Ôi, e học ths có học IR, MS, Raman và có đọc thêm sách nước ngoài nên cũng biết thêm cả sắc ký, mà xem video của thầy tổng hợp ngắn gọn kiến thức tốt lắm ạ. Xem những video này respect tác giả rất nhiều, vì kiến thức phải rộng cỡ nào mới mạch lạc, logic như vậy ạ. Mong thầy ra nhiều video chuyên sâu hơn ạ, vì kiến thức từ kênh hình như thế này xem nhớ lâu lắm ạ. E cảm ơn thầy ạ.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thay_tai_hoa_hoc3 ай бұрын
thầy là GS giảng dạy ở nước ngoài bạn ạ
@Chaupha070213 күн бұрын
Em cảm ơn thầy rất nhiều, trước khi dạy những bài như này em đều xem qua video của thầy để hiểu rõ hơn vấn đề để tự tin dạy HS hơn. Chúc thầy nhiều sức khỏe và ra nhiều video hay như này ạ!
@HocHoaTT13 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@phamnghia3824 Жыл бұрын
Em biết thầy qua rất nhiều cuốn sách kinh điển về hóa của thầy. Em cảm ơn thầy nhiều lắm. Vì hồi em học ĐH SP em lại không đươc học chuyên đề này. Bây giờ phải dạy cũng khá khó khăn. Qua video này, tuy chưa sâu nhưng chắc chắn là em có cái nhìn tổng quan và hiểu căn bản về phổ IR, có thể tự tin giảng dạy cho học sinh. Em cảm ơn thầy.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Sẽ có một clip hơi chuyên sâu về phổ hồng ngoại IR, phổ khối MS, và sắc ký khí ghép phổ khối GC-MS, là những loại có đề cập trong chương trình, trong thời gian tới. Bạn chờ xem nhé. Tôi thích phổ, vì thích máy tính và lập trình, từ khi dạy học trò chuẩn bị thi Olympic Hóa học Quốc tế từ những năm cuối thế kỷ trước. Sau đó có dịp làm phân tích hữu cơ với nhiều loại phổ kế trong hơn chục năm nên cũng tích lũy được ít nhiều thực nghiệm, không chỉ thuần lý thuyết như hồi đầu. Chúc luôn vui với Hoá!
@phamnghia3824 Жыл бұрын
@@HocHoaTTDạ, em rất mong sẽ học hỏi được nhiều từ thầy. Em cũng rất trân trọng vì tuy rất nhiều việc nhưng thầy hầu như trả lời từng comment của các bạn.. Em nhớ có lần em mail cho thầy hỏi về một phần mềm hóa học. Đó là năm 2003 khi em đang học năm nhất. Cách đây vừa tròn 20 năm.
@thanhhoathanhhoa1209Ай бұрын
@@HocHoaTTdạ thầy; video về phổ đã có chưa ạ. Tại em tìm trên kênh này mà không thấy. Em mong thầy chia sẻ ạ. Em cảm ơn thầy ❤
@pnhg.nhng0811 күн бұрын
Video của thầy rất hay và bổ ích, em biết đến kênh của thầy qua lời giới thiệu của cô dạy Hóa của em. Em mong kênh của thầy sẽ được biết đến rộng rãi hơn nữa ạ.
@HocHoaTT11 күн бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể được vui với Hoá!
@LưuHuỳnhThanhTrà4 ай бұрын
Bài giảng của thầy rất hay ạ, đi sâu làm rõ bản chất, luôn là cách dạy mà em tìm kiếm. Cảm ơn thầy nhiều ạ, chúc thầy nhiều sức khỏe và luôn nhiệt huyết!
@HocHoaTT4 ай бұрын
Cảm ơn bạn. Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@phamthithuduyen182311 ай бұрын
Thầy giảng hay, rõ, dễ hiểu quá ạ! Em cảm ơn thầy rất nhiều về những bài giảng tuyệt vời và những tâm huyết, cống hiến của thầy cho GD ạ. ❤❤❤
@HocHoaTT11 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thanh2tran Жыл бұрын
Bài giảng hay quá ạ, đặc biệt giọng và kiến thức trình bày của Thầy. Cảm ơn Thầy rất nhiều ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa!
@hochoa247 Жыл бұрын
E cảm ơn Thầy rất nhiều ạ. E chưa được học về phổ trong chương trình ở đại học nên rất lo lắng khi phải dạy bài này, may mắn e được xem video của Thầy rất chi tiết và dễ hiểu. Em rất biết ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@hochoa247 Жыл бұрын
@@HocHoaTT thưa Thầy em có vào link thứ nhất Thầy chia sẻ để tìm phổ IR của diethylamine, nhưng không thấy peak của N-H (3500-3200) cũng không giống của Thầy. Nhờ Thầy hướng dẫn giúp em, Em cảm ơn Thầy.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn không nói cụ thể nên không biết trả lời thế nào. Có lẽ tốt hơn nếu bạn email cho tôi link bạnđã dùng và cũng kèm theo sơ đồ phổ IR bạn đã tải thì may ra mới có câu trả lời phù hợp. Chúc luôn vui với Hóa.
@nguyentai161Ай бұрын
Trân trọng cám ơn kiến thức quý báu cảu thầy đã chia se, thầy đọc tiếng anh rất chuẩn ạ
@HocHoaTTАй бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@minhhoangluong67414 ай бұрын
Xem thầy xong e mới vỡ lẽ về phổ hồng ngoại này, có lần e là bài thấy peak 1300-1000 nên luận chất là HCOOCH3 mà chất đúng là CH3COOH, e vẫn băn khoăn đến tận khi nghe bài giảng này. Mong kiên thức này được phổ cho cấp THPT nhiều hơn.
