giáo dục và sẻ chia, giúp con cái giải quyết vấn đề khi đến trường.
@huyennguyenthithu52815 ай бұрын
Những chia sẻ của cô thật nhiều hữu ích .Vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ cô! Biết ơn cô; biết ơn diễn giả Phan Đăng thật nhiều!
@ngocvu58553 ай бұрын
Con mới sinh con và đang loay hoay với việc phải dạy con thế nào thì may mắn xem được những talk show của cô ,mong những kiến thức cô truyền dạy con có thể tiếp thu dc nhiều hơn để giảm bớt đi 1 phần nào lo lắng trong con ạ
@ChanNhuNguyenNguyen2 ай бұрын
Em kính chào cô !!! Em kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe .
@dungmai39093 ай бұрын
Con cảm ơn cô và diễn giả Phan Đăng đã chỉ dẫn giá trị của trách nhiệm người làm cha mẹ và giúp cho nghề nghiệp của con là giá trị của sự bình tĩnh ạ!
@MyDuyen-862 ай бұрын
Đoạn [1:40] giải thích rất dễ hiểu, bạn đúng là có tài giảng giải đó 💡
@2thuynguyen5 ай бұрын
TS Bùi Trân Phượng quá thông minh, đầy những wisdoms in life. Cám ơn bà, cám ơn Diễn Giả Phan Đăng đã có một buổi nói chuyện rất thâm thuý, vô cùng thật của cuộc sống.
@aoBich-mi4sj3 ай бұрын
Vợ chồng có Chân Phượng thông thái và minh triết quá ạ. Biết ơn cô rất nhiều.
@TinhTa1234 ай бұрын
Con cùng quê của Bà Nội của Cô (Bến Tre), con nghe và thấy Cô nói chuyện về giáo dục nghe rất đã tai (nói kiểu miền Tây). Uyên bác và chính trực trong lời nói thẳng thật. Con cũng có quan điểm về giáo dục hiện nay không như mong đợi cho nên con cho 2 đứa con học trường Quốc Tế- tốn kém nhưng an tâm và an toàn về tinh thần. Chữ “tị nạn giáo dục” luôn luôn nằm trong đầu vợ chồng của con, tại sao mình phải chi quá nhiều tiền cho cái việc đáng lý ra mọi công dân trên thế giới này xứng đáng được hưởng, bởi chúng ta đã đóng thuế đầy đủ. Hy vọng trong tương lai gần, thế hệ kế tiếp sẽ hưởng được giáo dục tốt hơn hiện nay. Chúc Cô luôn nhiều sức khỏe.
@thuthaole19963 ай бұрын
Biết ơn chia sẻ của Cô rất nhiều. Hi vọng câu chuyện của Cô sẽ hữu ích với bố của con, và cũng giúp con bớt hoang mang hơn, học cách tôn trọng lựa chọn của người bệnh hơn.
@kieuhanhtruong68113 ай бұрын
Cam on cô phượng rất nhiều. Xin chúc cô luôn mạnh khỏe.
@TuyetAnhNguyenThi-en5vj3 ай бұрын
Biet ơn cô chia se cua co rát có y nghia ❤❤❤❤❤❤
@ThuyNguyen-vm6ln5 ай бұрын
Thật sự không phải phần lớn cha mẹ làm việc "bán sống bán chết" để cho con vào trường tốt hay trường quốc tế là vì sĩ diện hay "show off" như mọi người nghĩ. Cái chính là họ cũng như cô Phượng thấy nền giáo dục công hiện tại có nhiều vấn đề, cho dù họ không muốn áp đặt điểm số thì cũng muốn ít nhất là môi trường học của con lành mạnh. Bản thân cô Phượng cũng rất tự hào khi mình xuất thân từ trường Pháp, mang tư tưởng cởi mở từ phương Tây nên các phụ huynh hiện nay cũng có quyền mong ước con mình được học tập trong môi trường như vậy. Ai cũng nói học trường nào cũng được miễn sao đừng tạo áp lực hay quan tâm điểm số nhưng nếu không quan tâm điểm số thì cũng khá khó cho con mình được đối xử "bình thường" ở 1 số trường công lập hiện nay. Ngày xưa cha mẹ chọn thầy đồ chứ không chọn trường, nhưng ngày nay hình như các "thầy đồ" tốt đều mong muốn làm cho môi trường tư như cô Phượng về làm cho Hoa Sen. Các thầy cô được đãi ngộ tốt thì tâm trạng cũng vui vẻ và đầu tư bài giảng hơn. (Tất nhiên là mình ko đánh đồng tất cả vì cũng có rất nhiều thầy cô chịu cực về vùng sâu vùng xa tâm huyết dạy con chữ cho các em). Mình đang nói trên quan điểm mình là một người đã từng đi làm và quyết định nội trợ ở nhà sau khi sinh con vì muốn giành nhiều thời gian cho con nhưng dù vậy mình rất hiểu và thông cảm cho những người mẹ khác áp lực cơm áo gạo tiền và cả phải chuẩn bị môi trường học sau này cho con. Nhìn các phụ huynh tất cả ngược xuôi làm việc dành dụm cho con học trường tốt với mong ước con sẽ sống cuộc đời tự do hơn mình thì có lẽ thấy thương họ hơn là thấy họ "ham danh trường quốc tế".
