Vui vì giúp được chút gì. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@thihongnguyen8044 Жыл бұрын
Thầy xem giúp em câu này ạ! Phát biểu nào sau đây là đúng về xúc tác? A. Xúc tác làm tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng. B. Khối lượng xúc tác không thay đổi sau phản ứng. C. Xúc tác không tương tác với các chất trong quá trình phản ứng. D. Xúc tác kết hợp với sản phẩm phản ứng tạo thành hợp chất bền. Cả A, B, C đều đúng mà sao đáp án là B vậy thầy
@HocHoaTT Жыл бұрын
Lý thuyết, lý thuyết, lý thuyết..., giáo khoa, giáo khoa, giáo khoa... TRƯỚC ĐÃ. Đó là câu trả lời cho mọi câu hỏi. Nếu giáo khoa không chắc, lý thuyết không vững, thì ngay cả những điều đơn giản cũng sẽ trở nên rối bời, phức tạp. Thật vậy: A. Sai vì _chất xúc tác làm GIẢM năng lượng hoạt hoá của phản ứng như trình bày ở đây: kzbin.info/www/bejne/aZOtn6WupJx0aZY và ở đây: kzbin.info/www/bejne/l4HXdWSampulgJI B. ĐÚNG, như đã trình bày ở đây: kzbin.info/www/bejne/aZOtn6WupJx0aZY và ở đây: kzbin.info/www/bejne/l4HXdWSampulgJI C. Sai vì _chất xúc tác CÓ TƯƠNG TÁC với các chất_ như nêu rõ ở đây: kzbin.info/www/bejne/aZOtn6WupJx0aZY và ở đây: kzbin.info/www/bejne/l4HXdWSampulgJI Hy vọng đã giải đáp thắc mắc của bạn. Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy, nhưng chưa biết hỏi ai. Chúc luôn vui với Hoá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj Жыл бұрын
Thầy ơi! Để xấc định một chất có thể chỉ oxi hóa, chỉ khử hoặc vừa oxi hóa vừa khử bằng cách nào ạ thầy. Mục tiêu ở đây là em chưa biết xác định như nào để biết chất đó đã ở trạng thái oxi hóa cao nhất hay oxi hóa thấp nhất hay là số oxi hóa trung gian. Có phải làm theo orbital không ạ thầy, thầy chỉ em ạ! Ví dụ như: Cho dãy các chất và ion sau: HCl, SO2, F2, Fe2+, Al3+, Cl2. Số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn lại tiếp tục hỏi một bài ở trên mạng đã có lời giải. Tôi không thích phải trả lời những câu hỏi như vậy, vì bạn có thể đặt câu hỏi ở trang mạng ấy. Mong bạn không lặp lại những câu hỏi tương tự. Dù sao, vì bạn đã hỏi nên tôi đành trả lời cho bạn, chỉ lần này nữa thôi. 1. Chỉ oxi hóa ⇒ số oxi hoá chỉ có thể giảm ⇒ chất hoặc ion đang ở mức oxi hóa cao nhất. Trong câu hỏi trên là H⁺ (trong HCℓ), F₂, và Aℓ³⁺. 2. Chỉ khử ⇒ số oxi hoá chỉ có thể tăng ⇒ chất hoặc ion đang ở mức oxi hóa thấp nhất. Trong câu hỏi trên là Cℓ⁻ (trong HCℓ). 3. Vừa khử, vừa oxi hóa ⇒ số oxi hoá vừa có thể giảm, vừa có thể tăng ⇒ chất hoặc ion đang ở mức oxi hóa trung gian. Trong câu hỏi trên là SO₂, Fe²⁺, và Cℓ₂. Từ đó bạn xác định được kết quả là HCℓ (do có H⁺ và Cℓ ⁻), SO₂, Fe²⁺, và Cℓ₂. Để xác định số oxi hóa của một phần tử (không phải phân tử nhé!) nào đó, bạn phải xem phần tử đó là nguyên tố hay các nguyên tố nào, phải nắm được các biến thiên trong hệ thống tuần hoàn và các ngoại lệ. Nói cách khác, phải nắm chắc giáo khoa. Một nhược điểm của khá nhiều bạn là chỉ đọc (không phải "học") giáo khoa qua loa rồi tin tưởng làm bài tập nhiều sẽ nắm được vấn đề. Đó chính là nguyên nhân của sự xuất hiện tràn lan các hình thức bài tập, luyên tập hiên nay. Để biết số oxi hoá của một nguyên tố đang ở mức nào ư? Nói chung, một nguyên tố kim loại chỉ có thể nhường electron, thể hiện tính khử, và số oxi hoá cao nhất bằng số nhóm A. Nếu là kim loại nhóm B (như Fe), phải thuộc bài vì chương trình chỉ đề cập đến Fe²⁺ và Fe³⁺ tuy vẫn tồn tại Fe⁶⁺. Đảo lại, một nguyên tố phi kim thường có cả hai tính chất oxi hóa và khử với số oxi hoá âm thấp nhất = (8 - số nhóm A), và số oxi hoá dương cao nhất = số nhóm A. Song lại có ngoại lệ là fluorine chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử trong các phản ứng hóa học mà chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng điện hóa học (lại ngoại lệ nữa!). Vì thế, như tôi thường nói: _giáo khoa quyết định bài tập_ nên hãy nắm chắc giáo khoa trước đã. Sau này bạn đừng hỏi những câu tương tự có trên mạng nữa nhé. Chúc luôn vui với Hóa!
