Video dài vì Ad muốn truyền tải trọn vẹn các nội dung quan trọng về chủ đề Non-current Assets - IAS 16 PPE. Ad làm xong Video này còn mệt muốn chết. Nên các bạn mà xem hết 1 lần chắc cũng mệt không kém. Chia nhỏ nội dung ra mà xem nhé: 0:39: Bản chất của PPE 7:55: Recognition - Ghi nhận tăng tài sản 16:33: Depreciation - Trích khấu hao 29:47: Valuation - 2 mô hình xác định giá trị PPE sau ghi nhận ban đầu 45:48: Disposal - Ghi nhận giao dịch thanh lý PPE
@thienhuu26702 жыл бұрын
E cám ơn cô rất nhiều, cô truyền tải kiến thức cực kì cuốn hút.
@LinhNguyen-hl3rd9 ай бұрын
C ơi c cho e hỏi ở phút 44:58 ạ ,tại sao mình lại chuyển trực tiếp phần Revaluation surplus sang Retained earnings mà không qua Income statement ạ
@Tuonthi9 ай бұрын
@@LinhNguyen-hl3rd Hi em, đây là tình huống khi tài sản bị ngừng ghi nhận (thanh lý). Khi này, tất nhiên phần lợi nhuận chưa thực hiện của tài sản được ghi nhận trên RR (Equity) sẽ cần phải ghi giảm theo tài sản. Lý do ghi nhận vào RE mà không qua PL vì bản chất PL là báo cáo phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Mà phần RR này chưa thực hiện, không liên quan đến kết quả HĐKD trong kỳ nên không được phản ánh vào PL nha.
@LinhNguyen-hl3rd9 ай бұрын
@@Tuonthi dạ e hiểu r em cảm ơn c ạ
@YuYu-ur1qsАй бұрын
chị giảng cuốn quá ạ, em cảm ơn chị đã ra video này ạ
@thanhlamvu7998 Жыл бұрын
Video dễ hiểu lắm ạ. Xem video xong em làm đc hết 1 lượt bài tập trong revision kit. E cảm ơn chị nhìu lắm
@vn8722 Жыл бұрын
bài dài và do mình ngáo quá, nghe đến lần 2 mới hiểu.Cảm ơn ad nhiều lắm ạ.rất kĩ và chi tiết
@huyquang25093 жыл бұрын
thật sự rất cảm ơn ad rất nhiều vì những bài giảng chất lượng thế này.
@khoaphamdoanz69883 жыл бұрын
sau khi đọc hết chương tangible non-current assets trong sách em vẫn còn lang man nhưng nghe cô giảng em đã hệ thống lại được kiến thức. em cảm ơn cô
@namswifty3 жыл бұрын
em cảm chị nhiều ạ, em xưa học kiểm toán mà k hề hứng thú gì cả. Giờ em biết kênh này, cảm ơn chị giúp em có thích thú với acca lại này ạ.
@duyenbtx3 жыл бұрын
Chị ơi, chị dạy cả ôn thi CerIFRS nữa đi ạ, bài giảng của chị rất có ích. tks
@vuaus2 жыл бұрын
Video quá hay luôn. Cảm ơn ad!