@yennguyenthihai53315 ай бұрын
mình cũng nghĩ như vậy 👍
@nguyenminhdang_short4 ай бұрын
Đồng ý
@kynguyenvan60104 ай бұрын
Ok ban
@ThoaNguyen-vk4hc4 ай бұрын
Mình tò mò là trường quốc tế so với trường công hơn hay kém ở điểm gì? Có thể nhiều khi cha mẹ cũng bị loá mắt hoặc tin vào những giá trị không hẳn là cốt lõi cho con trẻ. Cha mẹ làm bán mạng, không có thời gian cho con là vấn đề lớn hơn con học ở đâu. Cha mẹ là người thầy cô to lớn hơn bất kỳ thầy cô giáo nào.
@mtt8124 ай бұрын
@@ThoaNguyen-vk4hc khác nhau nhiều lắm nha bạn, con tôi học cả trường công và trường quốc tế, về cơ sơ vật chất thì trường công nó không dám đi vệ sinh ở trường luôn, còn trường quốc tế là 5 sao rồi khỏi bàn, về chương trình học và về thầy cô thì đúng hiểu mẹ hiền luôn, còn thầy cô trường công thì áp lực về điểm số về dự giờ, vì tiền lương thấp phải đi học thêm đủ thứ, để hiểu thêm bạn nên cho con học trường quốc tế đi để cảm nhận sự khác biệt nha.
@kayleenguyen85694 ай бұрын
Biết cô hien tai, thay co lớn tuổi mà sống và cư su rất văn minh
@thuthao34795 ай бұрын
Kính trọng cô Trân Phượng, một người có tâm và có tầm Cảm ơn diễn giả Phan Đăng
@huyennguyenthi83094 ай бұрын
Cảm ơn cô đã chia sẻ, một người hiểu biết và văn minh ❤ chúc cô thật nhiều sk ạ
@ТхиНгокЧангЧан3 ай бұрын
Biết ơn buổi nói chuyện của anh và cô rât nhiều ❤
@ThuyDuong-sn6vv5 ай бұрын
E cũng từng bị cô giáo dạy văn mắng: sao em ngu quá ngay trong lớp trước mặt các bạn và ký ức đó em vẫn nhớ như in dù không muốn nhớ.E giống như con cô là suốt thời gian học trò không có giáo viên nào mà em thương hết
@duongtrang46754 ай бұрын
Chương trình rất hay! Mình học được nhiều điều từ cách giáo dục con của cô Phượng, không giáo điều, đứa trẻ nào cũng thich được lớn lên bằng tình yêu thương, quan tâm, sẻ chia
@huongkhetown5 ай бұрын
Mình thấy bản thân mình trong những tình huống mà cô Phượng chia sẻ khi xử lý với các tình huống trong đời sống với các con của cô. Cảm ơn cô PHượng và nhà báo Phan Đăng vì cuộc trò chuyện rất gần gũi và ý nghĩa.
@tranbui-tvu4 ай бұрын
Xin chào bạn. Không biết bán thể chia sẻ về 1 vài tình huống trong việc nuôi dạy con không ạ
@phamngocquynh14593 ай бұрын
Các trường từ mầm non, mẫu giáo, tiểu học,...cần dành thời gian & KP để mời Cô Phượng về nói chuyện chuyên đề với tập thể bảo mẫu, giáo viên & BGH....Mong ngành giáo dục VN sẽ thay đổi & tiến bộ trong phương pháp dạy & học...
