Hi các bạn, trong Video này Ad trả lời 7 vấn đề các bạn thường xuyên email hỏi Ad. Mục đích duy nhất là tiết kiệm thời gian. Từ giờ Ad sẽ không trả lời email liên quan đến 7 vấn đề này nữa nha. Xin cảm ơn. 0.33: Giá trị thực sự của chứng chỉ ACCA? 6.35: Có nên học F1->F3 khi đã được miễn không? 8.37: Học ACCA theo Nguyên tắc 80/20 có phải học tủ không? 10.51: Nên học ACCA ở đâu? 13.03: Giáo trình cũ có sử dụng được không? 13.55: Thủ tục xin hoãn thi ACCA? 16.47: Nên học ACCA theo lộ trình như nào?
@bagiagapkecap3 жыл бұрын
bạn nói quá đúng luôn! Hãy mưu cầu kiến thức, và sự xuất sắc. Và ACCA là một phương tiện tốt để bồi dưỡng kiến thức. Đừng theo "trends" ACCA.
@LyNguyen-oi9bf3 жыл бұрын
Em học ngành khác có đang tìm hiểu thêm về kế toán để bổ trợ kiến thức và đang tìm những video như thế này để tự học. Cảm ơn những chia sẻ của chị ạ ^^
@ntcuong01ct13 жыл бұрын
Tôi có 1 câu hỏi: ACCA tập trung học về audit, internal control và các chuẩn mực IFRS và IAS?. Cám ơn
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi bạn, ACCA còn học cả về thuế, quản lý tài chính và quản trị hoạt động nữa nha, phân tích kinh doanh nữa nha.
@giangdothu63983 жыл бұрын
Trời chị ơi chị giỏi và nói rõ ràng quá đi. Em hâm mộ chị quá. Chị có mở lớp kế toán Việt Nam gì không ạ?
@Tuonthi3 жыл бұрын
Cảm ơn em. Chị không mở lớp gì cả. Chỉ chia sẻ kinh nghiệm thôi, hy vọng giúp ích cho mọi người. :)
@vuongtuan892 ай бұрын
Cám ơn chia sẻ của chị. ❤
@huyenhoang96643 жыл бұрын
Cảm ơn chị với những video chia sẻ tận tình. Chị vẫn đang học tiếng Nhật chứ ạ hi em cũng đang tự học
@Tuonthi3 жыл бұрын
Huyền ơi chị vẫn học tiếng Nhật, nhưng tốc độ chậm hơn dự kiến nhiều do chị bị say mê học thư pháp hơn cả tiếng nhật. :))
@12.VuThiAnh-qi3xr5 ай бұрын
Em đang là sinh viên năm 2 ngành kế toán của 1 ngôi trường không nổi bật, không top. Có thể đánh giá năng lực của em không cao, và tấm bằng tốt nghiệp sau này của em cũng không cạnh tranh được. Nhận thức được điều đó, em mưu cầu kiến thức và 1 chứng chỉ chứng nhận năng lực. Em có nên theo đuổi acca không ạ? Em nên bắt đầu từ đâu và lộ trình như nào ạ?
