Tìm đọc cuốn sách của mình "NGHỆ THUẬT TƯ DUY DỰA TRÊN DỮ LIỆU": www.fahasa.com/nghe-thuat-tu-duy-dua-tren-du-lieu-de-ra-quyet-dinh-thong-minh-hon-trong-mot-the-gioi-khong-chac-chan.html ti.ki/ujd9DhUs/GZX4Y1H8 shope.ee/6f5kb9yTpZ
@khanhphaminh1175 Жыл бұрын
sách này bên mình đã gửi ra mấy nhà sách ở Đinh Lễ chưa bạn
@baihoc10phut Жыл бұрын
@@khanhphaminh1175 mình không rõ đâu. Bạn có thể gọi hỏi trước các nhà sách xem nhé. Mình thấy ở Fahasa có bán nhưng không biết còn không
@khanhphaminh1175 Жыл бұрын
@@baihoc10phut à mình muốn ra nhà sách đọc qua nội dung ấy mà. Chứ mình không quen mua online lắm. Mua mà không đọc trước nó cứ sao sao ý. Mong là bạn có gửi sách qua các nhà sách bán lẻ
@baihoc10phut Жыл бұрын
uh, vì mình ko trực tiếp phát hành mà là NXB Trẻ nên m cũng ko rõ. Ý mình là bạn hỏi nhà sách trước xem còn sách không trước khi đi, để khỏi mất công đến mà lại ko có sách ý :D
@DarkNguyen2203 Жыл бұрын
Ngay ở khúc lý luận rằng không thể t6 vì dựa vào ngày t5 còn an toàn là người tù đã vô tình loại đi sự khả thi của xác suất. - Nếu căn cứ theo quy luật của ng tù, thì ng tù sẽ _loại hết các khả năng._ - Sự bất ngờ lại hình thành từ chính hành động loại bỏ sự khả thi chứ _k bất ngờ theo lập luận của ng tù._ - Sự bất ngờ của thẩm phán chỉ đc hình thành khi _ng tù lập luận theo nguyên tắc thẩm phán đã nói._ - Vì ng tù nghĩ là mình lập luận đúng thì tính bất ngờ mới xảy ra vì _các khả năng đều bị loại bỏ._ => Ng tù là *_ng tạo ra bất ngờ cho chính mình_* chứ k phải là thẩm phán.
@TamNguyen-cn2zi Жыл бұрын
Đơn giản là tù nhân nghĩ mình ko chết nên chết vào ngày nào cũng sẽ bất ngờ ;)😊
@nguyenthanhhoa5000Ай бұрын
Đúng rồi đó bro
@anhduongtran6659Ай бұрын
1 năm mới có 1 người bình luận
@TamNguyen-cn2ziАй бұрын
@anhduongtran6659 ;))
@CatVo1971 Жыл бұрын
Cảm ơn bạn đã làm một kênh youtube quá chuyên nghiệp và tuyệt vời. Tôi học toán ko giỏi, nhưng rất thích cái cách mà bạn lồng những câu chuyện vào lý thuyết làm cho toán học trở nên thật lý thú. Tks
@xuanbachnguyen1768 Жыл бұрын
Mik cx đưa ra 1 vài cẩu nói tương tự trc khi biết nghịch lí này và mình khá trầm tính, hướng nội nên có thừa thời giản để chỉ ra những cách giải quyết, góc nhìn,... - dù bạn có biết kết quả thì lựa chọn của bạn vẫn là ngẫu nhiên vì bạn ko tìn hoàn toàn (hay chắc chắn) vào kết quả đó. ( đc đưa ra từ 'biết trước tương lai') - nếu bạn ko chắc chắn thì mọi lựa chọn của bạn đều ngẫu nhiên. Nhiềm tin của bạn cũng chính là sự bất ngờ ng khác đem lại. Nếu tử tù ko hoàn toàn tin vào lối suy nghĩ hay nhiềm tin của mình thì a ta vẫn sẽ bất ngờ. Kết luận: Chính sự hỗn loạn ( mâu thuẫn) của thông tin sẽ đưa mọi thứ( bài toàn, sự lựa chọn,... ) trở về ban đầu như khi chưa có thông tin nào.
@frenzy3603 Жыл бұрын
Quan điểm cá nhân của mình là chả có nghịch lí nào ở đây. Mệnh đề chỉ đổ giá trị đúng hoặc sai. Nhưng 1 câu nói thì khác, nó đổ quá nhiều giá trị: đúng, sai, đúng sai tùy thời gian không gian, câu nói vu vơ cảm thán , không đúng mà cũng chả sai, thậm chí đúng sai tùy đối tượng .... Vậy nên 1 câu nói không thể là một mệnh đề. Nhưng ta vẫn cố giải thích nó theo tiêu chuẩn của 1 mệnh đề nên nghịch lí là chuyện bình thường. Rất nhiều nghịch lí sinh ra từ 1 câu nói của nhân vật nào đó. Nhưng ta lại ngầm coi câu nói đó là 1 mệnh đề và giải quyết theo hướng đấy
@wtiza9 Жыл бұрын
Đúng. Giải thích như clip đang phức tạp quá 1 vấn đề vốn chả có gì “Trời đang mưa và tôi không biết điều đó” nếu ngoài đường nói z ngta sẽ bảo thằng khùng, ở đây lại đi phân tích nó và nhét đống lý thuyết logic vô. Nhảm nhí hết sức.