@HocHoaTT4 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@hienvuong5432 Жыл бұрын
sau mấy ngày xem đi xem lại, đọc thêm sách đã giác ngộ tốt hơn nhiều, cảm ơn thầy nhiều lắm ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy thoải mái hơn. Chúc luôn vui với Hóa!
@thuhuyenmai773517 күн бұрын
Rất cảm ơn Thầy, chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ
@HocHoaTT17 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@maioan878 Жыл бұрын
Bài giảng rất bổ ích. Cám ơn thầy nhiều lắm!
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thunguyen-j5z9u2 ай бұрын
bài giảng của thầy rất hay và dễ hiểu.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để có thêm các bạn khác đến cùng vui với Hoá.
@thuyang630822 күн бұрын
Cảm ơn thầy nhiều ạ
@HocHoaTT22 күн бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@__lod__5022 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy! Bài giảng rất hay và hữu ích ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@maihuong4273 Жыл бұрын
hay quá ạ,mới xem 1 video đầu tiên đã sub cho thầy rồi ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Hy vọng đã giúp ích cho bạn. Hãy share với các bạn khác để cùng vui với Hoá!
@thiquynhtran2388 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy ạ, bài giảng rất bổ ích.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được chút gì. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@minhtoan04 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy. Video rất hữu ích
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@HoangNguyen-ml7gz Жыл бұрын
Cả ngày hôm nay em ngồi xem các video kênh Thầy rất hay ạ ! Em đang học tiến sĩ nước ngoài nhưng nhiều phương pháp đặc trưng tính chất vật liệu em vẫn chưa nắm bắt sâu nguyên lý như XRD hay BET-Isotherm, em rất mong sau này có thể thấy những video dễ hiểu và truyền cảm thế này. Chúc kênh Thầy hiệu quả và thành công ạ!
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với việc bạn đang làm.
@giapgaia4957 Жыл бұрын
Đỉnh z a zai e còn đag loay hoay với hoá hữu cơ 11😢
@hahuynh1277 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy rất rất nhiều ạ.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@tomochannel78811 ай бұрын
Quá tuyệt vời thầy ạ!
@HocHoaTT11 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@NgọcPhạm-i3p Жыл бұрын
Em cảm ơn thầy ạ , thầy giảng dễ hiểu quá ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thanhhoathanhhoa1209 Жыл бұрын
cảm ơn thầy! video hay quá ạ!
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@nhun._.304 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy vì bài giảng rất chất lượng ạ (sẽ tuyệt vời hơn nếu thầy có thể chỉnh cho âm lượng to thêm chút nữa ạ)🥰🥰🥰
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được bạn. Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!
@hoanglich9477 Жыл бұрын
Dạ thầy ơi cho e hỏi ở phút 24:00 làm sao mình phân biệt được chất đó là ester hay ketone ạ? Vì nếu phổ này ra dưới dạng câu trắc nghiệm vừa có đáp án ester vừa có đáp an ketone thì mình dựa vào peak nào để phân biệt ester và ketone ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Dùng mắt thường để đọc phổ IR khó có thể xác định được mọi thứ, nên bạn không lo những câu hỏi khó khăn hoặc đánh đố về đọc các peak trong phổ, trừ khi đó là đề bài của một người mới học qua loa về phổ theo sách vở hoặc trên mạng, nghĩa là chẳng biết gì trước đó. Trong thực tế, làm việc với phổ đều tiến hành trên máy, với phần mềm giúp xác định hầu như toàn bộ, như tôi trình bày qua ví dụ chớp nhoáng trong video. Người sử dụng (chuyên viên Hóa phân tích) phải biết sử dụng và điều chỉnh các tham số thí nghiệm để biết được điều mình cần biết. Bạn đang đọc câu trả lời này từ một người không chỉ dạy Hóa học, mà còn là chuyên viên phân tích Hóa Hữu cơ suốt gần 15 năm làm việc với phổ đủ loại (IR, MS, GC-MS, GC-ECD...) Tất nhiên có thể phân biệt được ester và ketone chứ, nhưng phải có hình ảnh kèm theo. Đó là một trong những nội dung treo, sẽ được trình bày trong một video khác, sâu hơn về phổ, nếu có thời gian. Chúc luôn vui với Hóa!
@hoanglich9477 Жыл бұрын
@@HocHoaTT dạ e cảm ơn thầy nhiều ạ
@votiendung3586 Жыл бұрын
Thầy dạy hay quá ạ >
@HocHoaTT Жыл бұрын
Hy vọng đã giúp ích cho bạn. Hãy share với các bạn khác để cùng vui với Hoá!
@tudoanh9337 Жыл бұрын
Cám ơn Thầy nhiều ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Hy vọng đã giúp ích cho bạn. Hãy share với các bạn khác để cùng vui với Hoá!
@angngochan3094Ай бұрын
Thầy ơi cho e hỏi là tại sao mặc dù cùng có liên kết 3 nhưng alkyne lại không bền như N2 vậy?