@Tuonthi5 ай бұрын
Hi em, câu hỏi của em thực sự rất rất nhiều bạn đã hỏi Ad. Theo Ad thì việc quan trọng nhất là em suy nghĩ xem có thực sự muốn làm kế toán hay không? Chứ đừng để học nửa đường lại bỏ vì không muốn theo nghề kế toán. Nếu quyết định theo kế toán, thì tiếp theo cần xác định mục tiêu là muốn làm ở công ty việt nam hay nước ngoài? Quy mô nhỏ hay lớn nhé? Vì mỗi phân khúc người ta sẽ có yêu cầu tuyển dụng khác nhau. Em nhắm đến khúc nào thì tìm các công ty trong khúc đó, xem yêu cầu tuyển dụng người ta như nào rồi hãy quyết định nên học cái gì. Ví dụ: Nếu làm công ty lớn nước ngoài thì yêu cầu giao tiếp tiếng anh tốt, với các công ty lớn chút thì sẽ chuộng ACCA. Như vậy nếu em nhắm đến công ty nước ngoài thì quan trọng nhất là Tiếng anh => ACCA. Còn nếu làm công ty nhỏ ở Việt nam có khi người ta còn không biết ACCA là gì em ah. Nếu em quyết định học ACCA: - Tham khảo nội dung các môn trong chương trình ACCA: tuonthi.com/chung-chi-acca-la-gi/ - Check xem mình có được miễn thi môn nào không? Xác định lộ trình học để đăng ký thi: tuonthi.com/lo-trinh-hoc-acca/
@ngocyentran282 жыл бұрын
Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin rất hữu ích ạ
@austin_moore1107 Жыл бұрын
Tạ ơn chị ơi huhu. Em đang học năm 2 tài chính ạ. Em đang phân vân giữa CFA và ACCA để học. Em tính năm sau em sẽ thi CFA, theo chị em có nên học thêm một số môn F ko ạ? Em vừa muốn bộ trợ việc học trên lớp và cái CFA ạ
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, cái này cần phải xem định hướng nghề nghiệp gần nhất của em như nào em ah. Nếu là định theo ngành tài chính chứ không phải kế, kiểm thì học thẳng CFA hơn chứ. Còn nếu theo kế, kiểm thì học ACCA sẽ tốt hơn. Chưa nói đến bằng cấp, mà nhìn vào curriculum của 2 chứng chỉ em sẽ thấy: CFA thì có 1 học phần liên quan kế toán là Financial Analysis, sẽ học về IFRS và US GAAP. Tuy nhiên, theo Ad thấy thì chỉ mang tính chất giới thiệu nhiều, không đi quá sâu. Kiểu như sẽ giới thiệu quy định, nhưng không đi sâu như nội dung tương tự của ACCA. Còn với ACCA, cũng sẽ học về phân tích tài chính ở môn FM/AFM, nhưng cũng lại chỉ mang tính giới thiệu là chính. Không đi sâu, giải thích chi tiết như ở CFA. CFA thì ngoại trừ môn Ethics và F.A ra, các môn còn lại đều về các khoản đầu tư, danh mục đầu tư... cả.
@nguyenvuongkhanh3023 жыл бұрын
Ad cho em hỏi, vì em là 1 người tự học thì nên dùng những tài liệu, sách vở từ nguồn nào để bổ trợ thêm vì em chỉ vẫn đang học sách của BPP. Mong ad giúp đỡ.
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, Ad tự học cũng chỉ sử dụng tài liệu BPP em ah. Kinh nghiệm của Ad là thi gì cũng thế, đừng tham nhiều tài liệu. Chọn ít thôi, nhưng mình cố gắng sử dụng tối đa tài liệu đó thì sẽ hiệu quả hơn.
@HANGLe-ww4ct2 ай бұрын
làm thế nào để tìm trên mạng của sách BPP ạ
@UyenNguyen-lr9jc3 жыл бұрын
Chào bạn, bạn cám ơn bạn về bài chia sẻ. Bạn có thể cho mình biết bạn học ACCA ở đâu vậy, và học phí là bao nhiêu
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi bạn, trước t từng thử học ở Vietsourcing. Sau thấy không hiệu quả nên thôi. Cũng k nhớ chính xác là học phí bao nhiêu, nhớ là đắt thôi. Bạn quan tâm thì lên website của họ là biết ngay ý mà. Nếu bạn đang muốn tìm chỗ học ACCA thì tham khảo thêm ở đây nhé: tuonthi.com/hoc-acca-online/
@hienpham27772 жыл бұрын
thực sự c nói quá đúng
@tutran92752 жыл бұрын
Em chào chị, em có 2 câu hỏi thắc mắc, chị giải đáp giúp em ạ: 1. Các giấy tờ để mở tài khoản MyACCA đều phải công chứng tại văn phòng công chứng hay có thể công chứng tại UBND xã, phường? 2. Tài khoản thanh toán quốc tế có nhiều loại thì ACCA yêu cầu mở tài khoản nào ạ? Vì em thấy mở thẻ VISA hay Mastercard còn phải có điều kiện thu nhập hàng tháng tối thiểu 5 triệu và có phí thường niên nữa ạ! Em cảm ơn ạ.