@discoverymystic2392 Жыл бұрын
mình thấy có một ví dụ khá tương đồng với ví dụ này. Có một trò gọi là trò quay cò Nga, sẽ có 2 người chơi và một khẩu súng ổ xoay có thể chứa tối đa 6 viên đạn. Nếu phát đầu người A bóp cò không ra viên đạn nào thì còn xác suất người B dính đạn là 20%. Với lần thứ 2 bóp cò xác xuất sẽ là 25%, lần thứ 3 sẽ là 33%, cứ như vậy cho đến khi còn 1 lần bóp cò cuối cùng (lần 6) thì xác suất người B sẽ bị dính đạn là 100%. Nếu áp dụng quy luật xác suất tương tự và nghịch lý này thì tử tù chỉ có thể loại trừ được ngày thứ 6 chứ những ngày còn lại không thể loại trừ.
@priokent8297 Жыл бұрын
Thì ở mệnh đề 2 đó, nếu đến tối t5 rồi mà chưa chết thì ng đó sẽ biết chắc là ngày mai sẽ làm nên ko có gì bất ngờ nữa nên tin chắc mình ko chết vì tin chắc lên lại bị bất ngờ
@afdzdd4949 Жыл бұрын
@@priokent8297 vậy giả sử là anh ta sống qua ngày thứ 5 và biết ngày hôm sau là ngày tử hình vì ổng biết thằng kia nói cho vui chứ kiểu gì nó chả tử hình mình mà nó cũng không có quyền dừng án tử vậy thì câu chuyện không bất ngờ nữa
@priokent8297 Жыл бұрын
@@afdzdd4949 ko có quyền xóa án nhưng gia hạn thêm thời gian thì vẫn làm dc chứ, gia hạn là chưa phải chết nên cũng sẽ nghĩ như thế
@tonylai641 Жыл бұрын
Nếu thứ 5 không có gì xảy ra thì tử tù nghĩ mai mình sẽ bị xử tử và điều đó không bất ngờ. Nhưng sau đó anh ta vẫn bị gọi đi xử tử vào buổi trưa thứ 6 và bất ngờ về việc đó. Nó vẫn thoả mãn về việc bất ngờ vì tử tù đang kì vọng về việc mình không bị xử tử.
@kinglam3872 Жыл бұрын
@@tonylai641 đâu thể áp đặt người ta bất ngờ về điều chưa xẩy ra. sau ngày thứ 5 nếu chưa bị xử tử anh ta vẫn nghĩ trưa mai mình sẽ bị xử tử thì sao còn bất ngờ nữa. " tôi thật sự bất ngờ vì tôi tưởng thứ 6 tôi ko bị xử tử ah"? thế sao ko nói rằng: anh ta chẳng bất ngờ vì với anh ta trưa ngày thứ nào anh ta cũng có thể bị gọi đi xử tử cả. nên chẳng có gì bất ngờ.
@Zonecode15 Жыл бұрын
Điều bất ngờ là khi anh ta không nghĩ thứ 6 sẽ bị hành quyết, không ngờ là bị hành quyết. Như vậy từ thứ 2 đến thứ 6, ngày nào cũng bất ngờ cả. Sự bất ngờ của thẩm phán là về nhận thức, còn sự bất ngờ của tù nhân là logic
@kitokip8199 Жыл бұрын
Như thế nó lại có sự thay đổi khái niệm về thế nào là "bất ngờ".
@Mekikuto.Yoshida.2k5 Жыл бұрын
"If it's no longer a surprise, it's become a surprise again" - Surprise Attack said
Thử ví dụ anh ta đang ở ngày thứ tư (nghĩa là trừ trường hợp anh ta bị xử vào bất kỳ ngày nào trong 3 ngày 2,3,4 đều sẽ bất ngờ với anh ta), nếu anh ta sống tới ngày thứ 5, thì việc nếu sẽ bị xử 1 trong 2 ngày 5 hoặc 6 là bất ngờ. Và việc ko xử anh ta trong ngày thứ 5 là "thay lời muốn nói" rằng ngày xử sẽ là thứ 6, chuyện ko bị xử ở ngày thứ 5 là một điều bất ngờ và nó đồng nghĩa với ngày được chọn là ngày thứ 6. Cách hiểu khác, lập luận đầu tiên của người tù trong việc, nếu đến ngày thứ 5 ko bị xử (gọi là A), thì thứ 6 sẽ ko bất ngờ, điều này đúng. Nghĩa là nếu A thì B, nhưng anh ta không tính tới chuyện nếu A' (bị xử vào 2,3,4,5 thì sao (chẳng hạn gán A' thì B'). Và nếu vậy thì chuyện xảy ra A hay A' là một bất ngờ, nghĩa là B hay B' là một bất ngờ. Yếu tố quyết định ở đây là thời gian, anh ta chỉ nhìn vào lúc xảy ra A' thì nói B' không bất ngờ. Nhưng có thể thấy A' và B' dính liền (gọi tắt A'B') và A'B' bản thân nó là một bất ngờ khác với AB
@ducanhvuong74408 ай бұрын
đúng ý tôi , nếu đến thứ 4 vẫn chưa bị hành quyết thì đâu có nghĩa là thứ 6 ko thể bị hành quyết , vẫn mang yếu tố bất ngờ khi ko biết mình bị hq vào t5 hay t6
@lightningyuhaka4307 Жыл бұрын
