Chỉ cần 50,000 VNĐ (Fellow Member) một tháng thì có thể trở thành hội viên, mỗi tuần đều có video khoảng 15-25 phút dành cho hội viên, và cũng có thể thôi làm hội viên bất cứ lúc nào. Link gia nhập hội viên: kzbin.info/door/e96Qdrn6UGeZ3cB3TxjYKwjoin nếu là dùng iphone phải mở ra trên safari, và chỉ có thể thanh toán bằng mastercard, cảm ơn! Nếu là dùng android thì có thể thanh toán bằng cách ví momo hay viettel pay, cảm ơn! Cách gia nhập hội viên và tạo thẻ ảo mastercard trên viettelmoney: kzbin.info/www/bejne/f6LKqJqQaLdrhbs Danh sách phát của video hội viên: kzbin.info/aero/UUMOe96Qdrn6UGeZ3cB3TxjYKw 00:00 Intro 01:12 Ngữ pháp là nội tại trong đầu óc nhân loại 04:52 Ba thế giới mà chúng ta đang sinh sống 10:42 Cuộc phát triển ngôn ngữ cụ thể là gì? 14:28 Nguyên lý học tập của AI 17:48 Điều mà AI không thể học tập 20:49 Tiếng Việt của con mình 24:34 Tiếng Anh và Tiếng Trung của con mình
@democut62453 ай бұрын
Em cảm thấy trong nội tâm anh Tùng có một tình cảm buồn bã vì cảm thấy không thuộc về một nguồn gốc rõ ràng nào. Ở Maylaysia thì anh là dân tộc thiểu số, bị phân biệt. Anh tìm về với Trung Hoa thì lại nhận ra Trung Hoa mà mình nghĩ đã chết, hiện tại chỉ là một cái xác sống. Em rất đồng cảm với anh. Có lẽ đó là một khủng hoảng hiện sinh không xa lạ với nhiều người. Em suy đoán điều đó nếu sai mong anh bỏ qua. Em hi vọng anh sẽ tìm thấy được sự gắn bó ở VN với gia đình của mình. Chúc anh sức khỏe!
@tungtungsoong3 ай бұрын
Vâng, cảm ơn vì đã ủng hộ và cổ vũ!
@ZadoorZadoor29t12 ай бұрын
1 người song ngữ Hoa Việt mình có thể đưa ra một sự khác biệt lớn về trật tự ngữ pháp của tiếng hoa và tiếng việt đó chính là tiếng hoa luôn đi từ tổng thể đến cụ thể từ đầu đến cuối câu , còn tiếng việt thì ngược lại
@Matngoc19843 ай бұрын
Cảm ơn bạn! Đừng quá suy nghĩ hay phân biệt về thuần chủng hay không nhé. Người Việt mình gần gần như sử dụng lối suy nghĩ phân biệt như thế rất ít. Nếu có chắc chỉ tồn tại ở số lượng hạn chế những người hiểu biết hạn chế. Hãy cứ giữ tinh thần giao lưu với mọi người bằng tiếng Việt. Để con bạn hoà nhập với bạn bè xung quanh thì cả Tùng Soong và con Tùng Soong đều là người Việt Nam chân chính thôi. Chào mừng bạn tới, sống và gia nhập với đại gia đình Việt Nam. Cảm ơn bạn.!
@tungtungsoong3 ай бұрын
Vâng, cảm ơn vì đã ủng hộ và cổ vũ!