@MinhTrungDT4 ай бұрын
Cuộc đời của mình may mắn là hầu như gặp được toàn thầy cô rất có tâm, chỉ có 1 người làm mình thật sự gặp khủng hoảng , cũng từ câu chuyện không biết cảm ơn, đó là cô giáo dạy lớp 5 của mình , năm đó mình hoàn toàn bị cô lập , thật sự ác mộng!
@phuongvothinhvy5 ай бұрын
Trân trọng cuộc trò chuyện của cô Phượng và Phan Đăng, bổ ích cho bản thân với 2 vai trò làm con và làm mẹ.
@c9sus43 ай бұрын
những bài học quý giá. Thank you.
@phungtruong85744 ай бұрын
Học hỏi ở cô rất nhiều. Nghe cô nói mình cảm thấy mình sai nhiều trong quá trình dạy con, thôi sửa dần vậy. Biết ơn cô & em Phan Đăng
@phamnhatduyen5 ай бұрын
Xin hãy mời cô nhiều lần nữa đi ạ Trân trọng những chia sẻ của cô ạ❤❤❤❤
@tranvannghien4 ай бұрын
33:10 Em rất hiểu, đồng cảm, đồng ý với cô về quan điểm dạy con. Em cảm ơn cô và anh Phan Đăng đã chia sẻ!
@HảiNamVũ-x1f4 ай бұрын
Con xin cảm ơn Cô rất nhiều.nghe Cô trò chuyện con cũng ngộ ra được nhiều.con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa
@bqnguyen67665 ай бұрын
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Trân Phượng và Nhà báo Phan Đăng đã thực hiện một buổi ghi hình trò chuyện hết sức ý nghĩa và gửi gắm được nhiều giá trị, bài học hay cho người xem. Riêng bản thân em đã liên tục bị cuốn hút vào buổi trò chuyện này của Cô và Nhà báo vì quá hấp dẫn, do đó em có được thêm nhiều kiến thức thú vị mới về Chủ đề lần này. Một lần nữa em xin cảm ơn Cô Phượng và Nhà báo Phan Đăng !
@ThuyTran-wv6hs4 ай бұрын
Cảm ơnChương trình cảm ơn cô Phương Vidéo rất hayvà biết được thông tin hữu ích❤❤
@nhuvo57994 ай бұрын
Em cảm ơn anh Phan Đăng, cô Phượng và ekip! Thật biết ơn ❤
@yenlawong66054 ай бұрын
Dong y voi co Phượng 100%. Cam on co da chia se rat chan thanh ❤
@longvo40724 ай бұрын
Đúng là khi đã ăn món ăn ngon rồi đến khi ăn món dở mình mới nhận ra là nó dở, chứ được cho ăn dở hoài thì mình quen với nó và tưởng đó là bình thường.
@HuyNguyen-ox2us3 ай бұрын
Cảm ơn cô nhiều.
@andyvan3365 ай бұрын
Vô cùng cam on Phan Đăng và cô Phượng về cuộc trò chuyện này . 👋
@yennguyenhoang76864 ай бұрын
Biết ơn cô Phượng và nhà báo Phan Đăng đã chia sẻ, em học được rất nhiều việc học từ con và tiếp tục đồng hành với con a
@TamTam-tt1mn5 ай бұрын
Rất hay, rất bổ ích ! Cảm ơn Phan Đăng, cảm ơn cô Bùi Trân Phượng !
@viettritoday5705 ай бұрын
Cảm ơn Phan Đăng đã chia sẻ video này! Trong mọi việc trên đời này, việc dạy người là khó và quan trọng nhất (đặc biệt là dạy con mình). Qua bài chia sẻ này, tôi thấy từ ...PHÙ HỢP ...luôn đúng trong mọi việc, mọi hoàn cảnh.... Cảm ơn cô giáo Trân Phượng, một Nhà Giáo mẫu mực, đã có cuộc giao lưu, chia sẻ đầy Ya Nghĩa! Một lần nữa, cảm ơn bạn rất nhiều!