quan trọng là chữ "bất ngờ" được tính tại thời điểm nói. Tức mệnh đề "1 ngày bất ngờ vào tuần sau" thì chữ bất ngờ chỉ có hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Nếu xét chữ "bất ngờ" tại mọi thời điểm, thì khi anh tù dc quản ngục gõ cửa thông báo "bây giờ chúng tôi sẽ hành quyết anh", cứ cho là ban đầu sẽ có sự bất ngờ, nhưng đến khi anh ấy chấp nhận sự thật, thì tại giây phút ấy, chứ "bất ngờ" đã trở thành sai rồi. Và thêm 1 yếu tố nữa, đó là chữ "bất ngờ" k ám chỉ chính xác sự bất ngờ của người tù. Bởi vì nếu thế, người tù chỉ cần nghĩ "hôm nay mình sẽ bị hành quyết", bất chấp tính đúng sai, thì sự "bất ngờ" sẽ luôn sai
@changnhaque5746 Жыл бұрын
Kênh có những video hay thật
@binhduongnguyen7052 Жыл бұрын
Lời tuyên án của thẩm phán trong phiên toà là lời nói đáng tin, hành quyết tử từ vào ngày nào từ t2 đến t6 là lời nói đáng tin còn anh sẽ bị bất ngờ là lời nói ko đáng tin, bất ngờ là cảm giác của người nghe ko phải án lệnh của toà án và cảm giác bất ngờ hay ko bất ngờ của tù nhân ko ảnh hưởng đến án tử hình đã được tuyên
@minhle1104 Жыл бұрын
Cái này gọi là tuy suy nghĩ , nghĩ là đúng nhưng khi nó xảy ra bất chợt thì sẽ là bất ngờ
@ngotrongphuc99 Жыл бұрын
ở đoạn 1:19 là mình thấy có gì đó sai sai rồi, tại sao lại cho rằng khi đến t4 mà ko có chuyện gì xảy ra thì lại khẳng định chắc chắn ngày hành quyết là t5, còn t6 nữa mà, vấn đề là anh này đã loại trừ t6 ngay từ đầu, hay nói cách khác anh loại trừ ngược so với thời gian xảy ra sự kiện, nếu anh này suy luận theo đúng chiều thời gian từ t2-t6 thì cách lý giải của trường phái logic là thuyết phục nhất, anh ta chỉ ko bị bất ngờ nếu đến trưa t5 vẫn ko có chuyện gì xảy ra vì lúc này tỉ lệ anh ta bị hành quyết vào t6 là 100%
@thoile5864 Жыл бұрын
vì bị hành quyết 1 trong 6 ngày và làm cho anh ta bất ngờ! nếu t4 ko bị sao mà t5 ko hành quyết thì hành quyết ngày t6 là 100% rồi :( sao bất ngờ nữa
@ngotrongphuc99 Жыл бұрын
@@thoile5864 thì t bảo đoạn 1:19 có vấn đề đó, đến t4 ko bị sao thì vẫn còn t5 và t6, tỉ lệ vẫn là 50%, chỉ khi đến t5 ko bị sao mới hết bất ngờ vì tỉ lệ t6 là 100%
@torung9606 Жыл бұрын
bởi vậy trường phái logic mới nói cách suy luận ngược bị sai
@Phamtuanzza Жыл бұрын
@@ngotrongphuc99 bạn sai rồi nhé, bởi vì nếu k hành quyết vào ngày thứ 5 thì thứ 6 sẽ k hành quyết được bởi vì tù nhân sẽ không bất ngờ nên chắc chắn ngày hành quyết là t5 nếu t4 k có chuyện j xảy ra
@trinhvanquan8443 Жыл бұрын
@@thoile5864 cái sai trong lập luận của bạn và tù nhân là tin vào lời của thẩm phán 100%. Về cơ bản cả bạn lẫn tù nhân sẽ không biết được hay đoán được kết quả chỉ khi nó thực sự xảy ra do đó bất kể sự kiện xảy ra vào ngày nào cũng sẽ gây bất ngờ
@TuNguyen-iz2kq Жыл бұрын
Ông thẩm phán hack não tù nhân rồi, này thì ngồi đấy mà suy luận với chúng tôi này😂😂😂
@Hung_Nguyen_90 Жыл бұрын
Mình tưởng tù nhân nghĩ ra cách là: Hôm nào cũng làm như kiểu hôm nay thế nào cũng chết ấy. 😂 nhìn thấy quản tù đi qua là nói luôn: " Chuẩn bị xử tử đúng không? Biết ngay mà😂
@leduy65737 ай бұрын
Điều này dựa vào tâm lý và sự tin tưởng của tù nhân với thẩm phán
@cuongdao9261 Жыл бұрын
Ad làm giúp mình 1 tập về nghịch lý Cantor đi
@okefine3781 Жыл бұрын
Tôi biết là tôi chắc chắn bị hành quyết nên rơi vào ngày nào thì cũng chả bất ngờ. Điều duy nhất làm tôi bất ngờ là tôi sẽ "Không bị hành quyết" :|
@mgfgame95 Жыл бұрын
Hiểu đơn giản mình nghĩ chỉ kiểu đòn tâm lý với người tù mà thôi. Về cơ bản thì thẩm phán đâu có nói tù nhân sẽ được thả nếu không bị bất ngờ đâu. Nên tù nhân có thể bị hành án 1 trong 5 ngày bất kỳ hoặc thậm chí là ngày khác. Đòn đánh tâm lý khiến tù nhân nghĩ ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng của hắn nên ngày mà hắn bị xử đáng lẽ phải không bất ngờ mới phải. Trong thí nghiệm trên tù nhân lại ảo tưởng nghĩ hắn có thể được tha nên đành ra hôm bị xử hắn lại bất ngờ.