@HaThanh-w1d3 ай бұрын
Video này có nhiều ý nghĩa, cảm ơn bạn❤
@ricardohoang25483 ай бұрын
giải thích thế này tôi cũng cũng nhận ra nhiều điều, trước tiên là nên phân biệt chữ và tiếng đã, ngôn ngữ luôn có sự chuyển biến ví dụ trước kia, tiếng Anh có bề thế rõ ràng từ nhân xưng như thee, thou hay cả số như số 2 như two, twee, twain, và rõ ràng sự giao lưu văn hoá là điều không tránh khỏi nếu suy nghĩ tiêu cực thì là đồng hoá, vì khái niệm mới luôn xuất hiện để biểu đạt dễ dàng cũng như phong phú ngôn ngữ có thể đến từ ngôn ngữ khác như soái ca, phong sát, tổng tài... (tiếng Anh thì lươn lẹo hơn, thay vì lo sợ tiếng Anh mất bản sắc thì họ ăn cắp luôn từ đó luôn, không ai biết shampoo, dramatic, chrome là từ mượn đâu) hoặc là từ thế hệ khác ví dụ selfie, chill, bro, cool, alpha, sigma, skibidi,..., và có thể từ tiếng A này dịch y nguyên từ tiếng B kia nhưng nguồn gốc thay đổi có thể sẽ khác nhau (tự do và liberty dùng nghĩa giống nhau, nhưng hoàn cảnh phát triển khác nhau) hay sự thay đổi cùng một từ như chả (鲊, nghĩa gốc là cá xay) thành một món ăn khác mà người Trung dịch lại là 扎肉. Còn vẫn nếu bảo thủ thì có thể sử dụng từ ngữ cũ, khái niệm mới, nhưng nó sẽ khiến ngôn ngữ đó trở nên huyền bí như tiếng Phần Lan và Iceland - xe tăng trong tiếng Iceland là skriðdreki có nghĩa là con rồng bò, hoặc là phèn như Lê Hải Đăng là Lê Đèn Biển, hên xui thì Cột Thu Lôi là Cột Hút Sét Kể ra người Pháp để lại di sản vật chất nhiều hơn tinh thần vì người Việt không giống người Pháp thời đó như lãng mạn, sến súa, kịch câm, di sản tinh thần duy nhất chắc là "thợ sửa xe" (bu-gi, cờ-lê, tua-vít, đề pa, đề ga, ghi đông, la zăng,...)
@tungtungsoong3 ай бұрын
Cảm ơn vì đã chia sẻ!
@cynir223 ай бұрын
Nhan đề nên đặt là "Ngôn ngữ hình thành và phát triển ra sao", hoặc "Ngôn ngữ đã tiến hóa như thế nào", hoặc "Tóm lược diễn trình lịch sử của ngôn ngữ".
@HuyTran-lw1hn3 ай бұрын
Cảm ơn chia sẻ của anh. Em vẫn cứ thắc mắc mãi sao tiếng Việt là Hoa Vàng mà tiếng Anh tiếng Trung lại là Vàng Hoa. Nếu được mong anh em theo dõi kênh giải đáp hoặc cho em xin link tài liệu liên quan ạ
@tungtungsoong3 ай бұрын
Ah..cảm ơn vì đã ủng hộ! Mình thấy đó là quy tác ngữ pháp
@vo4rum743 ай бұрын
sao thời xuân thu vẫn gọi công tử Tiểu Bạch, vương tử Đái mà về sau tq lại gọi là Bạch công tử nhỉ???
@birain24073 ай бұрын
22:13 các danh hài miền nam việt nam có khả năng mô phỏng đủ giọng 3 miền bắc, trung ,nam , kể cả tiếng nghệ an ... thậm chí tiếng nhật tiếng hàn tiếng campuchia vv...
@vietphuongbui21943 ай бұрын
Tùng thích con mình làm chính trị gia? Đó là giấc mơ của Tùng? Còn chuyện tạp chủng thì ko rõ ở Malay thế nào chứ Việt Nam rất cởi mở, tất cả mọi đứa trẻ đều bình đẳng trong đối xử, những đứa trẻ lai có thể còn được yêu quý hơn nữa vì chúng thường rất xinh đẹp và thông minh
@quendi93813 ай бұрын
Trong lịch sử VN có rất nhiều danh nhân nổi tiếng là người gốc Hoa hoà nhập vào đời sống văn hóa VN.
@NguyenDumg-ngườiquansat3 ай бұрын
Người gốc hoa gồm hai loại ,loại tộc háng nòi và loại bị háng hoá ..người bách việt đã bị háng hoá thành người háng
@dhdad.43833 ай бұрын
Bạn kể được hơn 10 người không? Không google?
@quendi93813 ай бұрын
@@dhdad.4383 Nhắm mắt tui cũng kể dc hơn 10 người, hôm qua nhập thấy dài quá nên ko kể ra. Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Lý Tài, Trịnh Hoài Đức, Vương Hồn Sển, Bôn Hỏa, nhạc sĩ thì có Lam Phương, Anh Việt Thu.v.v...