@HocHoaTTАй бұрын
Không thể trả lời đủ ở đây, chỉ vắn tắt thế này: Nitrogen độ âm điện lớn hơn, kích thước nhỏ hơn, nên xen phủ nhiều hơn làm cho liên kết N≡N bền hơn so với C≡C. Thực nghiệm cho thấy độ dài liên kết N≡N và C≡C lần lượt bằng 110 pm và 120 pm, với năng lượng phân li liên kết (DBE) lần lượt bằng 945 kJ/mol và 839 kJ/mol (cho CH≡CH). Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
@quoccuongnguyen7740 Жыл бұрын
Thưa Thầy, em muốn nghiên cứu tìm hiểu thêm về phổ NMR, mong Thầy trả lời giúp nếu muốn tự vẽ phổ MNR thì mình lấy nguồn data để vẽ phổ từ trang nào uy tín và vẽ bằng phần mềm nào ạ. Em cảm ơn Thầy.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Không hiểu ý bạn lắm. Tại sao bạn phải tự vẽ? Không ai tự vẽ giản đồ phổ cả vì nó là kết quả của máy phân tích. Bạn có thể tải về giản đồ phổ IR, FTIR, MS, GC-MS, NMR, Raman,... rồi đọc để phân tích phổ nếu không có phần mềm tương ứng. Còn với các chuyên viên trong lãnh vực hóa phân tích, trước hết đọc kết quả do máy cung cấp, sau đó mới dùng kiến thức và tư duy chuyên ngành để điều chỉnh những gì máy nhầm lẫn (như peak che khuất, peak trùng nhau, peak ẩn, ...). Chúc luôn vui với Hóa!
@quoccuongnguyen7740 Жыл бұрын
@@HocHoaTT dạ thưa Thầy trong tự vẽ để có hình ảnh phổ sắc nét phục vụ việc ra bài tập, nếu cắt các phổ từ các sách khi in dễ bị vỡ ảnh đó ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Giờ mới hiểu ý bạn. Sau này bạn nên ghi cụ thể ý định của mình để dễ trả lời hơn. Bạn có thể tải: 1. Phổ các loại từ sdbs.db.aist.go.jp/sdbs/cgi-bin/display_frame_disp.cgi và save dưới dạng .gif. Sau đó bạn convert thành .svg thì phóng lớn không bị vỡ hình. 2. Phổ các loại từ SpectraBase (spectrabase.com) và save dưới dạng .png. Dạng này dùng trong in ấn cũng đủ tốt rồi. Nếu bạn muốn tốt hơn, thì cũng convert qua .svg như đã nêu trên. Bạn nhớ trích dẫn nguồn nếu sử dụng từ các nơi nêu trên. Chúc luôn vui với Hóa!
@quoccuongnguyen7740 Жыл бұрын
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn Thầy ạ ❤️
@NhuQuynhNguyen-ol2hj Жыл бұрын
Thầy ơi! Ở video em có những chỗ chưa hiểu ạ, thầy giải thích giúp em ạ! 1) Ở giây 23:30 đây là Ester vì có vùng C- O. Nhưng sau giây này cũng tương tự như vậy và cũng có C-O nhưng lại không phải Ester là sao ạ thầy, mà cả hai đều nằm trong vùng dấu vân tay, và cũng chưa cho biết sẵn chất để xác định, mà sao 1 cái là ester và 1 cái là ketone ạ 2) Ở giây 14:48 như vậy carboxylic acid là có nhóm O-H hoặc C- O trong phân tử ạ thầy, em chưa rõ ạ. 3) Ngoài phương pháp xác định phổ hồng ngoại như trên, nếu như các đề thi,.. cho phổ hồng ngoại 1 dạng khác thì có cách xác định bất kì không ạ thầy!
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn nên xem và nghe kỹ hơn các nội dung được trình bày trong bài giảng. Tốt nhất là tập trung xem toàn bộ video bài giảng, không nên chỉ căn cứ vào một phần thu hẹp nào đó. Phần luyện tập ở cuối mỗi bài giảng thường có những nhận xét minh họa cho những ý trình bày trong phần lý thuyết. Trước hết, ý của tôi là nhắc các bạn nào học sách Chân Trời Sáng Tạo cần để ý là không hiểu sao các tác giả lại cho số sóng của liên kết đơn C-O nằm trong vùng dấu vân tay, là vùng không ai dùng cả. Số sóng < 1500 (vùng dấu vân tay) chỉ dùng cho thư viện có trong các phần mềm phân tích phổ IR mà tôi đã minh họa trong bài giảng. Peak của liên kết đơn C-O trùng lặp với peak của nhiều liên kết đơn khác, vì thế có liên kết đơn C-O thì có peak trong vùng 1300-1000, đảo lại có peak trong vùng này không chắc đã là peak của C-O, mà có thể là C-C và một số liên kết đơn khác. Tóm lại, tôi cho ví dụ ester và ketone chỉ là để minh họa hai ý: (1) cho số sóng của liên kết đơn C-O là thiếu cẩn trọng vì peak này không có giá trị xác định gì cả, (2) dùng phổ của ester và ketone để chứng minh sự vô nghĩa của việc dạy peak này trong sách giáo khoa CTST khi ester có liên kết đơn C-O, ketone không có, nhưng peak của liên đơn C-O nêu ra chẳng có ích gì. Vậy, làm thế nào dùng phổ IR để phân biệt ester và ketone? Điều này sẽ được trình bày trong phần đọc thêm của một bài giảng khác sau này, nếu tôi có thời gian. Với carboxylic acid, video đã nêu rõ là bạn nhìn vào peak C=O (không phải C-O nhé) và peak O-H acid sát bên trái vạch 3000 với peak rộng đặc trưng song thường bị peak H-Csp³ che khuất. Nhân đây cần lưu ý các bạn một lần nữa khi đọc phổ IR là chúng ta chú ý đếc các vùng quan trọng như tôi đã hướng dẫn, sẽ nhận ra các nhóm chức nhanh hơn là học thuộc lòng bảng tóm tắt các peak theo thói quen học thuộc lòng mọi thứ. Câu hỏi chót của bạn viết không rõ ý nên không biết để trả lời. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj11 ай бұрын
@@HocHoaTT Thầy ơi! Thầy chỉ em phần trong email em gửi thầy ạ, em thấy có mấy phổ khác lạ quá thầy!