@Duongvaotimemm Жыл бұрын
Hay😊
@yenhoangthu9665 Жыл бұрын
Hay
@Thang_vo_vui_ve Жыл бұрын
Theo tôi bởi vì a ấy tư duy như vậy nên a ta nghĩ a ta ko bị hành quyết, do đó hành quyết ngày nào a ta cũng bất ngờ cả
@mysticguy2795 Жыл бұрын
Chính vì tử tù nghì là ko bị xử, nên khi bị xử sẽ bị bất ngờ :D
@AIHOCHOCAI Жыл бұрын
Mong chờ các bài toán hack não của kênh 😗😗
@ndh.q5772 Жыл бұрын
tù nhân ko bất ngờ vì đó chỉ suy nghĩ của anh ta trong đầu thôi, còn thẩm phán sẽ là người tự cho a tù nhân bất ngờ =))
@hieu-dau-bacАй бұрын
Mình thấy có 1 lỗ hỏng ở đây: Đồng ý là nếu trưa t5 mà ko xử tử thì chắc chắc là ngày t6 -> không bất ngờ Tuy nhiên nếu trưa t4 mà không xử tử, thì mình phải restart lại, tức là còn 2 ngày -> sẽ bị bất ngờ
@hotavn1092 Жыл бұрын
Lập luận của tù nhân trông có vẻ giống phương pháp quy nạp nhưng thưc ra là sai, quy nạp yêu cầu 2 thứ - Tại điểm x1 Đúng - Điểm xk đúng => xk+1 đúng với mọi k (Hoặc xk => xk-1 trong trường hợp xn đúng) Tuy nhiên tù nhân là vi phạm điều thứ 2, Biết được ngày thứ k sẽ chết không suy được ngày thứ k-1 vì nó có thể là ngày thứ k-2, k-3, ....
@ThanhTran-gj6jo Жыл бұрын
Cái sai là anh này nghĩ mình thoát tội thôi, vì các lập luận trước của anh ý đúng. Anh ý đang lập luận: trường hợp là sau trưa t5 an toàn thì mình sẽ chết vào t6 => mình biết trc sẽ chết hôm ý nên ko bất ngờ trường hợp là sau trưa t4 an toàn thì mình sẽ chết vào t5 => mình biết trc sẽ chết hôm ý nên ko bất ngờ trường hợp là sau trưa t3 an toàn thì mình sẽ chết vào t4 => mình biết trc sẽ chết hôm ý nên ko bất ngờ trường hợp là sau trưa t2 an toàn thì mình sẽ chết vào t3 => mình biết trc sẽ chết hôm ý nên ko bất ngờ vậy mình sẽ bị chết vào trưa t2=> n mà mình lại biết là trưa t2 mình sẽ chết nên ko bất ngờ nữa. THỰC TẾ: Nếu trưa t2 anh ý an toàn thì anh ý phải nghĩ đến các trường hợp suy luận ở trên là anh ý sẽ chết vào t3 tương tự là nếu trưa t3 an toàn thì khả năng t4 sẽ chết Anh ý chỉ sai là nghĩ mình sẽ sống ko bị giết vào ngày nào. Nếu anh ý cứ giữ nguyên suy nghĩ như lúc ban đầu thì sau trưa thứ 3 an toàn anh ý sẽ biết t4 mình chết thì hôm ý anh ý sẽ ko thấy bất ngờ và lúc ý cai ngục sẽ lại phải dời lịch ( có khả năng sẽ sống, nói chung là thông minh quá nên phải chết)
@ThanhTran-gj6jo Жыл бұрын
Đang suy luận đúng xong cái lại nghĩ mình ko bị giết vào ngày nào nên thành ra ngày nào cũng sẽ là bất ngờ
@whitehorse7965 Жыл бұрын
Muốn ai đó bất ngờ hãy cho người biết đó trước.
@vanhungnguyen4702 Жыл бұрын
ngày hành quyết là biến cố phụ thuộc với các biên cố ngày không hành quyết, lập luận ngày thứ 6 không thể là ngày hành quyết chỉ đúng khi biết chắc là 4 ngày trước đó không hành quyết, thì việc biết 4 ngày đó không hành quyết đã là bất ngờ rùi. cái này phân biệt được biên cố phụ thuộc và biến cố độc lập là phân tích được, có gì đâu phải bàn luận.
@vanhungnguyen4702 Жыл бұрын
lập luận chỉ tương đối đúng khi ngày thứ 5 không hành quyết thì ngày thứ 6 cũng không hành quyết vì ko bất ngờ và chỉ có 5 ngày, còn dùng lập luận này mà nói ngày thứ 4 không hành quyết thì thứ 5 cũng không là sai, còn 2 ngày là còn khả năng bất ngờ 1 trong 2 ngày. Mà theo mình mấy nội dung này không nên làm thêm nữa, nó kiểu "đánh tráo khái niệm" và "nguy biện", nội dung không bổ ích
@dduwsc5442 Жыл бұрын
Đơn giản thẩm phán đã chọn ngày trong tuần nào mà người tù nên đợi thay vì xác định rõ nên mới bất ngờ ;)))
@thanhbinhnguyen5127 Жыл бұрын
Tôi nói cho anh biết anh sẽ bị hành quyết nên ko cần ngạc nhiên đâu .Nhưng khi nào anh bị hq thì anh ko thể biết cx 100% đâu nên đừng phí công suy luận làm gì. Người tù: ta chỉ duy nhất hy vọng là og ta thay đổi quyết định vì lý do gì đấy hoặc og ta dọa mình.