@trangdang-ok9yb4 ай бұрын
bai này chị nói hay nói đúng cam ơn chị
@hangnguyen25034 ай бұрын
Có lẽ em chạc tuổi con của cô, và em cũng đã có những trải nghiệm tại trường công giống như câu chuyện mà cô đã kể. Cảm ơn cô vì những chia sẻ rất chân thật ạ!
@NgocTran-ci1zn4 ай бұрын
Nhung loi cô P nói rat hay , trong hanh Trinh nuôi day con nguoi cha nguoi mę là tam gûòng phån chiéu nên cách sóng và hành vi cùa cha mę sē giúp cho con thuong thành tôt hòn em rat thích cách trò chuyęn dòn giån cûa cô * ❤
@mrdidoday5 ай бұрын
Cô nói chuyện thật tri thức và rất vui nghe không thấy chán❤
@mailuonghien48345 ай бұрын
Cảm ơn diễn giả Phan Đăng luôn nói về những đề tài thiết thực nhất.
@hongdo97854 ай бұрын
Cảm ơn Cô và Dăng đã có những buoi cho chuyện rất là ý nghia cho cuộc sống ĺ về ĵ
@hongdo97854 ай бұрын
Cuoc sống
@teresadao94524 ай бұрын
I really love you,professor Phuong.❤❤❤❤
@tuananhmai26864 ай бұрын
Câu chuyện hay quá ạ. Cảm ơn sự chia sẻ của cô và Phan Đăng
@misalinh-iy6vc2 ай бұрын
Thầy cô giáo của tôi cấp 2 có những thầy cô cứ giờ sinh hoạt là chửi bới, sau mới biết cô sống trong 1 môi trường gia đình rất khủng khiếp, cô chịu sức ép rất lớn từ người chồng nát rượu, chửi bới....Nhưng chúng tôi vẫn sống sót qua thời gian đó :>, có đôi lúc, tôi nghĩ rằng sức chịu đựng của người VN có vẻ tốt hơn người châu Âu, người VN rất ít bị stress hơn người châu âu. Tôi vẫn nghĩ 1 môi trường thử thách dần dần vẫn tốt hơn là 1 môi trường ít thử thách. Còn học sinh mắc lỗi đến trường bị cô giáo đánh tay là chuyện bình thường.
@misalinh-iy6vc2 ай бұрын
nôi ọe ở lớp bị phạt là đúng rồi.
@ngoclannguyen9474 ай бұрын
Cảm ơn cô! Một người mẹ tri thức và giàu yêu thương!
@vanthanh46025 ай бұрын
Vô cùng biết ơn Phan Đăng và nhà giáo Trân Phượng ạ
@Huong-nl2os5 ай бұрын
Kính trọng cám ơn cô Trân Phượng và nhà báo Phan Đăng
@minhhieu16135 ай бұрын
Bài nói chuyện rất hay và thú vị, cảm ơn Diễn Giả Phan Đăng và Cô Bùi Trân Phượng!
@huonghuynhthingoc9675 ай бұрын
Cảm ơn cô Phượng và Phan Đăng rất nhiều!
@HungTran-jh8gz5 ай бұрын
Cảm ơn video ý nghĩa của cô Phượng!
@phiphuongly55795 ай бұрын
cảm ơn Phan Đăng, cảm ơn cô Phượng 💙
@thinh-locphat685 ай бұрын
Cảm ơn Cô, cảm ơn DGPĐ❤❤❤
@linhthuy-cv5zt5 ай бұрын
Tôn trọng postcard này, cảm ơn nhà báo Phan Đăng, cảm ơn cô Bùi Trân Phượng. Biết ơn thật sự!
@TuyetLePham993 ай бұрын
@@linhthuy-cv5zt Xin lỗi chị nhé. Phải viết là podcast, mới có nghĩa buổi nói chuyện trên thường xuyên trên mạng. Còn chữ postcard có nghĩa khác, là tấm bưu thiếp, chị nhé.
@huymai65153 ай бұрын
" Dạy con trẻ là để con hiểu con chứ ko nên dạy con để con hiểu mình " ( M.H ). Có lẽ 100% chúng ta dạy con theo kiểu để con hiểu ý đồ của mình ..
@tanthienhuynh43664 ай бұрын
Cám ơn chia sẻ của cô rất nhiều
@phuongchi57964 ай бұрын
Cảm ơn cô
@dungkim24755 ай бұрын
Cảm ơn A và Cô!