@rowan5372 Жыл бұрын
Thầy ơi cho em hỏi nhóm chức ở 13:08 là gì vậy ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn xem ở đây: tinyurl.com/P-E-Glycol Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj11 ай бұрын
Thầy ơi! +) Ở phút 30:25; hay ở các dạng bài tập khác nếu cho chất hữu cơ dưới dạng CxHyOz kiểu như vậy thì mình phải viết CTCT của chất đó ra để xác định nhóm chức ạ thầy. +) Thầy ơi, còn về phần mở rộng peak N-H và pick C-H thầy có ví dụ không ạ, em muốn tham khảo về dạng bài này ạ và thầy ơi, chất hữu cơ nào cũng có liên kết C-H, sao đọc phổ không đọc những vùng C-H mà thầy đề cập mở rộng ạ thầy +) Thầy ơi, alcohol với phenol là giống nhau ạ thầy đều có nhóm chức O-H ạ
@HocHoaTT11 ай бұрын
(1) Thường người ta sẽ dùng phản ứng hóa học để xác định nhóm chức trong trường hợp hơi phức tạp, vì 2 lý do: a) phổ IR chỉ ở mức giới thiệu cho học sinh [tôi nghĩ chính các thầy cô cũng ít có cơ hội làm việc với phổ, trừ những thầy cô dạy học sinh chuẩn bị thi Olympic Hóa học Quốc tế, IChO, xem thêm b)]. Tôi có xem một số video "tập huấn" cho các thầy cô về phổ và nghĩ là các vị đứng ra tập huấn hình như ... b) trong thực tế, để xác định nhóm chức, ít nhất cần có thêm phổ NMR. Vì thế mà các bài thi có liên quan đến nhóm chức trong các kỳ thi IChO dùng NMR khá nhiều. Tóm lại, bạn đừng lo lắng quá. (2) Vì bạn hỏi nên hôm nay tôi xem lại video trên KZbin thì phát hiện phần bài tập bị mất audio nhiều chỗ (mất tiếng, chỉ còn hình). Vì thế tôi sẽ làm lại video này khi có thời gian và thêm các nội dung bạn đề nghị. (3) Giống ở chỗ có nhóm -O-H, những khác ở chỗ alcohol thì -OH gắn vào Csp³ còn phenol thì -OH gắn vào nhân benzen (Csp²) nên -OH phenol có tính acid yếu, còn alcohol thì không. Phổ IR của chúng cũng có số sóng khác nhau. Chúc luôn vui với Hóa.
@tamdatnhai732 Жыл бұрын
thầy ơi e muốn hỏi ví dụ 3 của thầy ạ. sau khi tìm ra liên kết C=O dựa vào số sóng 1720. e thấy có 1 peak là 2720 và 2820 cũng nằm trong khoảng 2500-3300 của liên kết OH của acid. e chưa rõ chỗ này lậm.thầy có thể giải thích giúp e dc ko ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Ví dụ 3 là giản đồ phổ IR của hexanoic acid CH₃-(CH₂)₄-COOH. Như đã giải thích trong video, peak rộng của O-H bị che khuất bởi các peak hẹp, nhọn của C-H. Peak hẹp và nhọn không đặc trưng cho nhóm OH (trừ khi cố ý chọn phổ IR của chất lỏng nhưng tiến hành ở pha khí như trong một bài trong sách bài tập của một bộ sách giáo khoa đang lưu hành). Chúc luôn vui với Hóa!
@sonnguyenphuonghoai9341 Жыл бұрын
Xin thầy có thể cho biết trang nào có thể lấy được phổ IR, làm sao có thể xác định chính xác giá trị số sóng trên một peak, mong thầy và cảm ơn.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn đến đây: 1. NIST Web book (webbook.nist.gov/chemistry/ ) của Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ, hoặc 2. Viện Quốc gia Khoa Học và Công nghệ Kỹ thuật Cao của Nhật Bản (sdbs.db.aist.go.jp/sdbs/cgi-bin/cre_index.cgi ) Ở trang của NIST bạn có option để xem/tải về phổ IR trên giấy đồ thị (graph paper) với các ô nhỏ để thấy ngay peak ở số sóng nào mà không cần kẻ vạch thẳng đứng. Trang của Nhật thì bên cạnh giản đồ phổ luôn có sẵn bản liệt kê số sóng và % độ truyền qua của các peak chính trên phổ. Còn với chúng tôi, những người làm phân tích, thì phần mềm đi kèm giúp tự động xác định số sóng của các peak tùy thuộc % độ truyền qua tự quy định khi phân tích như các bạn có thể thấy trong video. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@sonnguyenphuonghoai9341 Жыл бұрын
Em cảm ơn thầy nhiều
@trangtran-zh1nt Жыл бұрын
Dạ, Thầy ơi cho em hỏi sau khi mình truy cập các địa chỉ trên thì mình làm các bước như thế nào để có thể tải được hình ảnh phổ của chất về được ạ, em bị mông lung ạ, mong thầy và em cám ơn về các bài học của Thầy ạ. @@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
1. Trang NIST Web Book: bạn click vào phần "Search" ở menu chính, rồi gõ Tên (Name) hoặc Công thức (Formula) của chất muốn tìm. Không nên chọn những option khsc khi bạn chưa quen. Sau khi chuyển đến trang tương ứng của chất muốn tìm, bạn có thể chọn thông tin về loại phổ bạn quan tâm. Riêng phổ IR bạn nên chọn vài loại giản đồ khác nhau để tìm dạng tốt nhất, tránh việc chọn giản đồ phổ không thích hợp như đã xảy ra với các bạn viết sách Chân Trời Sáng Tạo đã chọn nhầm. 2. Trang Spectral Database for Organic Compounds, SDBS của aist.go.jp: trước hết bạn click đồng ý ở dòng "I agree the disclaimer and use SDBS." Sau đó chuyển đến tìm kếm, bạn có thể gõ vào Tên hợp chất (Compound Name), hoặc dùng Công thức Phân tử (Molecular Forrmula). Những lựa chọn khác không cần lắm. Tiếp đến, bạn click "Search" (ô đầu tiên, dòng cuối) sẽ được kết quả. Lúc ấy bạn chọn phổ MS hoặc IR của chất đang tìm. Trang NIST Web Book có đủ mọi thông tin cần thiết về chất bạn tìm, những giản đồ phổ khá nhiều và đâm ra khó chọn. Nếu bạn không rành lắm thì có thể gặp khó khăn (ví dụ sách Chân Trời Sáng Tạo nêu trên). Trang SDBS thì chỉ có thông tin về phổ nên dễ tìm và các peak được liệt kê rất rõ ràng. Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@trangtran-zh1nt Жыл бұрын
@@HocHoaTT Dạ em cám ơn Thầy nhiều ạ.