@quendi93813 ай бұрын
Nhà Trần cũng có thời cho rằng có gốc chảy qua mấy đời định cư ở VN.
@dhdad.43833 ай бұрын
@@quendi9381 vậy bạn biết cái gọi là dân tộc Hoa là gì? Ai định nghĩa nó? Hay Hoa nó thực chất nhiều dân tộc bị hán hoá? Hai người Hoa nói tiếng mẹ đẻ mà không hiểu mới thật buồn cười.
@HANGIANG-n8r3 ай бұрын
Nguoi VN co mot cach mieu ta ve cai chiet hoc ma ban dang noi,(chiet ly do hoi) vi no lam nguoi ta tro len mo mong,lo mo ,khong ai thich doc sach triet hoc ca
@birain24073 ай бұрын
video thật sự sâu sắc
@hoangquantran60643 ай бұрын
Anh có thể chia sẻ về lịch sử tiếng phổ thông ở Trung Quốc không? Hình như mỗi triều đại ở Trung Quốc đều chọn ngôn ngữ ở các tỉnh khác nhau làm tiếng phổ thông.
@quendi93813 ай бұрын
ChatGPT cũng phải chịu thua với đại từ nhân xưng của VN, cái hay ở chỗ đó. Ai làm dịch thuật và lồng tiếng đều thấy.
@NguyenDumg-ngườiquansat3 ай бұрын
Tiếng Việt ta là phức tạp nhất tg là điều đã rõ ràng
@quendi93813 ай бұрын
@@NguyenDumg-ngườiquansat biến đi bo đỏ à.
@minhhieu2093 ай бұрын
@@NguyenDumg-ngườiquansat TỰ TÔN CŨNG TỐT NHƯNG ĐỪNG QUÁ NGẠO MẠN. HỌC TIẾNG ĐỨC,NHẬT,HÀN THÌ TIẾNG VIỆT CHỈ LÀ TRÒ TRẺ CON
@huyvoduc24453 ай бұрын
@@quendi9381cái gì vậy pà nội!
@quendi93813 ай бұрын
@@huyvoduc2445 Cái thằng ở trên là bo đỏ ngáo chuyên đi gáy bẩn.
@duongnguyentuan79143 ай бұрын
Anh kp lo vấn đề tạp chủng đó đâu, ở VN gọi là con lai. Chỉ cần có quốc tịch, hoặc sống như người VN bình thường, thì trong mắt người VN, người đó vẫn là người VN 😂
@ricardohoang25483 ай бұрын
Tư duy đó xưa giờ có hay chứ, nhưng từ lúc có kiểu kèo thơm, kèo thối thì cũng tùy trường hợp, và nhiều người vẫn còn phức cảm với người Hoa vì họ là dân tộc thiểu số ở Việt Nam Ví dụ như Phan Văn Santos, vì đứng giữa trận Brazil và Việt Nam, anh này cũng lúng túng vì có gốc Brazil, sau đó bị chỉ trích vì ko hát quốc ca Việt Nam
@quynhle96083 ай бұрын
Theo quan điểm cá nhân của mình thì về giọng nói của bạn ok không vấn đề gì có nhiều vùng miền ở VN nói mình nghe còn khó hiểu hơn bạn mà. Còn trẻ con thì cứ để các cháu phát triển theo đam mê với sở thích của con bạn nhé bản thân chúng ta có lẽ cũng chưa phải phiên bản tốt nhất của chính mình nhưng mình vẫn ổn theo tôi chúng ta chỉ nên là tường bao che trở định hướng cho mầm non tương lai là đủ còn con muốn học gì mình biết thì day con không biết thì tìm người dạy con là ok rồi.
@tungtungsoong3 ай бұрын
Vâng, cảm ơn vì đã ủng hộ và chia sẻ!
@ricardohoang25483 ай бұрын
11:17 phiền phức vậy nhưng nếu phong trào woke ở phương Tây có mạnh mẽ thì họ sẽ bắt đầu làm quen với gender pronoun
@NamHuynh-mc3xl3 ай бұрын
sao ad lại có suy nghi banana. việc người khác nghĩ gì về mình quang trọng vậy sao.
