Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@khamphatoichet3 ай бұрын
Hay quá thầy ơi ❤❤ mong thầy giảng Hóa sinh và Hóa dược luôn ❤❤
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Kiến thức thì vô hạn, nhưng hiểu biết của tôi cũng chỉ rất giới hạn thôi. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@Impeak-9993 ай бұрын
Thầy có xuất bản sách hay file lý thuyết và bài tập hoá 12 chương trình mới không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Dự tính trong phần *_Bài Ôn Thi_* sẽ có cả 3 hình thức: (1) Video ôn tập, (2) Bài tập và trắc nghiệm làm trực tiếp trên mạng, (3) Các bài ôn trước mắt dạng ebook, sau này tổng hợp thành sách, cũng dạng ebook,. Dự tính thì như vậy, còn thực hiện được đến đâu có khi là chuyện của ... mai sau! Chúc luôn vui với Hóa.
@doantrang3663 ай бұрын
@@HocHoaTT khi nào thầy sẽ ra kênh Bài ôn thi vậy ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vẫn trong giai đoạn chuẩn bị nên cũng chưa biết khi nào bắt đầu được. Bạn cứ theo dõi thông báo trên kênh này. Chúc luôn vui với Hóa.
@mainguyenthi4724Ай бұрын
Cho em hỏi phản ứng đông tụ protein là hiện tượng vật lý hay hóa học ạ
@HocHoaTTАй бұрын
Nhiều người hiểu lầm đây là hiện tượng vật lý, người khác lại cho rằng đây là biến đổi hoá học. Thật ra, phải xét từng trường hợp cụ thể chứ không thể tổng quát hoá được. Như bạn thấy trong phần các cấp cấu trúc của protein và sự phân huỷ các cấu trúc này khi biến tính và đông tụ: 1. Khi từ cấu trúc 4⁰ xuống 3⁰ xuống 2⁰ thì *_có thể có_* sự phân cắt liên kết disulfide hoặc liên kết ester. Nếu điều này xảy ra thì do có sự cắt đứt liên kết hoá học, theo định nghĩa, nó là biến đổi hoá học. 2. Những trường hợp khác nếu chỉ có sự phá vỡ liên kết hydrogen hoặc liên kết ion (dạng ammonium carboxylate) thì coi như chỉ là hiện tượng vật lý, vì các liên kết này không làm thay đổi đến tính chất hoá học của chúng. Vì thế, như đã nêu trong bài giảng, tôi thấy tiếc là chương trình lại bỏ đi phần các cấp cấu trúc của protein rất quan trọng này (vì cấu tạo quyết định tính chất, nhất là trong hoá học hữu cơ). Chúc luôn vui với Hóa.
@tahoangphuchbt513 ай бұрын
18:53 mặc dù bằng chứg khoa học thầy đưa ra rất cụ thể nhưng mà e nghĩ đề vẫn có phần đúng khi họ bảo là tiêu hóa THỨC ĂN CHỨA protein thực vật dễ hơn chứ nó ko bảoo là protein thực vật dễ tiêu hóa hơn ạ. Theo e thấy đáp án bảo nó có carbohydrate như cellulose giúp chuyển hóa nhanh hơn thì vẫn hợp lí đúng k ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Không đâu. Bạn đọc thêm ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/10/ve-mot-cau-hoi-lien-quan-en-protein.html Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy Chúc luôn vui với Hoá!
@longsubach46783 ай бұрын
Thầy ra thêm video mới đi ạ em hóng video mới của thầy 2 hôm nay rồi
@HocHoaTT3 ай бұрын
Bạn đừng vội, dù sao vẫn còn rất sớm mà. Vả lại, tôi làm video chậm lắm. Chúc luôn vui với Hóa.
@demon_wofl28093 ай бұрын
em chào thầy. thầy có các dạng bài tập dạng nâng cao không ạ.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Nếu mọi chuyện như dự tính, sẽ có chuyên mục *Bài Ôn Thi* trong thời gian sắp tới. Chúc luôn vui với Hóa.
@ductai1122 ай бұрын
@@HocHoaTTDự kiến tháng mấy sẽ phát hành ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Không dự kiến bạn à. Mọi thứ tùy thuộc thời gian tôi có thể sắp xếp được đến đâu. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong44342 ай бұрын
Dạ thầy ơi cho em hỏi Casein là loại protein tan hay không tan trong nước ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Casein nói chung là protein không tan trong nước ở điều kiện thường (pH trung tính). Nó thương tạo các micelles giúp bền hơn trong sữa nhưng không tan trong nước như nhiều protein khác. Tuy nhiên, casein tan nhiều hơn trong môi trường acid hoặc base hoặc có mặt các enzyme thích hợp. Chúc luôn vui với Hóa.
@ChemAltry2 ай бұрын
Thưa thầy, enzyme có bị biến đổi trong pu hóa học ko ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Không rõ ý bạn hỏi. Tuy nhiên: 1. Xúc tác enzyme ⇒ enzyme phải không thay đổi sau phản ứng (theo định nghĩa chất xúc tác) 2. Trong thực tế, tuy enzyme có thể tạm thời tạo liên kết và có cấu trạng (hay cấu dạng) thay đổi chút ít trong quá trình phản ứng, nhưng sẽ trở về nguyên dạng sau phản ứng, cho phép nó tiếp tục vai trò xúc tác cho lượt phản ứng kế tiếp. Chúc luôn vui với Hóa.
@ChemAltry2 ай бұрын
@@HocHoaTT E cảm ơn Thầy ạ!
@thanhhoathanhhoa12093 ай бұрын
Thầy cho em hỏi thầy có làm video phần chuyên đề Hoá 12 không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Sẽ, vì không biết khi nào các bạn học đến các chuyên đề này nên chưa soạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@thanhhoathanhhoa12093 ай бұрын
@@HocHoaTT dạ em cảm ơn thầy rất nhiều ạ
@manhhungnguyen16972 ай бұрын
Thầy hay va chạm sách tiếng anh, thầy có thể cho em xin tên một số sách bài tập hoá bằng tiếng anh được không, em muốn xem để tham khảo.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Một từ khá ngộ nghĩnh! Tôi hay "va chạm" sách tiếng Anh lắm sao? Thật ra tham khảo sách là một phần, phần khác là các nghiên cứu công bố trong các tạp chí khoa học, phần lớn là tiếng Anh dù tác giả ở khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam, nếu công trình có giá trị. Các tài liệu này một phần cũng có nêu trong sách giáo khoa, bạn tham khảo hết chừng ấy chắc quá đủ. Chúc luôn vui với Hóa.