@brop4034 Жыл бұрын
K hiểu
@phuongnguyentan4713 Жыл бұрын
Sẽ ra sao nếu người tù này muốn chết do mặc cảm tội ác nên suy nghĩ chết càng sớm sàng tốt.việc được sống qua 1 ngày mới là bất ngờ với anh ta. Có phải là thái độ muốn sống hoặc chết mới quyết định được sống chết của anh ta. Sẽ ra sao nếu anh ta nói với thẩm phán : hôm tôi còn sống,chắc chắn hôm sau sẽ là ngày chết của tôi.rồi thẩm phán trả lời sao. Căn bản phán quyết của tòa là không có logic rồi.Đừng có nghĩ nhiều mâu thuẫn lắm!
@AlexCool-dm5fu Жыл бұрын
đó là lý do tại sao có những đề tài nghiên cứu nghe rất khắm nhưng có thể hay. Giống như nghịch lý này. Trong thực tế nói kiểu trời đang mưa và tôi không biết điều đó. Đó là câu ngu xuẩn. Nhưng về mặt logic lại có thể đúng trong một số trường hợp.
@atle4469 Жыл бұрын
Trường phái nhận thức luận hoàn toàn hợp lý. Thế là ta có cách nói thật mà người ta vẫn cảm giác bị lừa dối 😂
@alexhoang2870 Жыл бұрын
T thì theo trường phái logic học Vì kết luận của trường phái còn lại là dựa vào cách suy luận mơ hồ hơn và thêm yếu tố bất ngờ ảo, nghe kỹ lại thì giống như đang cố tạo 1 bất ngờ khi đã tiết lộ ngay sau đó vậy
@cubetkttkt8007 Жыл бұрын
Mình theo trường phái logic học.
@whitemobile6348 Жыл бұрын
Nghịch lý này mình chỉ cần suy nghĩ một cách đơn giản không quá cầu kì để tránh khỏi bất ngờ😂
@minhhuynhhieu5705 Жыл бұрын
ông tù nhân overthinking quá suy nghĩ đơn giản thôi
@MikuChannel107 Жыл бұрын
Vậy tóm lại là khác nhau cách nhìn về sự “bất ngờ” thôi
@trongn.g.u2943 Жыл бұрын
Bởi vì theo thời gian thì ngày thứ 2 sẽ tới trước chứ k phải ngày thứ 6, vì vậy cách quy nạp ngược từ thứ 6 sẽ sai
@QuanNguyen-cm1um Жыл бұрын
Nhanh trí tutu để làm quản ngục và thẩm phán bất ngờ 🌚
@khoaang9313 Жыл бұрын
uh tại vì anh ta nghĩ thẩm phán sẽ ko có cách làm anh ta bất ngờ nên anh ta bất ngờ vì thẩm phán làm bất ngờ anh ta khi anh ta nghĩ chẳng có j bất ngờ :)))
@hangtruong7193 Жыл бұрын
Có vẻ ngày không bất ngờ khác với ngày xoá án, theo logic thì sống đến ngày thứ 4, toà đâu có nói xoá tội thứ 6 nên chưa biết thứ 5 hay thứ 6 chết vì vậy chết vào thứ 5 vẫn là bất ngờ, bên cạnh đó, phải sống đến ngày thứ 5 thì thứ 6 không bị xoá án mới là ngày chết không bất ngờ, dù khi đó muốn xoá án thứ 6 khiến thứ 5 là ngày chết không bất ngờ thì cũng không được vì đã sống qua thứ 5 rồi muốn chết cũng không chết được.
@minigame3828 Жыл бұрын
Chưa thấy nghịch lý chỗ nào luôn. Tự nhiên dùng phép suy ngược dẫn đến rằng mình ko bị hành quyết ngày nào... Rồi cuối cùng là hành quyết ngày nào cũng bị bất ngờ :v
@hungcuongta1214 Жыл бұрын
Mình nghĩ sự việc không xảy ra theo đúng kế hoạch mới là bất ngờ còn đã nằm trong kế hoạch chả có gì là bất ngờ
@geometry2012 Жыл бұрын
nếu trưa ngày thứ ba bình an thì có 2 ngày nên anh ta sẽ không biết ngày nào(mới xem xong đoạn đầu)
@quangpham8695 Жыл бұрын
Nếu là tui đang yên lành thì bị gọi đi hành quyết ko ngạc nhiên mới lạ.
@HungNguyen-bs4ku Жыл бұрын
5:29
@leduy65737 ай бұрын
Anh ta bất ngờ về việc mình sẽ thoát nhưng vẫn bị xử tử 🤑
@khaihuynhtuan3655 Жыл бұрын
tùy ng thôi chứ nếu nói cái đấy với oog tù nhân nào coi nghịch lý này thì chả có j bất ngờ khi ngày hành quyết vào bất cứ ngày nào trong 5 tuần đó hết
@nhatvunguyen49778 ай бұрын
sau ngày thứ 5 bình an vô sự, người tù nghĩ rằng người tù sẽ ngày thứ 6 anh ấy vẫn bình an nên khi anh ta bị hành quyết thì anh ấy vẫn sẽ bất ngờ.