@giangphamtranhuong3 ай бұрын
nghe xong video muốn làm con chú ghê.
@hoangkimviet85453 ай бұрын
Một video rất thú vị về ngôn ngữ. Xin được góp ý cho anh Tùng về một số lưu ý khi dạy con về tiếng Việt: - Anh Tùng đã từng khen ngợi rằng vì tiếp nhận từ Hán-Việt nên người Việt có thể sử dụng cả hai trật tự: tính từ trước, danh từ sau hoặc ngược lại. Đây là lý do họ học tiếng Hán tốt hơn anh Tùng học tiếng Việt. Tuy nhiên, chính điều này lại làm cho tiếng Việt trông rất lộn xộn. Ví như từ mà người Việt hay dùng hiện nay, "yếu thế". Người Việt hay dùng từ này để ám chỉ sự yếu về thế cuộc. Tại vì có thể sử dụng cả hai trật tự từ nói trên, lại không quá rành về tiếng Hán, nhiều người Việt cho rằng nó tương đương với "thế yếu" mà quên mất rằng "yếu" trong tiếng Việt tương đương với "yếm" trong tiếng Hán, còn "yếu" trong tiếng Hán lại tương đương với "mạnh", "quan trọng". Một số khái niệm học thuật bây giờ cũng vậy. Thà nên gọi là "Đạo Ki-tô" hay "Cơ Đốc giáo" thay vì "Ki-tô giáo". Bởi vì "Ki-tô" là phiên âm của phương Tây, "giáo" lại là từ Hán-Việt. Theo nguyên tắc của chính người Việt xưa, hay nôm na là của các cụ, yếu tố Hán-Việt phải đi liền với yếu tố Hán-Việt mà không phá vỡ trật tự từ. Tức là nói "Phật giáo", "Đạo giáo", "Nho giáo",... hoàn toàn không có vấn đề vì các từ "Phật", "Đạo", "Nho",... đều là các từ Hán-Việt. Còn "Ki-tô giáo", nó lại có vấn đề. Có lẽ nhiều bạn sẽ phản biện "đừng nghiêm trọng thế" hoặc "tiếng Việt phải nhập từ từ phương Tây" hoặc "nói người khác hiểu là được". Các cụ nghe các bạn nói vậy chắc buồn lắm! Thêm nữa, việc trật tự từ không rõ ràng dễ gây hiểu lầm. Mình không mấy khi có hiểu lầm khi học từ tiếng Anh hay các ngôn ngữ Âu châu khác, vì trật từ từ của chúng rất rõ ràng: tính từ trước, danh từ sau (tiếng Anh, tiếng Đức), hoặc ngược lại (các tiếng Romance). - Việc anh Tùng giải thích nguồn gốc của một số từ Hán-Việt là việc nên làm, ý mình là rất nên làm. Bởi vì không biết nhiều nguồn gốc Hán của một số từ tiếng Việt, nhiều người Việt bây giờ hay bị viết sai chính tả. Không tin ư? Vậy thì bạn hay viết "thăm quan" hay "tham quan", "hằng ngày" hay "hàng ngày", "nhận chức" hay "nhậm chức", "sáng lạng" hay "xán lạn"? Nếu bạn viết theo cách thứ nhất trong mỗi cặp nói trên, chia buồn, bạn đã viết sai. - Anh Tùng có lẽ nên giải thích cho con mình về tiếng Việt... bằng tiếng Anh. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng không. Ví dụ, "gà rán" và "chảo rán". Anh Tùng chắc phải giải thích cho con mình là "gà rán" là "fried chicken", tức "gà được rán" và "chảo rán" là "frying pan", tức "chảo được dùng để rán". Anh Tùng phải giải thích rằng tiếng Việt rất hay nói tắt như vậy (từ "yếu thế" nói trên cũng vậy, có thể nhiều người diễn giải nó thành "yếu về thế", kiểu như "ngắn hạn" là "ngắn về hạn" và "dài hạn" là "dài về hạn). - Người Việt rất hay bỏ qua chủ ngữ và tân ngữ khi nói chuyện. Nếu như con anh Tùng