@Tuonthi2 жыл бұрын
Hi em, 1. Giấy tờ công chứng em mang công chứng ở đâu cũng được em ah. Miễn là người ta công chứng cho em. Theo kinh nghiệm của chị thì có 1 số phòng công chứng bên ngoài người ta chỉ công chứng giấy tờ nhà đất thôi nhé. 2. Thẻ nào thanh toán quốc tế được là được em ạ. Thẻ visa thì có 2 loại là Visa debit (thẻ này em phải nạp tiền vào mới xài được nên điều kiện mở đơn giản) và Visa credit (thả này bản chất là ngân hàng cho em vay tiền thanh toán trước, sau đó đến hạn thì e mới phải trả tiền ngân hàng. Do vậy điều kiện mở thẻ sẽ khó hơn. Thẻ master tương tự). Thẻ giờ nhiều người có, em không tự mở thì nhờ bạn nào có thẻ thanh toán cho, xong em đưa tiền mặt cho người ta là được mà.
@tutran92752 жыл бұрын
@@Tuonthi Em cảm ơn chị ạ
@quantrannguyen31526 ай бұрын
Chị thấy nếu thực tập năm 4 có nên apply vào big 4 hay non-big kiểm toán à vì năm 3 e mới học ACCA nhưng cũng cùng thời điểm đó em học bằng kép NN Anh bên ĐH Ngoại Ngữ -ĐHQGHN ạ (ngành chính của em là Kinh doanh quốc tế-chuyên sâu kế toán của VNUIS)
@Tuonthi5 ай бұрын
Hi em, Ad cũng không biết là nên hay không nên vì tuỳ năng lực và mục tiêu của từng người ý. Hồi Ad thi thực tập của Big 4 thì còn chưa biết ACCA là gì á. Nhưng Ad nghĩ quan trọng nhất không phải là nên hay không, mà là có apply được hay không? Vì bên Big 4 họ sẽ có yêu cầu đối với vòng hồ sơ mà. Ad thì vẫn khuyến khích mọi người nếu được thì nên thử làm ở Big 4 trước. Tuy mỗi chỗ mỗi khác nhưng nhìn chung thì các công ty lớn họ vẫn đào tạo bài bản hơn so với các công ty bé của VN.
@sangto2791 Жыл бұрын
Nhờ bạn so sánh giúp mình độ khó (lượng kiến thức, mức độ phức tạp của cậu hỏi) giữa ACCA và CPA VN với ạ. Theo mình thấy có CPA VN sẽ được miễn F6, F8 nghĩa là 2 môn thuế, kiểm toán của CPA sẽ khó hơn level F? Không được miễn F9 nghĩa là môn tài chính của CPA sẽ dễ hơn? F7 không được miễn vì khác chuẩn mực về kế toán. So sánh theo thang 10 về độ khó thì 2 chứng chỉ này ở mức bao nhiêu bạn nhỉ? Thanks bạn.
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi bạn, Ad nghĩ có cho miễn hay không, không phải do cái nào dễ hơn. Mà phải căn cứ vào sự tương đồng trong phạm vi kiến thức yêu cầu. Ad không so sánh được thang 10 về độ khó, vì giới hạn 1 và 10 không có mốc để tham chiếu á. Còn về ACCA và CPA VN, thì Ad thấy thế này: (1) F6 và Thuế CPA: Mấy năm trước thì đề có sự chênh lệch rõ ràng khi Thuế của CPA thường có 1,2 câu lý thuyết và bài tập tình huống thì hay có thông tin bẫy. Nhưng hiện tại thì có thể nói rằng đề thi thuế của CPA ngày càng được biến đổi, hướng đến môn F6. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng, phạm vi 2 môn này không hoàn toàn tương đồng nhau. Môn thuế của CPA rộng hơn với thuế xuất nhập khẩu, trong khi F6 thì lại có thuế nhà thầu. Để mà nói về độ khó của đề thì khó với người này nhưng dễ với người kia, nên Ad không đưa ra đánh giá. Môn F6 thì ưu điểm là có phần thi trắc nghiệm, trong khi môn thuế CPA lại cô đọng hơn với 5 câu lớn. (2) F8/AA và Kiểm toán CPA: Cá nhân Ad đánh giá thì môn F8 dễ học hơn là Kiểm toán CPA, vì sách để học và phạm vi kiến thức rất rõ ràng. Trong khi kiểm toán CPA, thì đề cương học là toàn bộ nội dung chuẩn mực ý. Quá rộng nên tương đối khó học. Hơn nữa bạn có thể thấy với kiểm toán ACCA chia 2 cấp độ AA và AAA, trong khi kiểm toán CPA chỉ có một. Nên có thể hiểu rằng môn kiểm toán CPA sẽ gồm cả những kiến thức mà xuất hiện trong AAA. (3) F9 và Tài chính CPA: Ad nghĩ lý do không cho miễn vì phạm vi kiến thức ôn tập không có quá nhiều sự tương đồng, ngoại trừ 1 số phần về chi phí sử dụng vốn. Theo đánh giá cá nhân của Ad, đề cương môn tài chính CPA khá loạn, lộn xộn, kiểu cắt ghép mỗi chỗ 1 tí, nên thành ra nội dung không cung cấp được bức tranh rõ ràng về quản trị tài chính.