@A-NguyenBachKhanhVi15 күн бұрын
thầy ơi cho em hỏi tại sao phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm ạ ?
@HocHoaTT15 күн бұрын
Câu trả lời có thể rất dài, song nguyên tắc là bạn chỉ cafn trả lời câu hỏi "Vì sao phản ứng xảy ra được?" ắt sẽ có câu trả lời cho chính mình. Các gợi ý là: (1) Liên kết hóa học trong chất hữu cơ, liên kết cộng hóa trị, nói chung bền hơn so với chất vô cơ, thường là liên kết ion. Ví dụ NaCl khi hòa tan trong nước lập tức phân li cho Na⁺ và Cl⁻ để sẵn sàng phản ứng, còn ethanol tan trong nước chẳ có liên kết nào trong phân tử bị cắt đứt cả... Các giá trị năng lượng hoạt hóa Ea và biên thiên năng lượng tự do ΔG dễ làm sáng tỏ điều này. (2) Phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường qua nhiều giai đoạn, nhiều hướng, nên cũng làm cho nó xảy ra chậm chạp hơn (3) Phân tử các hợp chất hữu cơ có thể cồng kềnh, daxn đến chướng ngại lập thể ⇒ phản ứng khó khăn hơn. (4) .... (hẹn lại một bài viết chi tiết hưn trên blog sau này) Chúc luôn vui với Hóa.
@tamdatnhai732 Жыл бұрын
thầy ơi làm sao mình xác đinh được vân phổ rộng hay hẹp ạ. e cảm ơn thầy ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
IR peaks rộng (broad) hay hẹp (narrow) phụ thuộc vào nhiều yếu tố do cấu tạo phân tử hoặc độ tinh khiết của mẫu chứ không phải vì khoảng số sóng. Từ đó, chỉ có thể trả lời cho từng câu hỏi cụ thể chứ khó đưa ra một quy tắc chung. Bạn viết "Ví dụ số sóng OH trong alcohol là 3500-3200 chênh lệch nhau 300 nên vân của nó rộng đúng ko ạ". Đối với peak rộng của nhóm OH, người ta giải thích là do (1) liên kết OH kém bền, và (2) có khả năng tạo liên kết hydrogen. Phổ (dù là IR, MS hay GC-MS,...) là công cụ phân tích thực nghiệm nên các kết quả thu được phụ thuộc rất nhiều yếu tố, không đơn giản như giải một phương trình toán học hoặc điền vào một công thức cho sẵn. Vả lại, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về phổ thì cần bỏ nhiều thời gian cho phần Hóa học Phân tích, trong đó lý thuyết vật lý nền là rất quan trọng. Trong một video ngắn cho các bạn lớp 11 thì chỉ nói được chút ít cơ bản mà thôi. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@tamdatnhai732 Жыл бұрын
@@HocHoaTT vâng e cảm ơn thầy nhiều ạ
@anlequoc7816 Жыл бұрын
Thầy ơi cho em xin phần mềm vẽ phổ thầy dùng với ạ!
@HocHoaTT Жыл бұрын
Như đã trả lời các bạn khác, rất tiếc là không thể. Chúc luôn vui với Hóa.
@anlequoc7816 Жыл бұрын
@@HocHoaTT Vâng. Em cảm ơn thầy ạ!