@phuongnganguen6034 Жыл бұрын
CÔ GIẢNG HAY QUÁ Ạ
@xoannguyen41593 ай бұрын
phút thứ 49:05, CR ppe: 50.000, cô ghi thành 50.00 ạ
@Tuonthi3 ай бұрын
Uh đúng rồi em ah, bị thiếu 1 số 0
@thongphan1623 жыл бұрын
Mong chị ra nhiều videos hơn nữa
@ngocvannguyen32206 ай бұрын
Chị có thể chia sẻ rõ hơn về Lỗ suy giảm giá trị (Impairment loss) khi 2 mô hình ghi nhận giá trị PPE sau ghi nhận ban đầu được k ạ? E cảm ơn c
@Tuonthi6 ай бұрын
Hi em, phạm vi môn FA không đi sâu về phần này nên Ad không giải thích nhiều. Em muốn tìm hiểu thêm thì xem qua bài giảng cho môn FR/F7 nha: kzbin.info/www/bejne/sJjScnehZbmEesU kzbin.info/www/bejne/h5uWnodtfZugrpI
@ngocvannguyen32206 ай бұрын
@@Tuonthi Em cảm ơn chị, em thấy bài giảng trên kênh c nghe rất hay và dễ tiếp thu, mong c sẽ ra thêm các video nữa ạa
@MinhNguyen-ld3tg2 жыл бұрын
Chị ơi em muốn tìm video chị nói về trình tự sắp xếp tài khoản OCI trong báo cáo tài chính ở giây 34:50, em đã cố tìm mà chưa thấy video này, chị có thể chỉ giúp em được không ạ, em cảm ơn chị nhiều
@Tuonthi2 жыл бұрын
Hi em, tầm phút 25 - video này nhé: kzbin.info/www/bejne/q5-poZyboKppiMU Ở đây c sẽ giải thích về bố cục của PL & OCI. IFRS không có trình tự bắt buộc khi thể hiện các khoản mục trên báo cáo, chỉ đưa ra nguyên tắc chung, còn đâu các doanh nghiệp tự đánh giá để đưa ra quyết định về việc trình bày như nào.
@linhh1202 Жыл бұрын
Chị ơi chị cho em hỏi đoạn từ 45:48 Thanh lý TSCĐ, ở VD chị lấy em thắc mắc cái Revaluation Surplus nếu có số dư thì khi thanh lý mình xử lý nó như nào ạ?
@Tuonthi Жыл бұрын
Thì kết chuyển nó sang Retained Earnings hết em ah. Với số dư ghi trên RR có 2 cách xử lý: T1 là đều đặn hàng kỳ phân bổ và ghi nhận Dr RR/Cr RE và T2 là khi thanh lý tài sản chuyển toàn bộ 1 lần vào Dr RR/Cr RE
@linhh1202 Жыл бұрын
@@Tuonthi Em hiểu rồi ạ, e cảm ơn chị
@ToanLe-hp4xu3 жыл бұрын
Em chào chị, Cho em hỏi là, giả sử giá trị của tài sản tại ngày 1/1/X1 là $10.000, trong năm X1 mình có đánh giá lại giá trị tài sản vào ngày 1/6/X1, giá trị tài sản sau khi đánh giá lại là $15.000. Vậy thì mình sẽ chia ra 2 khoảng thời gian khấu hao là trước đánh giá lại và sau đánh giá lại, giả sửa KH trước đánh giá lại là $2000, và sau đánh giá lại là $4000. Vậy cho em hỏi Carrying amount của tài sản tại ngày 31/12/X1 sẽ là $15.000 - $4000. Hay là $15.000 - $2000 - $4000 ạ. Em cảm ơn chị
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em Theo quy định tại IAS 16, việc đánh giá lại giá trị tài sản theo Revaluation model sẽ thực hiện khi có sự khác biệt trọng yếu giữa FV và CA. Tuy nhiên, thường thì nhiều cũng là hàng năm, kiểu cuối mỗi năm tài chính đó. Còn theo giả sử của em, em nói thông tin không rõ Ad không tính ra được cụ thể số. Nhưng dù thế nào thì CA tại 31.12.X1 = Revalued amount (15.000) - Khấu hao luỹ kế từ 1.6 ~ 31.12 tính trên $15.000
@ToanLe-hp4xu3 жыл бұрын
@@Tuonthi Em cảm ơn chị rất nhiều, chị nói rất dễ hiểu ạ. Mong chị và team sẽ ra thật nhiều video tự học giống như vậy
@ViệtNguyễn-x3q Жыл бұрын
Chị ơi, chị có thể giải thích revaluation surplus và revaluation reserve dùm e với được không ạ
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi, em có thể đưa ra ngữ cảnh sử dụng Revaluation Reserve được không?