@giahuyho4361 Жыл бұрын
Nếu chiều hôm trước người tù không bị xử tử, người tù sẽ biết là mình sẽ bị xử tử vào hôm sau, và người tù không bất ngờ. Nhưng nếu người tù bị xử tử vào hôm sau, tức là lời nói của thẩm phán là sai. Nhưng nếu lời nói của thẩm phán là sai, tức là người tù sẽ không bị xử tử vào hôm sau, và người tù sẽ bất ngờ. Nhưng nếu hôm sau người tù bất ngờ và người tù bị xử tử, như vậy, lời nói của thẩm phán là đúng. Nhưng nếu lời nói của thẩm phán là đúng, chiều hôm trước người tù không bị xử tử, người tù sẽ biết là mình sẽ bị xử tử vào hôm sau, và người tù không bất ngờ. Hình như lời nói của thẩm phán đã vi phạm vào nghịch lý kẻ nói dối. Vậy là lời của thẩm phán là đúng hay sai, và có gì khúc mắc trong logic của mình mọi người có thể giải thích được không ạ?
@hoangnguyenduc8846 Жыл бұрын
suy nghĩ là nghịch lí xàm :)))), kể cả hành quyết ở ngày thứ 6 cũng bất ngờ thôi, bất ngờ vì mình ngu vậy cứ thích nghĩ thay quan tòa :))))), sắp chết thì nên viết thư cho gia đình đi, nghĩ cái gì nữa :))))
@BinhNguyen-lq6gp Жыл бұрын
Chốt hạ là . K nói gì hết … cứ nói là có sơ hở
@maiangthu282 Жыл бұрын
Cái duy nhất bất ngờ là th tử tù nghĩ r mình sẽ ko chết
@GiangPham-wc9fr Жыл бұрын
cá nằm trong chậu thích bắt lúc nào chả được
@thanhthuynguyen14532 ай бұрын
nhưng mà không bị giết vào ngày thứ 4 thì có thể bị giết vào thứ 5 hoặc thứ 6 mà.tại sao lại biết chắc chắn t5 sẽ bị xử
@TuongNguyendanh-fc7yf Жыл бұрын
Cái này chỉ đúng với các nhà khoa học thôi, chứ trong thực tế thì chưa chắc đã đúng. Con người chỉ bất ngờ với những thứ họ chưa biết trc thôi, vd bạn đặt ship hàng và đc báo là sẽ nhận đc trong vòng 1 tuần thì cảm xúc của ng nhận sẽ như thế nào? Vì đã đc xác nhận trc là sẽ đến trong vòng 1 tuần thì chỉ khi hàng đến sớm or muộn hơn dự kiến trc của ng nhận mới gây ra bất ngờ nhé.
@h911eightle Жыл бұрын
Anh ta sẽ không hề bất ngờ vì anh đã biết anh sẽ chết trong 5 ngày thôi
@anhlee9178 Жыл бұрын
Thật ra hướng suy luận của người tù là đúng, nhưng mới đúng 1 nửa lượt đi và a ta vui mừng quá sớm. nếu hàng ngày a ta đều nói to: "tôi sẽ bị hành quyết vào ngày hôm nay". Thì khi người quản tù đến sẽ ko gõ cửa nữa, và để ngày hôm sau. Ngày hôm sau cũng vậy và người quản tù ko thể gõ cửa cũng ko thể quay lại được ngày hôm trước. Đến tận ngày thứ 6 a ta vẫn ko được chủ quan, vẫn phải hô to câu thần chú đó. Thì a ta sẽ bình an vô sự.
@bljacky007 Жыл бұрын
mình nghĩ cho dù anh ta có nói to như vậy thì chuyện người quản tù đến hay không vẫn sẽ làm anh ta bất ngờ, bời vì bản thân kết quả chuyện người quản tù đến là một kết quả anh ta có thể bất ngờ theo cả hai hướng, hoặc là "oh, bất ngờ quá, mình đoán đúng rồi" hoặc là "oh, bất ngờ quá, mình đoán sai rồi". Vì căn bản anh ta không biết trước chắc chắn quản tù sẽ đến hay không.
@lino-10-năm-trước Жыл бұрын
@@bljacky007 ừ đúng đấy, kiểu nào cũng sẽ sinh ra sự bất ngờ
@anhlee9178 Жыл бұрын
@@bljacky007 giả sử có 1 khẩu súng xoay chỉ có 1 viên đạn trong 6 lỗ đang dí vào đầu. thì mỗi lần bóp cò người tù đều nghĩ mình sẽ chết, và chỉ bất ngờ khi không có đạn.