làm cái gì đó khiến vợ anh không hài lòng và quan trọng hơn là gây tổn hại, rất có thể chị ấy nói "bảo rồi mà không nghe". Trong trường hợp này, anh Tùng nên giải thích cho cháu là "mẹ bảo con rồi mà con không chịu nghe, để rồi chuyện này xảy ra". - Tiếng Việt sử dụng giới từ khá phiền phức. Tiếng Anh chỉ cần nói "on the floor" là được. Khổ nỗi, trong tiếng Việt, có hai cách nói: "trên sàn" (ở trên mặt sàn) và "dưới sàn" (so vị trí mặt sàn với mặt bàn, mặt ghế, mặt giường,...). Mong anh Tùng cũng lưu ý điều này cho con mình. Trên đây là vài lưu ý về việc dạy tiếng Việt cho con của anh Tùng. Mình tin rằng với nền tảng đa ngôn ngữ, con anh Tùng sẽ có nhiều thành công trong cuộc sống. Còn về người Việt, có lẽ chúng ta nên tạm thời ngừng ca ngợi tiếng Việt giàu đẹp. Từ vụng tiếng Việt còn thiếu rất nhiều. Trật tự từ còn khá lộn xộn. Tiếng Việt vẫn còn thiếu sự sâu sắc cũng như logic. Chúng ta nên để ý nhiều hơn để phát triển nó nhiều hơn.
@tungtungsoong3 ай бұрын
Vâng, cảm ơn vì đã góp ý và chia sẻ!
@khoachauduonganh48553 ай бұрын
Mình hiểu thế này nhé. Dựa trên ví dụ của bạn về Đạo, Phật, Giáo. Dựa trên hàm nghĩa mình xếp hạng, Đạo> Phật> Giáo.
@hoangkimviet85453 ай бұрын
@@khoachauduonganh4855 Về trường hợp này, bạn có thể hiểu như sau: Cả ba từ "Đạo", "Phật" và Giáo đều là các từ Hán - Việt và không thể có từ thuần Việt tương ứng nào. Vì thế, nói giáo Phật hay đạo Phật về nguyên tắc là không sai. Tuy nhiên, có lẽ trong suy nghĩ của dân mình, nói giáo Phật có lẽ rất lạ tai, nghe không được hợp. Vì thế, "đạo Phật" nghe hợp lý hơn.
@giangphamtranhuong3 ай бұрын
Bạn mang một cái high-context language ra so với 1 cái low-context language rồi kêu nó không logic bằng thì rất là vô thưởng vô phạt. Bạn có thể nhìn theo góc nhìn tiếng việt rất tệ như bạn miêu tả ở trên, hoặc nếu nhìn theo góc khác thì mình thấy sự phát triển của tiếng việt nó đi liền với văn hoá lịch sử của đất nước. Cái sự "lộn xộn" bạn nói ở trên nó là kết quả của sự giao lưu, ảnh hưởng từ nhiều nền văn hoá khác nhau (indo, sino sphere và phương tây). Và cái hay ở đây là tiếng việt không chỉ mượn từ rồi tích hợp vào ngữ pháp cứng có sẵn mà mang luôn cả một phần ngữ pháp, diễn đạt của ngôn ngữ nó bị ảnh hưởng vào (như ví dụ phật giáo hay đạo phật bạn nêu ra). Ý chính của mình ở đây là việc bạn không yêu thích tiếng việt cũng chả sao, nhưng tại sao phải kêu gọi người khác dừng ca ngợi tiếng việt giàu đẹp? Riêng phần mình thấy cái việc nó chất chứa cả một bề dày lịch sử văn hoá của dân tộc đã làm nó cực kỳ sâu sắc rồi, tại sao lại không giàu không đẹp?
@tuyenho70353 ай бұрын
Khi một kẻ đánh giá sự việc ABC từ góc độ coi XYZ là tiêu chuẩn thay vì coi mỗi thứ là riêng biệt, có đặc điểm riêng của mình. Ấy ch, tôi viết tiếng mẹ đẻ của mình chắc sai mất rồi mà sai ở đâu thế, tôi hổng có biết đâu. Tôi phải nhờ các vị rành tiếng nước ngoài còn rành cả tiếng Việt đánh giá mới chuẩn được. Hời.