@dobietdelamgi8206 Жыл бұрын
chị có thể cho em ví dụ khi nào hàng tồn kho sẽ xếp vào tài sản dài hạn không ạ? Em cảm ơn chị ạ
@Tuonthi Жыл бұрын
HTK trình bày ngắn hạn là các khoản mục dự tính được luân chuyển trong 1 chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Như vậy, những khoản mục HTK mà dự tính luân chuyển trong > 1 chu kỳ kinh doanh thì là dài hạn. Ví dụ, các vật tư, thiết bị thay thế mua về nhưng dự tính chưa sử dụng ngay trong năm tới, mà vài năm tới mới sử dụng. Hoặc hay gặp nhất là Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các doanh nghiệp xây lắp, xây dựng cũng thường được trình bày là ts dài hạn khi thời gian dự kiến hoàn thành công trình > 1 năm kể từ ngày lập bc.
@TrangNguyen-rl1pn Жыл бұрын
chị cho em hỏi ở Ví dụ đầu tiên mua máy in sẽ hạch toán như nào ạ
@Tuonthi Жыл бұрын
Máy in được phân loại vào PPE, thì khi phát sinh tăng tài sản sẽ ghi DR PPE theo nguyên giá $86,000 và CR các tài khoản tương ứng em ah.
@VũDươngNgọcAnh-u8h3 ай бұрын
Phần cuối bị nói nhầm à chị ? em thấy số c đọc k có trên bảng
@Tuonthi3 ай бұрын
Cụ thể là phút bao nhiêu e để c dễ kiểm tra. Bao nhiêu video mỗi bạn hỏi một cái khác nhau c không mò được. :)
@phamkydieu1816 Жыл бұрын
cho e hỏi PL có phải là profit and loss không ạ?
@Tuonthi Жыл бұрын
đúng rồi em. Nó là The statement of profit and loss => Tạm dịch là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
@phamkydieu1816 Жыл бұрын
@@Tuonthi e cảm ơn ạ!
@vivianle63393 жыл бұрын
thanks ad, em theo dõi kênh cũng lâu r ạ. ad cho em hỏi về 2 chứng chỉ certIFRS và DipIFRS có khó so với các môn F trong acca k ạ. cá nhân em cũng có chứng chỉ CPA việt nam r ạ. muốn học thêm nhưng ACCA thì học phí với lệ phí thi hơi cao ạ
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, theo Ad hiểu thì certIFRS và DipIFRS thì đều là học về hệ thống IFRS và certIFRS thì ở cấp độ lý thuyết đơn giản hơn. Bởi vì chuyên về IFRS nên phạm vi cover chắc chắn sẽ rộng hơn các môn về IFRS trong ACCA (FA, FR, SBR). Còn khó hơn hay không thì Ad không biết vì Ad chưa thực thi qua 2 chứng chỉ này. Nhưng có bạn nhân viên của Ad thi mãi ACCA không xong nên chuyển qua DipIFRS thì pass rồi, nên Ad nghĩ khó hay không còn phải xem ở bản thân người thi. Còn việc nên học chứng chỉ nào thì Ad nghĩ em cần cân nhắc định hướng công việc rồi hãy quyết định. Dù sao hiện tại với các công ty nước ngoài thì ACCA vẫn là chứng chỉ danh tiếng và nổi bật hơn là certiFRS/DipIFRS. Còn với công ty việt nam thì có CPA là OK rồi. Tất nhiên sắp tới mà áp dụng IFRS thì việc có thêm chứng chỉ IFRS sẽ có thể là lợi thế. Dù theo ý kiến của Ad thì muốn lập được 1 cái báo cáo hoàn toàn theo IFRS mà không phải là báo cáo chuyển đổi sang IFRS thì sẽ cần nhiều hơn là cái chứng chỉ ACCA hay DipIFRS.