@CT-nh1im Жыл бұрын
Thầy cho e xin cái đồng hồ đếm ngược nhảy số đó được không ạ, xin cảm ơn thầy nhiều
@HocHoaTT Жыл бұрын
Cám ơn bạn đã quan tâm. Bạn đọc ở đây bit.ly/3m4oxYy
@duyphuong4434 Жыл бұрын
Thầy ơi cho em hỏi với số sóng 2983 cm-1 thì có phải của C-H(aldehyde) không ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Thật khó trả lời vì phổ IR là phương pháp phân tích thực nghiệm, phụ thuộc vào rất nhiều tham số như thực hiện ở pha khí hay lỏng, pha lỏng thì trong dung môi nào... Vì thế nên trong hướng dẫn cách đọc, thường ta chỉ xét "khoảng số sóng" chứ không khẳng định được một số sóng nhất định. Với C-H aldehyde, trong video tôi dùng số liệu của sách giáo khoa cho các bạn đỡ "mệt". Thật ra C-H aldehyde có 2 peaks như đã trình bày: một peak có số sóng khoảng 2800-2700 cm⁻¹ do dao động giãn đối xứng, và một peak khác ở khoảng 2900-2800 cm⁻¹ do giãn phản đối xứng (hoặc phi đối xứng theo một số tài liệu). Peak tại số sóng 2983 cm⁻¹, trên lý thuyết, là của C(sp³)-H, ví dụ như nhóm -CH₃ chẳng hạn, nếu là peak hẹp, nhọn. Cũng như đã nêu trong video, các peak C-H này sẽ che khuất peak O-H acid (khoảng 3500-2500 cm⁻¹), hoặc một cách hình tượng hơn, các peak C-H nhọn "đâm ra" từ peak rộng của O-H acid. Vậy peak 2983 bạn đề cập có thể coi như peak 2900-2800 "trượt" một chút không? Bạn chỉ cần xem: (1) phải có peak C=O; (2) phải có peak nhọn, yếu-mạnh trung bình 2800-2700. Chỉ khi ấy mới có thể "nghĩ" đến aldehyde. Tuy nhiên, phải nhìn giản đồ phổ thì mới có thể quyết định được (do có thể chọn sai phổ, có thể có peak che khuất không để ý...). Nếu có thể, tôi sẽ minh họa thêm vấn đề này trong một video riêng về mỗi loại phổ sau này, vì giải thích mà không có hình ảnh gì thì cũng hơi khó hình dung. Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@duyphuong4434 Жыл бұрын
em cám ơn thầy nhiều ạ! chúc thầy luôn nhiều sức khỏe ạ@@HocHoaTT
@sonnguyenphuonghoai9341 Жыл бұрын
Cám ơn thầy nhiều
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được chút gì. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@KhôiTrần-u1eАй бұрын
Thầy ơi cho em hỏi là sao nhìn mà biết là nó bị che khuất ạ
@HocHoaTTАй бұрын
Do ...luyện tập, dần dà sẽ có kinh nghiệm thôi. Chủ yếu là quan sát đường nét phải có của peak theo lý thuyết và so sánh với peak thực nghiệm. Tôi có kinh nghiệm là do thực sự làm việc hằng ngày với phổ trong cả chục năm nên "dễ" hình dung hơn các bạn chút ít. Chúc luôn vui với Hóa.
@PosterRich10 ай бұрын
Thầy ơi, em muốn xin thông tin liên hệ để mua tài liệu bổ ích của Thầy? Mong Thầy trả lời sớm!
@HocHoaTT10 ай бұрын
Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy Chúc luôn vui với Hóa.
@thuhanguyenthi9651 Жыл бұрын
E cám ơn Thầy rất nhiều ạ. E chưa được học về phổ lúc đại học nên rất lo lắng khi phải dạy bài này, may mắn e được xem video của Thầy rất chi tiết và dễ hiểu. Thầy ơi trong video từ phút thứ 12:49, Thầy dùng phần mềm hay trang web nào để xem được phổ của các chất ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì giúp được bạn. Trong video, tôi dùng phần mềm đọc phổ hồng ngoại ghi trực tiếp từ máy đo phổ hồng ngoại trong phòng thí nghiệm. Nó sẽ tự động tìm kiếm trong thư viện của máy để xác định chất phân tích có thể là chất nào. Đây là một trong các phần mềm tôi sử dụng trong phòng thí nghiệm này để phân tích các mẫu nước uống xem có những hợp chất hữu cơ độc hại không, với các thiết bị Hoá Phân tích tương đối hiện đại nhất trong gần 15 năm. Nếu chỉ cần xem phổ hồng ngoại mà không dùng phần mềm phân tích thì trên mạng có rất nhiều chỗ bạn có thể xem hoặc tải về, ví dụ như tại 1. NIST Web book (webbook.nist.gov/chemistry/ ) của Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ, hoặc 2. Viện Quốc gia Khoa Học và Công nghệ Kỹ thuật Cao của Nhật Bản (sdbs.db.aist.go.jp/sdbs/cgi-bin/cre_index.cgi ) Đây cũng là 2 nơi tôi đã dùng các phổ IR và MS cho các phần minh hoạ. Chúc luôn vui với Hoá!
@thuhanguyenthi9651 Жыл бұрын
Dạ Thầy ơi 2 đường link trên e bấm vào đều báo lỗi 404 error not found. Thầy kiểm tra lại giúp e với ạ?@@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
Do máy tự động chèn thêm một ký tự. Đã sửa lại. 1. Ở trang NIST Web Book, trong phần Search Option, bạn có thể search theo công thức phân tử (Formula), hoặc theo tên (Name) tiếng Anh theo danh pháp IUPAC. Khi tifm thấy, trang đó sẽ có đủ mọi thông tin cần thiết (mô hình 2D, 3D, đủ các loại phổ, các tham số nhiệt hóa học và nhiệt động học, tính chất vật lí, ...) 2. Ở trang SDBS, bạn click đồng ý ở dòng [I agree the díclaimer and use SDBS], rồi sau đó tìm ở trang xuất hiện kế tiếp. Bạn cũng cung có thể tìm theo Formula hoặc Name, và chỉ có các thông tin về phổ mà thôi. Chúc thành công.