@vinhnguyenduy1511 Жыл бұрын
1 chiec day chuyen vang vai ty thi ai cha bat ngo
@DungTran-hy5uf Жыл бұрын
Xin lỗi ngài nhưng tôi là một thằng khắc kỷ
@tienthinhnguyen3474 Жыл бұрын
Rõ ràng trình tự thời gian là t2 đến t6 mà lại đi suy luận ngược từ việc biết trc t6 rồi lùi về biết trước t5 là sai ngay từ đầu r
@nguyen-game Жыл бұрын
Nghĩ kĩ thì nếu chết ai chả sợ
@bocuadaxua991 Жыл бұрын
não bị ngược
@ucien8539 Жыл бұрын
Nghịch lý gì vậy? 1 trong 5 thì xác suất 20% thôi chứ có gì đâu
@baihoc10phut Жыл бұрын
nghịch lý đến từ cách suy luận của người tù, chúng ta cần tìm cách giải thích cách suy luận đó bị sai ở đâu
@atcopy7231 Жыл бұрын
nếu mất não thì sẽ ko bất ngờ
@minhtrinh7399 Жыл бұрын
suprise attack
@CuongCter Жыл бұрын
Chả có gì gọi là nghịch lý ở đây cả. Yếu tố "xác xuất" và sự "bất ngờ" nó đi đôi với nhau. Ví dụ: - Khi đến ngày t5 mà chưa bị t.h thì tức là tỉ lệ t.h vào t6 là 100% -> Do đó khi ngày t6 không còn yếu tố xác xuất nên không xuất hiện sự bất ngờ nữa. - Lùi lại, vào ngày t4 mà chưa bị t.h thì tức là tỉ lệ t.h vào t5 và t6 là 50% -> khi đó, việc chọn ngày t.h vào t5 ( lúc này đang có xác xuất là 50/50) sẽ làm xuất hiện sự bất ngờ. Có thế thôi mà ad giải thích dài dòng khó hiểu thế.
@ceno9474 Жыл бұрын
Định nghĩa về "1 khái niệm" của con người rất là linh hoạt và vô nghĩa, khái niệm về "bất ngờ" cũng là 1 trong số đó, ntn mới là bất ngờ? Nếu có thể xác định trước 1 người sẽ chết trong vòng 1 tuần đó thì việc người ấy chết dù là ngày thứ mấy có gì là bất ngờ? Việc thua cuộc của US trước VN trong chiến tranh đã được xác định từ trước, nhìn lại 20 năm chiến tranh thì sự thất bại của US là tất yếu không có gì là bất ngờ nhưng có phải chiến thắng của 1 VN bé nhỏ trước 1 siêu cường là điều vô lý và tạo bất ngờ lớn cho thế giới vào thời điểm đó? Vậy nó là tất yếu hay là bất ngờ? Một đội bóng cửa dưới yếu nhớt cầm hòa một đội bóng cửa trên siêu mạnh là bất ngờ? bất ngờ với ai, hay là tất yếu với 1 nhà cái đã bỏ tiền mua cầu thủ đội siêu mạnh dàn xếp tỷ số từ trước. tất yếu hay bất ngờ bất quá cũng chỉ là sự chênh lệch thông tin, kẻ ít thông tin hơn dễ bị bất ngờ hơn. Trọng tài Tung một đồng xu lên trời rơi xuống tay để xác định đội giao bóng, thì cũng chỉ 1 trong 2 mặt úp / ngửa, vậy có gì là bất ngờ? Đó là điều tất yếu mà? Chết trong 1 tuần, dù là ngày nào thì đó là tất yếu, có gì mà bất ngờ?
@huyhuynh6497 Жыл бұрын
Bất ngờ được gộp thành từ nhiều cái. Chiến thắng kháng chiến chống mỹ của Việt Nam không làm bất ngờ? Biện luận bằng trước đó Việt Nam đã đánh bại nhiều siêu cường xa thì có trung quốc trong đó có mông cổ gần thì có liên quân Pháp ở Điện Biên. Điều bất ngờ là những khí tài được cho là bất khả chiến bại lại thất bại đó mới là bất ngờ 1, Việt Nam là nước lãnh đạo bởi đảng cộng sản nhưng tự quyết định vận mệnh của mình chứ không tuân theo quốc tế cộng sản là bất ngờ 2, 1 thằng yếu ngồi ngang hàng với thằng mạnh nhất nhì thế giới là bất ngờ 3. Xong ý 1. Về ý 2. Nhà cái xuống tiền nhưng cầu thủ không bán độ là bất ngờ 1. Người chơi hầu như không theo cược nhiều là bất ngờ 2. Lỡ thằng nào tung bằng chứng tố cáo rồi bị pháp lý tóm cổ là bất ngờ 3. Ý 2 quá dễ. Trọng tài tung 1 đồng xu biết nó chắc chắn là sấp hay ngửa. Nhưng thứ làm bất ngờ đó là mặt của đồng xu sẽ quyết định nhiều thứ như giữ bóng hoặc chọn sân Ví dụ cầu thủ A chơi ở cánh phải của đội rất được hâm mộ bởi cổ động viên, khán đài thì 1 bên nắng 1 bên không. Việc đội trưởng chọn mặt sấp hay ngửa ảnh hưởng đến cánh phải anh ta so với người hâm mộ của A ảnh hưởng rất nhiều nếu cánh phải nằm bên khán đài có năng nếu có những pha tỏa sáng của A trên sân khán giả sẽ rất khó theo dõi vì bị chói nắng và ngược lại. Đồng xu sấp ngửa không bất ngờ mà thứ gây bất ngờ là ý nghĩa và kết quả của nó. Người hâm mộ kì vọng xem thần tượng họ tỏa sáng nhưng trọng tài và ban tổ chứ kì vọng chọn lựa công bằng bởi trò sấp ngửa. Xong.