@vivianle63393 жыл бұрын
@@Tuonthi cảm ơn ad nhiều ạ
@295_phamthingochoan63 жыл бұрын
ad cho em hỏi, ở phần thanh lý tài sản, sao khấu hao luỹ kế lại là 50.000 ạ?
@Tuonthi3 жыл бұрын
Vì tại thời điểm đánh giá lại tài sản thì hao mòn luỹ kế đến thời điểm đánh giá lại đã bị điều chỉnh giảm. Sau đó, tài sản được khấu hao lại trên giá trị đã đánh giá lại (1.2M). $50,000 là hao mòn luỹ kế tính cho năm X2 và X3, mỗi năm $25,000
@maitran4483 жыл бұрын
Chị ơi, e thắc mắc là nếu có lợi nhuận giữ lại thì mình có trình bày lên báo cáo tài chính không ạ?
@Tuonthi3 жыл бұрын
Lợi nhuận giữ lại là 1 khoản mục thuộc yếu tố Vốn chủ sở hữu (Equity) - là 1 trong 5 yếu tố của Báo cáo tài chính. Do vậy, chúng ta sẽ cần trình bày em nhé.
@tranthuhuong307 Жыл бұрын
Chị ơi chị có thể cho em hỏi trong phần đánh giá lại tài sản, có bao giờ xảy ra trường hợp giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị của tài sản nhưng lớn hơn giá trị còn lại của tài sản không ạ ? nếu có thì hạch toán thế nào ạ ? Ví dụ thay 900 trong ví dụ của chị = 1.160.000 ( > 1.150.000 nhưng nhỏ hơn 1.200.000). Em cảm ơn chị ạ.
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, đương nhiên là có chứ em, còn có rất nhiều ý chứ. Như trong ví dụ của video, nếu lần thứ 2 đánh giá, revalued amount = 1.160.000, như vậy so với CA tại thời điểm đánh giá là 1.150.000, sẽ có chênh lệch tăng do đánh giá lại là: 10.000. Theo treatment principles đã đề cập, đây là lần 2 đánh giá, nên phải xem lần 1 đánh giá như nào. Trong ví dụ này, lần 1 đánh giá tăng từ 1m => 1.2m, tức là đã ghi tăng RR 200.000. Do vậy, khi lần này tiêp tục là đánh giá tăng, thì chúng ta sẽ tiếp tục ghi tăng RR. Entry: DR PPE/CR RR: 10.000
@tranthuhuong307 Жыл бұрын
@@Tuonthi Chị ơi chị có thể giải thích lại đoạn DR PPE giúp em được không ạ. Theo em đang hiểu những ví dụ trước của chị thì trong trường hợp này PPE sẽ phải giảm từ 1.200.000 xuống 1.160.000. Nếu em hiểu sai em mong chị chỉ lại giúp em với ạ. Em cảm ơn chị nhiều..
@Tuonthi Жыл бұрын
Đánh giá lần 1, đã ghi giảm từ 1.2m => 1.15 rồi mà. Nên khi đánh giá lần 2, sẽ phải ghi tăng từ 1.15 => 1.16 chứ
@tranthuhuong307 Жыл бұрын
Em cảm ơn chị nhiều ạ.