@nguachi3n3 ай бұрын
Lịch sử đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu rồi, giờ mà ko học tiếng Anh thì ko thể tiếp thu nhiều kiến thức mới, như người Việt học lập trình mà k có tiếng Anh thì chỉ đi sau người khác
@NguyenDumg-ngườiquansat3 ай бұрын
Có vẻ ảnh hưởng tiếng eng với toàn cầu đã giảm so vơi đỉnh điểm của nó hồi sau 90 khi LX và khối cs đông âu sụp đổ ,tiếng eng giờ còn phát ..còn vị thế là phần lớn nhờ mỹ ..không lâu nữa vai trò của mỹ sẽ giảm ,giảm nhiều so với hiện tại về sự ảnh hưởng và chi phối qte thì tiếng eng sẽ giảm ảnh hưởng theo ..tuy nhiên nó vẫn là ngôn ngữ qte được nhiều người sử dụng dài dài đó
@dath.89323 ай бұрын
Đối với mình ngôn ngữ chỉ là một loại ký tự dùng để khái quát hiện thực hoặc các ý tưởng trong nội tâm thành một loại đại diện dữ liệu. Mọi người tiếp nhận các đại diện này và giải nén nó ra thành dữ liệu hoàn chỉnh mô tả hiện thực hoặc trừu tượng trên kinh nghiệm của họ. Họ càng nhiều kinh nghiệm về vấn đề đó thì nó càng chính xác. Đây là lý do mình cực kì ghét những thể loại văn học chơi đùa với từ ngữ, đối với mình càng mô tả chính xác được dữ liệu thì càng tuyệt với. Hãy tưởng tượng bạn không chứng kiến một cảnh đẹp nhưng chỉ bằng các từ ngữ phong phú đã khiến bạn tự hình dung ra khung cảnh đó và có thể tạo ra một bức tranh từ trí tưởng tượng vậy. Từ ngữ là công cụ để trao đổi dữ liệu vì vậy, làm ơn đừng sử dụng nó như một trò hề và thiếu chính xác dữ liệu. Thứ 2, AI. Đối với mình thì hiện tại nó vẫn chỉ là một chương trình điện toán không thể xây dựng nên tính cách của chính mình một cách độc lập, tự nhận thức được bản thân ở hiện thực và bản thân ở bên trong nó. AI thiếu khả năng tự đặt câu hỏi do đó không thể tự "MƠ", nó cần người lập trình hoặc giám sát đưa ra khuôn mẫu, thuật toán để sử dụng dữ liệu tổng hợp thành "Giấc mơ" của người sử dụng. Ở đây mình tạm dùng "Giấc mơ" để mô tả khả năng tự xây dựng tương phản hiện thực và dự đoán nó của con người một cách bẩm sinh, bộ não càng hoàn thiện bạn sẽ có giấc mơ càng sâu sắc. Vì vậy AI hiện tại thực sự là một công cụ chứ không phải là một cá thể. Người điều khiển + AI hiện tại mới là một trí tuệ độc lập. AI sẽ không thay thế con người với tư cách cá thể mà với tư cách công cụ hỗ trợ công việc. Cuối cùng là kinh nghiệm cá nhân về việc là người lai ở VN, VN là một quốc gia rất nặng khái niệm chủng tộc. Thậm chí là thuộc top đầu về mức độ coi trọng chủng tộc ở các nền văn minh Á Châu khác. Sự hiểu biết của bạn về quyền lực chính trị của người lai ở VN là chính xác. Ở các quốc gia coi trọng tự do cá nhân hơn, năng lực là quan trọng nhất, sau đó là đạo đức dựa trên lợi ích chung nên Tiếng Anh là rất quan trọng vì gần như toàn bộ kiến thức đều là trình bày bằng tiếng Anh. Bạn không thể có được dữ liệu này bằng việc hỏi mọi người bạn chỉ có thể có được nó bằng việc quan sát và lắng nghe vì có hàng rào văn minh, con người thường không thành thật với chính bản thân mình nhưng rất trung thực với lợi ích.