@PHANTUYẾTMAI-c7o4 ай бұрын
Xin cảm ơn. ❤
@lieubien96455 ай бұрын
Biết ơn cô chia sẻ !
@illidanstormrage694 ай бұрын
Cô được hưởng nền giáo dục miền nam từ khi còn bé nên tư duy cô khác biệt nhiều so với các gia đình phần đông đến từ phía bắc hiện tại
@thinh-locphat685 ай бұрын
Em vô tình có cách nghĩ giống Cô, con em mới lớp 1, cuối năm anh lớp 5 chụp ảnh cuối khóa áo trạng nguyên, nhà trường thăm dò phụ huynh lop 1 trên zalo, đa số phụ huynh lop 1 đồng ý thì em phải làm theo số đông, cho dù lớp 1 không cần thiết chụp ảnh, viêc chụp ảnh không có tác dụng gì với trẻ lớp 1 nhưng nhà trường lại đi làm như thế. Thôi thì bỏ chút tiền để con mình không bị phân biệt đối xử
@Ailien19673 ай бұрын
Tôi thì rất hạnh phúc khi xem lại những Hình ảnh cũ của bạn bè thời thơ ấu . 😊😊
@TrangPham-kv3vf5 ай бұрын
Amazing, thanks
@ChienCongWinner5 ай бұрын
Chỉ cần bố mẹ đủ tốt, không cần bố mẹ hoàn hảo
@HuongPham-zs6ks4 ай бұрын
Con tôi mai mắn được giáo dục ở nhà trường luôn đấy học sinh thành thật , cũng như không lấy điểm số làm thang điểm học vấn.
@phamtrang40234 ай бұрын
Con cũng không áp lực con của Con qua điểm số ah. Con đã phải làm tu tưởng cho con mình không it lần với các va chạm…. Con k áp lực nhưng con của Con vẫn bi áp lực xh …
@jaykieradio69435 ай бұрын
Khúc anh Đăng hỏi cô kể khúc không nhượng bộ được ko, cô trả lời’ rồi từ từ’😂😂😂😂
@Vinhphuc88-r5n5 ай бұрын
Hay
@hongnhungbui606210 сағат бұрын
Sao chuyện Cô kể như chuyện của ngày hôm nay không phải là 30 năm trước.
@viivii3463 ай бұрын
Xin cam on, minh hoc hoi dc nhieu va minh save de minh share voi gd. Xin cam on Co và dien gia Phan Dang
@Namth45 ай бұрын
Kpit dùng từ gì ngoài từ biết ơn cô & anh ạ❤ Hóng số tiếp theo của anh ạ
@ChienLe-cj4pu4 ай бұрын
Nếu phần lớn thầy cô như vầy thì hs bớt căng thẳng và phụ huynh cũng đỡ stret
@truyentruyen32482 ай бұрын
Nay mới hiểu câu xưa: người lớn học trẻ con.
@Anngoctran43004 ай бұрын
Tiến sĩ người miền Trung Nam Bộ. Người miền Nam gọi là ba má, ba mẹ, cha mẹ ( parents). Một số địa phương của miền Tây gọi là tía má ( parents)
@chuanhtai73385 ай бұрын
❤❤❤
@misalinh-iy6vc2 ай бұрын
Em có ý kiến khác bác. Chào cô ko phải là sự khúm núm bề trên, mà đó là sự tôn trọng người đã chăm sóc dạy bảo mình, theo đúng truyền thống tôn sư trọng đạo. Ko phải như tư bản, dạy dỗ là sự mua bán, VN văn hóa khác. Còn con mình nó có duyên với cô thì cô chú ý nó nhiều hơn, còn nếu ko, mình phải dạy con mình cách để nó có duyên hơn với cô nếu nó muốn cô chú ý đến nó nhiều hơn. Nếu đến và về ko chào cô là ko phải văn hóa việt nam. Cô lờ đi thì đó việc của cô, còn ta là người việt nam, ta phải theo văn hóa việt nam.Còn tất nhiên, ra ngoài đời, ví dụ hàng xóm, nếu con chào hàng xóm ko đáp lời quá 3 lần, thì con có quyền ko cần chào nữa, cho trẻ tạo nhiều tiếp xúc với người ghét trẻ con là ko an toàn cho bé.