@phucnguyenhuu98052 жыл бұрын
chị ơi, chị cho em hỏi là ở trong sách của bpp có một phần part exchange, part exchange allowance thì bản chất nó như thế nào vậy ạ chị, đối với VAS thì nó nằm ở chuẩn mực nào vậy chị. Em cảm ơn chị nhiều ạ
@Tuonthi2 жыл бұрын
Hi em, exchange/part exchange ở đây hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp sử dụng PPE của mình để trao đổi lấy 1 tài sản của 1 doanh nghiệp khác. Ví dụ, đổi 1 tầng toà nhà văn phòng của mình để lấy 1 dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp khác. Thì khi đó, bản chất của giao dịch là: em thanh lý toàn bộ/1 phần tài sản của em, và mua tài sản mới về thôi. Giao dịch trao đổi tài sản như này sẽ được quy định tại VAS 3 (TSCĐVH) / VAS 4 (TSCĐHH) em nhé. Nói chung là liên quan đến tài sản nào thì tra chuẩn mực của tài sản đó thôi
@phucnguyenhuu98052 жыл бұрын
@@Tuonthi dạ chị cho em hỏi thêm một cái là theo chuẩn mực IAS số 16 có nói như sau: If an asset’s carrying amount is increased as a result of a revaluation, the increase shall be recognised as Other comprehensive income and accumulated/entered on the liabilities side in Equity under the heading - Revaluation surplus. However, In certain cases, the increase shall be recognised in the profit and loss account to the extent that it reverses a revaluation decrease of the same asset previously recognised in the profit and loss account. nếu mà nói như vậy thì RS và OCI là một tài khoản hả chị. Em cảm ơn chị đã trả lời thắc mắc của em ạ!
@MinhNguyen-ld3tg2 жыл бұрын
@@phucnguyenhuu9805 Theo mình thì RS là 1 tài khoản nằm trong OCI
@nhungocpham1386 Жыл бұрын
chị ơi tại sao sau khi ddanshs giá lại tài sản mình lại ghi giảm toàn bộ khấu hao trước đó ạ?
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, Ad không nhớ đã đề cập đến ở video nào. Nhưng đại loại là theo IAS 16, khi đánh giá lại giá trị PPE (gsu là đánh giá tăng), có 2 cách xử lý: Cách 1. Ghi tăng đồng thời cả Nguyên giá và HMLK lên sao cho Net amount (carrying amount) phản ánh đúng giá trị đã được đánh giá lại. Cách 2. Ghi giảm toàn bộ HMLK => Chỉ điều chỉnh thẳng tăng giá vào Carrying amount thôi. Thường thì cách 2 được sử dụng nhiều hơn., chác do đơn giản hơn.
@giangchau8593 жыл бұрын
Chị ơi, cho em hỏi với ạ. Nếu như giá trị đánh giá lại lần thứ 2 thấp hơn giá trị đánh giá lần lần thứ nhất, nhưng cao hơn giá trị ban đầu ( như trong ví dụ mình thay 900 bằng 1,100 ) thì hạch toán thế nào ạ? Có phải mình sẽ hạch toán Dr RS : 100 Cr Cost PPE : 100 Chị phản hồi em nha. E cảm ơn ạ.
@Tuonthi3 жыл бұрын
Tăng giảm là so giữa từng lần đánh giá với nhau thôi em, k phải so với nguyên giá ban đầu. Bút toán sẽ là: DR. RS:50.000 DR. PPE - Accumulated Depreciation: 50.000 CR. PPE - Cost: 100.000
@trankhanhlinh92943 жыл бұрын
Ad cho em hỏi ad có phải là giảng viên Học viện Tài chính ko ạ? Giọng ad rất giống giọng cô giáo e từng được học và rất thích ạ. Nếu ko phải thì em cũng cảm ơn ad rất nhiều vì những video bổ ích.
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, Ad không phải giảng viên hay giáo viên gì cả. Chỉ là 1 người lông bông muốn làm chút việc có ích cho cộng đồng trong khả năng của mình mà thôi. Cảm ơn em đã quan tâm nhé.
@trankhanhlinh92943 жыл бұрын
@@Tuonthi Dạ vâng cảm ơn ad đã giải đáp chút câu hỏi bên lề của em ❤ Mong ad tiếp tục ra nhiều video hay và bổ ích, em ủng hộ ad nhiệt tình ạ.
@hadung99723 жыл бұрын
Nhìn b khá quen ko biết có phải học cùng lớp kiểm toán k57 k