@thuhanguyenthi9651 Жыл бұрын
@@HocHoaTT Thật tuyệt vời Thầy ơi, trang SDBS em đã tìm được phổ của chất theo Name, còn trang thứ 1 để em tìm hiểu thêm. Em cám ơn Thầy nhiều lắm ạ. Cứ trông ngóng để được xem các bài giảng của Thầy :)
@HocHoaTT Жыл бұрын
Thật tốt khi bạn đã xem được. Chúc luôn vui với Hóa!
@tvtsp2138 Жыл бұрын
thầy cho e xin tên của phần mềm xạc định phổ được không ạ em cảm ơn
@HocHoaTT Жыл бұрын
Phần mềm đi kèm khối phổ kế, dùng trong lab. Chúc luôn vui với Hóa!
@TriNguyen-wr9vf Жыл бұрын
Thầy ơi, em có thắc mắc, cái phổ IR này có thể xác định số nhóm chức ko thầy -Câu hỏi nữa là ở vùng dấu vân tay, dù độ truyền qua có thay đổi thì sao vẫn không xác định rõ đó là C-O, nguyên nhân vì sao ạ hoặc hỏi đúng hơn thì là tại sao vùng dấu tay lại có độ uy tín thấp vậy ạ - ngoài xác định nhóm chức thì phổ IR này có thể giúp mình xác định thêm được gì ko thầy - câu hỏi cuối, phổ IR có bản mở rộng hơn không thầy
@HocHoaTT Жыл бұрын
Tất cả những điều bạn hỏi sẽ được nói kỹ hơn khi có thời gian để làm thêm các video về phổ IR, MS và cả NMR cho học sinh chuyên hoặc các bạn học đại học cần tham khảo. Ở đây chỉ nói vắn tắt: 1. Xác định số nhóm chức dùng phổ IR: có thể, dựa trên cường độ của peak. Nhưng thường sử dịng phổ H-NMR, hoặc MS, hoặc phản ứng hóa học. Bạn có thể xem trước một ví dụ về xác định cấu tạo hợp chất hữu cơ dùng phổ IR kết hợp với MS trong clip về phổ MS ở đây: kzbin.info/www/bejne/d3anendopNCBfrc 2. Trong vùng dấu vân tay, như đã nêu trong clip, các phần mềm sử dụng vùng này như là dấu vân tay để so sánh một mẫu phân tích với cơ sơ dữ liệu gồm lượng cực lớn các mẫu đã biết trong thư viện phổ IR thương mại, để xác định khả năng tương thích là bao nhiêu (%). Không ai dùng mắt thường cho vùng này vì các peak trùng nhau. Ví dụ peak C-O (số sóng 1300-1100 cm⁻¹) có thể trùng với peak C-C (~ 1200 cm⁻¹), hoặc peak C-N (~ 1200 cm⁻¹) nên không thể khẳng định được. Tôi đã thực sự làm việc gần 15 năm trong lĩnh vực phân tích, sử dụng phổ IR (chính xác là FTIR), phổ khối (chính xác là GC-MS: máy sắc ký ghép khối phổ) và cả GC-ECD nữa, để tìm các hợp chất hữu cơ có hại có thể có trong nước uống gần như mỗi ngày trong suốt thời gian ấy. Phần mềm sử dụng trong clip chính là phần mềm dùng đọc số liệu từ máy đo phổ hồng ngoại của mẫu phân tích, rồi so sánh với thư viện các mẫu IR có sẵn, như đã minh họa. Như vậy, dùng dấu vân tay có độ tin cậy thấp nếu dùng mắt thường, nhưng lại rất chính xác (vì thế mà gọi là dấu vân tay) khi dùng phần mềm để so sách với kho số liệu của thư viện phổ. Cũng tựa như dấu vân tay, đâu có ai nhìn bản in dấu vân tay mà biết được đó là của ai, nhưng lại rất chính xác khi so sánh với thư viện hoặc ngân hàng dữ liệu dấu vân tay của cơ quan chức năng, chẳng hạn. 3. Nhều lắm, không tiện ghi ở đây. 4. Không hiểu ý bạn: "bản mở rộng hơn" là sao? Chúc luôn vui với Hóa!
@TriNguyen-wr9vf Жыл бұрын
@@HocHoaTT thưa thầy, ý câu hỏi số bốn ấy là em ko có thấy thầy đề cập đến liên kết giữa C và các halogen hay liệu có thể phân biệt được phenol với alcohol hay ko ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Những nội dung chi tiết hơn sẽ được trình bày trong clip đã dự định nêu trên. Vắn tắt như sau: 1. Peak OH của phenol có transmittance % khác với alkanol. Phenol có vòng benzene, với các liên kết đôi C=C xuất hiện ở khoảng 1600-1500 cm⁻¹. Nhiệm vụ phân biệt đâu là phenol, đâu là alcohol không dành cho chương trình phổ thông. 2. Liên kết C-Cℓ nằm trong vùng dấu vân tay (600-800 cm⁻¹) nên, một lần nữa, là nhiệm vụ của phần mềm. Trong thực tế, người ta xác định dẫn xuất halogen, ví dụ dẫn xuất chlorine, bằng phổ khối MS do Cℓ tồn tại với 2 đồng vị 35 và 37 với tỉ lệ xấp xỉ 3:1 nên sẽ xuất hiện các peak cặp đôi [m/z] và [(m/z) + 2] theo tỉ lệ 3:1 rất dễ phát hiện. Hy vọng đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn. Bạn đợi xem trong clip sẽ được minh họa cụ thể, thay vì chỉ dùng từ ở đây. Chúc luôn vui với Hóa.