@anhchien1992nt Жыл бұрын
Tôi thấy lập luận của a ta sai. Sai giữa tổ hợp và chỉnh hợp, chả có gì đáng nói thêm. Tốn time
@baonguyenyen979 Жыл бұрын
Cặp vợ chồng 10 tuổi :)))
@vuongletrung1843 Жыл бұрын
Tôi sẽ comment 1 thứ khiến bạn bất ngờ dưới đây Tada, bạn không cảm thấy bất ngờ đúng chứ, tôi biết mà, tôi đã đúng ;))
@Nguyenxuantri0712 Жыл бұрын
Ủa, quyết định của thẩm phán thì chắc chắn ko sai đc nên t6 ko bao giờ bị bất ngờ nếu t5 ko bị hành quyết. Cô vợ cũng vậy, ông ck bảo rồi sao còn suy nghĩ🤔. Câu nói ngoài trời đang mưa và tôi ko biết điều đó là sai. Trước khi nói thì có thể ko biết nhưng khi nói câu trời đang mưa thì đã ko còn tôi ko biết nữa. Trường phái nhận thức học hoàn toàn bị phủ định và ko có 1 vd nào thuyết phục trường phái logic học cả. Còn logic thì chuẩn ko có chỗ nào phủ định lại cả.
@Nguyenxuantri0712 Жыл бұрын
@Nguyễn Quốc Việt t chả thâyst phủ định điều j cả vì ko có 1 câu nào là câu khẳng định, 2 vế của câu nói đểu là nghi vấn. Khác với vd video đưa ra là 1 câu khẳng định.
@huyhuynh6497 Жыл бұрын
Câu trời đang mưa thêm phần trạng ngữ chỉ thời gian nữa thì nó mới hợp lí. Kiểu bị hỏi thì mới biết trời mưa.
@Nguyenxuantri0712 Жыл бұрын
@@huyhuynh6497 sao hỏi thì biết 🤔. Thông tin trời mưa đó từ đâu ra
@huyhuynh6497 Жыл бұрын
@@Nguyenxuantri0712 câu trong video thiếu trạng ngữ khẳng định sinh ra mâu thuẫn. Ví dụ mẹ A phơi quần áo và bị mưa ướt vì A không lấy vào. Khi bị hỏi "vì sao không lấy quần áo vào khi trời mưa vào lúc đó?" A sẽ trả lời "trời đang mưa nhưng A không biết điều đó". Như đã nói câu trong video thiếu ngữ cảnh nên phải có trạng ngữ mới khẳng định được câu nếu không sẽ sinh ra mâu thuẫn trong câu (trạng ngữ đề xuất:lúc đó).
@Nguyenxuantri0712 Жыл бұрын
@@huyhuynh6497 chả thấy mâu thuẫn j ở 1 câu hỏi cả. Vì lúc đó chưa biết trời mữa
@meursaultnorfolk5025 Жыл бұрын
Thất vọng (do kỳ vọng sai dựa vào logic hình thức) thì đúng hơn là bất ngờ. Dùng "bất ngờ" để mô tả cảm giác của người tù khi đã biết trước 1 trong 2 phương án chắc chắn sẽ xảy ra vào ngày cuối cùng là không chính xác, đánh tráo khái niệm
@thanhhungnguyen1359 Жыл бұрын
😂nghịch lý xàm. Tự lừa dối bản thân rằng điều đó không xảy ra nhưng vẫn tin nó xảy ra. Giống như tự lừa bản thân rằng mình trong tương lai sẽ giàu có nhưng lại tin rằng điều đó sẽ không xảy ra vậy.
@wtiza9 Жыл бұрын
Giải thích như clip đang phức tạp quá 1 vấn đề vốn chả có gì “Trời đang mưa và tôi không biết điều đó” nếu ngoài đường nói z ngta sẽ bảo thằng khùng, ở đây lại đi phân tích nó và nhét đống lý thuyết logic vô. Nhảm nhí.
@baihoc10phut Жыл бұрын
Nếu ko phải ngoài đường mà là bạn ở phòng kín và ko có thông tin?
@wtiza9 Жыл бұрын
@@baihoc10phut thế thì sao biết trời đang mưa?
@baihoc10phut Жыл бұрын
@@wtiza9 không biết bạn nhé. Vì vậy mà mệnh đề kiểu này gọi là "điểm mù" (blind spot) vì không biết là nó đúng hay sai
@wtiza9 Жыл бұрын
@@baihoc10phut ko biết thế sao nói "đang mưa"!!?? Nói thế ngta bảo khùng còn cãi :))) Nó như kiểu mấy ng lâu lâu nói mấy câu chả ai hiểu, lúc nào cũng khùng khùng điên điên
@baihoc10phut Жыл бұрын
@@wtiza9 bạn nên dùng lời lẽ tôn trọng hơn. Đây ko phải là một câu mà mọi người hay nói trong thực tế, nhưng là một ví dụ để giải thích trong logic học thôi.
@dcrucio Жыл бұрын
Nói thật là nghe nó khá ngu xuẩn và tốn thời gian. Bất ngờ ở đây theo tôi hiểu việc anh tử tù bị hành quyết là chắc chắc, anh ta có thể suy đoán mình bị hành quyết và đưa ra 5 ngày tương đương với 5 lựa chọn, thì việc bị hành quyết vào ngày nào trong 5 ngày đó chỉ chứng minh suy đoán của anh ta đúng hoặc sai chứ chả có sự bất ngờ nào ở đây cả. Việc đã suy đoán trước cũng được gọi là bất ngờ :)