Một Martha Argerich khác

  Рет қаралды 304

ERIK EDUCATION

ERIK EDUCATION

Күн бұрын

#nhaccodien #hocdanpiano #marthaargerich #họcpiano
Nghệ sỹ piano gốc Argentina Martha Argerich vẫn được biết đến như một người kín đáo nhưng tính khí thất thường. Bà có vẻ đẹp phóng túng với mái tóc dài và dày cùng nụ cười rạng rỡ, tinh nhanh và ở tuổi gần 80 vẫn mặc chiếc áo lỗi mốt cùng chiếc quần cotton như lớp trẻ vẫn mặc hồi năm 1968.
Việc cố gắng hẹn bà một cuộc phỏng vấn dường như là không thể. Người ta bảo rằng họa hoằn lắm bà mới trả lời phỏng vấn một cách miễn cưỡng. Để được trò chuyện với bà vào năm 2008, tạp chí âm nhạc Gramophone (Anh) đã phải “tranh thủ” sự giúp đỡ của nghệ sỹ piano, nhạc trưởng Stephen Kovacevich, người từng được gọi là tình yêu lớn của đời bà mặc dù họ đã chia tay vào thập niên 1970.
Ngay cả khi Kovacevich ở đó nhưng khi máy ghi âm được bật lên bà vẫn cảm thấy không thoải mái. Thế nhưng, rốt cuộc bà nhận lời trả lời phỏng vấn [Washington Post] và khi trả lời điện thoại để ấn định thời gian gặp gỡ chúng tôi từ nhà cô con gái cả của mình tại Thụy Sĩ bằng một giọng nữ du dương, nghe trong trẻo như thiếu nữ, và nồng ấm một cách tự nhiên, hoàn toàn không giống như một thiên tài ẩn dật khó tính [như vẫn đồn đại].
Dù không thích xuất hiện để nhận giải thưởng nhưng rốt cuộc, bà cũng tới Mỹ để nhận Huy chương danh dự tại Trung tâm Kennedy. Bà nói: “Con gái tôi đã nài nỉ rất nhiều. Và rồi [nghệ sỹ violin] Itzhak Perlman gọi điện bảo tôi ‘Chị biết là rất vui mà’. Và rồi tôi nhìn vào một số người đã nhận được huy chương đó, và dĩ nhiên, tôi cảm thấy rất vinh dự… Nhưng tôi không hiểu, vì tôi nghĩ mình đã không biểu diễn nhiều ở Mỹ.”
Các hoạt động biểu diễn tại Mỹ của bà không nhiều, ngoài một chuỗi các buổi hòa nhạc, một chương trình độc tấu cháy vé nổi bật tại Carnegie Hall vào năm 2000 đánh dấu lần độc tấu đầu tiên của bà ở Hoa Kỳ trong gần 20 năm - sau khi bà quyết định, vào đầu những năm 1980, ngừng biểu diễn độc tấu và chỉ chơi cùng dàn nhạc và trong nhóm nhạc thính phòng.
Màn trình diễn đó là nhằm quyên tiền cho Viện Ung thư John Wayne ở Santa Monica, California, tổ chức đã cứu sống bà khi bà bị u ác tính tái phát đe dọa tính mạng vào năm 1997. “Tôi đã thận trọng khi thực hiện [buổi hòa nhạc] hai tuần trước khi đi kiểm tra sức khỏe”, bà nhớ lại,”vì tôi sợ - nếu tôi đi kiểm tra sức khỏe và kết quả không tốt thì tôi sẽ chơi thế nào?” (May mắn là kết quả của buổi kiểm tra cho thấy bà đang hồi phục.)
Thiên tài và những mối quan hệ phức tạp
Chuyện của Martha Argerich là chuyện về một thiên tài bẩm sinh đầy dữ dội. Argerich không thể không chơi nhạc - bà nhập tâm tổng phổ và biểu diễn tác phẩm với chiều sâu, phạm vi, cảm xúc rộng mở và sẵn sàng nhận lấy mạo hiểm đến mức ngay cả những người không yêu nhạc cổ điển cũng thấy phấn khích.
Với một trí nhớ thấu niệm, bà có thể tái tạo âm nhạc một cách hoàn hảo sau khi nghe một lần duy nhất. Dù trong một cuộc phỏng vấn năm 1972 trên truyền hình, bà vừa nói vừa cười trả lời “Tôi có vấn đề với các quãng tám” thì vẫn có thể thấy các thách thức kỹ thuật không là gì với bà, ngay cả những đoạn nhạc giống đoạn kết rền vang như sấm trong bản piano concerto của Tchaikovsky mà hầu hết các nghệ sỹ piano đều thấy lo lắng.
“Chỉ có các nghệ sỹ vĩ đại nhất mới có thể duy trì được sự tươi mới cùng chiều sâu chín chắn trong những khám phá âm nhạc”, nhạc trưởng và nghệ sỹ piano Daniel Barenboim viết trong email. “Martha Argerich là một trong số họ. Ngay từ lúc bắt đầu, bà không phải là một nghệ sỹ bậc thầy [tuân theo bản nhạc] một cách máy móc và chỉ quan tâm đến sự khéo léo và tốc độ. Dĩ nhiên bà cũng tinh thông điều đó nhưng trí tưởng tượng đã giúp bà tạo ra chùm âm thanh với chất lượng vô cùng độc đáo trên đàn piano.”
Argerich dường như đã đi chệch khỏi con đường đã sắp đặt cho bà. Bà quen hủy bỏ các buổi biểu diễn, đôi khi ở phút cuối, đến nỗi từ lâu đã ngừng ký hợp đồng. Và cuộc sống cá nhân của bà luôn xáo động. Ba cô con gái của bà với ba nghệ sỹ, nhạc trưởng là minh chứng cho một cuộc sống đầy ắp những mối quan hệ hôn nhân; hơn thế, bà còn thiết lập các mối quan hệ thân mật với những người trong và ngoài giới âm nhạc.
Tuy nhiên, bà cũng có những mối quan hệ lâu bền: hai trong số ba người chồng, nhạc trưởng Kovacevich và nhạc trưởng Charles Dutoit, vẫn còn là những người bạn thân thiết của bà. Cũng như vậy, nghệ sỹ piano Nelson Freire, nghệ sỹ violin Mischa Maisky và nghệ sỹ violin Gidon Kremer - hai bạn diễn âm nhạc thính phòng đã cùng bà lưu diễn và thu âm trong nhiều thập kỉ - và Barenboim, người đã biết bà từ khi cả hai đều là thần đồng ở Argentina bảy thập kỉ trước.
Barenboim nói: “Tôi không quen biết ai lâu hơn Martha. Mối quan hệ giữa chúng tôi dựa trên sự gắn kết về âm nhạc, dĩ nhiên còn là một tình cảm rất nhân bản đã kết nối chúng tôi”.