@atho7466 Жыл бұрын
Thầy ơi,phần mềm yenka này mua ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Không. Đây là phần mềm miễn phí cho sử dụng cá nhân. Nếu cho tập thể (ví dụ trường học) thì mới phải mua. Cách để có phần mềm này đã được nêu trong clip. Nếu có khó khăn gì khi xin sử dụng phần mềm này, bạn cứ nêu ra, không chừng tôi có thể giúp được bạn chăng... Chúc luôn vui với Hoá!
@linhphuong8479 Жыл бұрын
Liên hệ với yenka bằng cách nào vậy ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Bạn gửi email đến support@yenka.com và đề nghị cho phép sử dụng bản dùng tại nhà. Tất nhiên email cần viết bằng tiếng Anh. Yenka hiện không phổ biến rộng rãi bản dùng tại nhà như trước tháng 12/2022 nữa. Nếu có khó khăn gì, bạn email cho tôi tại hochoatt@gmail.com với các thông tin của bạn để xem có giúp gì thêm cho bạn được không. Chúc thành công.
@vuminhdungnguyen8157 Жыл бұрын
Fb của thầy là gì ạ? Thầy có hỗ trợ bài tập qua fb ko ạ?
@HocHoaTT Жыл бұрын
Nếu có thắc mắc gì khác, kể cả về giải toán Hoá, bạn cứ nêu ở đây. Các bạn khác cũng vẫn hỏi như thế. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@vuminhdungnguyen8157 Жыл бұрын
@@HocHoaTT Tại sao trong phản ứng P + KClO3 → KCl + P2O5 . Số oxh của Cl +5 không giảm xuống +3 mà giảm xuống -1 vậy ạ? Thầy cho em hỏi 1 bài ngoại lệ chút
@vuminhdungnguyen8157 Жыл бұрын
@@HocHoaTT Vì nhiều khi em hỏi trên youtube thì comment cứ bị xoá ạ
@HocHoaTT Жыл бұрын
Comment của bạn không bị xoá đâu, mà chỉ hiện ra khi bạn nhận được trả lời thôi. Nếu chuyển thành KClO₂ (Cl: +3) thì chất này cũng không bền và bị phân tích ngay thành KCl và O₂ : KClO₂(s) → KCl(s) + O₂(g) ∆H° = -217,0 kJ/mol Nếu tính năng lượng tự do Gibbs: ∆G° = ∆H° - T∆S° = -262,6 kJ/mol, như vậy phản ứng này có thể tự xảy ra ngay ở điều kiện chuẩn, trong khi ở phản ứng quẹt diêm nói trên, nhiệt độ còn cao hơn, nên càng dễ xảy ra hơn. Nếu không biết các số liệu nhiệt hoá học để tính toán, thì các bạn cũng có thể giải thích KClO₃ là chất oxi hoá rất mạnh, nên nhận electron dễ dàng để chuyển xuống mức oxi hoá thấp nhất. Song cách giải thích này không thuyết phục lắm... Nếu còn thắc mắc gì khác, bạn cứ nêu ra. Hãy share câu hỏi của bạn với các bạn khác vì có thể các bạn ấy có cùng thắc mắc như bạn. Chúc luôn vui với Hoá!
@vuminhdungnguyen8157 Жыл бұрын
@@HocHoaTT Em cảm ơn thầy ạ
@hanguyenthingoc6664 Жыл бұрын
Thầy ơi thầy hướng dẫn cách dùng phần mềm crocodile đi thầy, em cám ơn thầy nhiều.
@HocHoaTT Жыл бұрын
Cũng như các phần mềm mô phỏng khác trong hoá học, phạm vi ứng dụng thường rất rộng nên khó có thể thực hiện một hướng dẫn chung được. Nếu bạn quan tâm đến một điều cụ thể nào đó, hoặc gặp khó khăn khi thực hiện một mô phỏng nào đó, thì bạn hãy nêu ra. Hy vọng là tôi có thể có thời gian và khả năng để giúp bạn chăng...