@thuthaongo9780 Жыл бұрын
Thưa thầy em thấy pick OH của acid khá rộng, tại sao SGK chỉ ghi từ 2500 đến 3000 ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
_Hình dạng_ của peak khác với _trị số_ của peak (không phải _pick_ đâu nhé),. _Trị số_ của một peak là số sóng tại nơi mà độ truyền qua nhỏ nhất (nghĩa là bị hấp thụ mạnh nhất). Peak của liên kết O-H có _hình dạng_ khá rộng (bầu), nhưng _trị số_ của nó là ở đỉnh của peak. Đỉnh này có thể xuất hiện trong một khoảng số sóng nào đó, nhưng hình dạng thì không thể xác định sẽ nằm trong khoảng số sóng nào. Nếu chưa hình dung được thì bạn có thể tạm hình dung với chữ V: cả chữ V là hình dạng của peak, đáy chữ V là trị số của peak. Bạn có thể viết chữ V hẹp hay rộng, nhưng vẫn chỉ có một đáy nhọn mà thôi. Đáy nhọn này xuất hiện trong khoảng a-b nào đó, còn hai đỉnh trên của chữ V muốn rộng hẹp không quan trọng, tùy người viết (tương tự như tùy cấu tạo chất trong thí nghiệm vậy thôi) Khi nói "khoảng" số sóng cũng cần hiểu là không có ranh giới chắc chắn. Đó là bản chất của khoa học thực nghiệm, luôn có những biến số (phụ thuộc cấu tạo phân tử), cũng như một sai số nhất định. Tiếc là chương trình khoa học cấp phổ thông ở Việt Nam không nhấn mạnh khái niệm này, cũng như không ghép quy tắc tính số-có-nghĩa vào các phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia) trong các bộ môn khoa học thực nghiệm. Biết thế nào được khi người có trách nhiệm vẫn coi cộng, trừ, nhân, chia trong hóa học lại y hệt như cộng, trừ, nhân, chia trong toán học. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
@thuthaongo9780 Жыл бұрын
Dạ em cảm ơn thầy rất rất nhiều ạ@@HocHoaTT
@hothihoa9466 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy vì clip rất bổ ích. Thầy có thể cho e xin tên app hoặc trang web có thể tra phổ IR của các chất được k ah?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn đến đây: 1. NIST Web book (webbook.nist.gov/chemistry/ ) của Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Hoa Kỳ, hoặc 2. Viện Quốc gia Khoa Học và Công nghệ Kỹ thuật Cao của Nhật Bản (sdbs.db.aist.go.jp/sdbs/cgi-bin/cre_index.cgi ) Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@hothihoa9466 Жыл бұрын
@@HocHoaTT dạ e cảm ơn thầy ah.
@hienvuong5432 Жыл бұрын
omg, em quay cuồng, trong mơ hồ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Đơn giản thế này nhé: 1. Kẻ 2 vạch 1500 và 3000. Bên phải vạch 1500: không nhìn! 2. Ở khoảng 1700 có peak nhọn, dài ⇒ có C=O (lập tức liếc qua sát bên phải vạch 3000, phía trên, nếu có 2 vạch nhỏ gần nhau ⇒ anldehyde -CHO, nếu không thì không phải aldehyde) 3. Vẫn nhìn sát bên phải vạch 3000, có peak rộng rộng ⇒ có OH acid (kết hợp với C=O ở 1700 nêu trên thành nhóm -COOH acid) 4. Nhìn sát bên trái vạch 3000, có peak rộng rộng ⇒ có OH alcohol. Hết. Hy vọng bạn đỡ được chút nào... Chúc luôn vui với Hoá!
@hienvuong5432 Жыл бұрын
em cảm ơn thầy nhiều ạ@@HocHoaTT
@thunguyen4086 Жыл бұрын
cho e hỏi thầy vẽ bằng phần mềm gì vậy ạ ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Không rõ bạn hỏi tôi vẽ cái gì vì có nhiều thứ quá...
@thunguyen4086 Жыл бұрын
dạ phần mềm thầy vẽ trong video tại phút 12:46 @@HocHoaTT
@HocHoaTT Жыл бұрын
Phần mềm phân tích khối phổ kế, khác nhau tùy theo loại máy, mà tôi thường sử dụng qua lại ít nhất 3 máy khác nhau.
@thuthao7276 Жыл бұрын
Cảm ơn thầy nhiều lắm Thầy ơi ra video Phổ MS nha thầy?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Theo yêu cầu của chương trình thì phổ MS được đề cập rất sơ lược so với phổ IR, có lẽ do các yếu tố chủ quan. Dù sao, phổ MS cũng sẽ được đề cập đến một cách vừa đủ để sử dụng theo yêu cầu của chương trình, trong video sắp tới. Bạn chờ xem nhé. Chúc luôn vui với Hóa!
@thuthao7276 Жыл бұрын
💌@@HocHoaTT
@tuantrieu7809 Жыл бұрын
em cảm ơn Thầy rất nhiều ạ. Thầy Phải Thầy Nguyễn Trọng Thọ không ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Bạn xem ở đây: tinyurl.com/hochoatt-tacgia Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@hoahocgiaovien1151 Жыл бұрын
Hay quá thầy ơi. Em có thể xin fb cá nhân thầy đươc k ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Tôi ít trao đổi trên FB. Nếu cần, bạn có thể trao đổi mọi thứ ở đây, hoặc nếu thấy không tiện thì email cho tôi tại: hochoatt@gmail.com Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!