Пікірлер
Não bộ của nghệ sĩ Jazz và Cổ Điển
6:59
ERIK EDUCATION
Рет қаралды 26 М.
Noam Chomsky - Why Does the U.S. Support Israel?
7:41
Chomsky's Philosophy
Рет қаралды 6 МЛН
Я сделала самое маленькое в мире мороженое!
00:43
Кушать Хочу
Рет қаралды 4,2 МЛН
Seja Gentil com os Pequenos Animais 😿
00:20
Los Wagners
Рет қаралды 21 МЛН
Good teacher wows kids with practical examples #shorts
00:32
I migliori trucchetti di Fabiosa
Рет қаралды 12 МЛН
She's very CREATIVE💡💦 #camping #survival #bushcraft #outdoors #lifehack
00:26
How to win a argument
9:28
ajaxkmr (ajaxkmr1986)
Рет қаралды 607 М.
5 Pieces by Hans Zimmer \\ Iconic Soundtracks \\ Relaxing Piano [20min]
20:28
7 nghệ sĩ piano nổi tiếng đương đại
3:44
ERIK EDUCATION
Рет қаралды 157
Tra Nguyen Pianist: Art Talk - VNAM (FULL)
1:58:55
mypiano LIVE
Рет қаралды 590
Martha Argerich | Chopin: Piano Concerto No. 1 (1970)
43:05
Mc Intertz
Рет қаралды 974 М.
Schumann - Piano Concerto in A minor, Op. 54 (Martha Argerich)
41:57
Orchestra of the Music Makers
Рет қаралды 8 М.
Я сделала самое маленькое в мире мороженое!
00:43
Кушать Хочу
Рет қаралды 4,2 МЛН