@sangto2791 Жыл бұрын
@@Tuonthi Cảm ơn ad
@DiemNguyen-zb7cd Жыл бұрын
Chị ơi cho em hỏi điều kiện nhận bằng là phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp, vậy cụ thể những công việc nào được công nhận ạ?
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, cái yêu cầu 3 năm kinh nghiệm được gọi là PER - là bản kê khai của mình khi apply ACCA member. Nhìn chung thì quy định sẽ là: thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ liên quan đến kế toán, tài chính, kiểm toán & đảm bảo hoặc trong các lĩnh vực kỹ thuật liên quan khác như thuế, phá sản... Quan trọng là công việc thực hiện phải được giám sát thích hợp. Điều này thể hiện ở chỗ bản kê khai PER của em phải được 1 người giám sát thực tế của em ký duyệt. Chi tiết em xem ở đây: www.accaglobal.com/gb/en/student/practical-experience-per.html Nhìn chung, nếu làm ở các công ty kiểm toán hoặc tư vấn thì rất thuận lợi. Vì nhờ các anh chị đã có ACCA ký xác nhận giùm là OK.
@DiemNguyen-zb7cd Жыл бұрын
@@Tuonthi dạ em cảm ơn ạ
@ThaoLe-gu6nx6 ай бұрын
chị ơi tài chính có hạn thì có nên đăng ký member acca không ạ, nếu mình chỉ thi và pass thôi thì có giá trị trong mắt nhà tuyển dụng không ạ
@Tuonthi5 ай бұрын
Hi em, còn tuỳ là em đăng ký tuyển dụng ở ví trị nào, tại công ty nào. Tốt nhất là em nên lên các trang tuyển dụng xem trực tiếp các vị trí mình nhắm đến người ta yêu cầu hồ sơ ra sao, chứ mỗi công ty, tại mỗi giai đoạn lại yêu cầu khác nhau. Ví dụ,Với các công ty tư vấn mà người ta cần người ký được báo cáo hoặc để đi sales khách hàng thì người ta thường sẽ yêu cầu ACCA Member. Trong khi với các côgn ty chỉ tuyển người làm thông thường thì sẽ không nhất định là ACCA member, biết kiến thức là được. Hoặc, nếu người ta yêu cầu ACCA member, nhưng ít người ứng tuyển quá thì dù em chỉ có passed ACCA thôi thì người ta cũng có thể linh động chấp nhận cho em, và thoả thuận là sau khi vào công ty thì em đăng ký để thành member. Em cũng có thể cân nhắc đăng ký ACCA member để phục vụ cho việc tìm việc trước. Sau đó nếu công việc không cần nữa thì xin tạm ngừng tư cách member để đỡ phải đóng phí thường niên. Sau đó khi nào cần thì lại apply lại thôi. Chỉ ngại là vụ EPR cũng sẽ phải làm lại.
@noname1811_13 жыл бұрын
Em đang theo học ngành kế toán năm 2 và em cảm thấy em hợp với ngành này và muốn theo ngành này ra làm việc luôn nhưng em không biết có nên học thêm một văn bằng 2 là kiểm toán hay tốt nghiệp ngành kế toán vẫn có thể làm được kiểm toán không ạ
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, em có bằng kế tóan nhưng nếu em apply thành công vào công ty kiểm toán thì vẫn làm kiểm toán được thôi. Học kiểm toán xong thì lúc đi làm vẫn phải đào tạo lại thì mới làm được việc chứ ra trường chưa làm được ngay em ah.
@tukhuetranha52833 жыл бұрын
chị ơi em hiện đang theo mảng FP&A và cũng đang học ACCA. Em thấy các môn F2, F5, APM cũng dạy khá nhiều về mảng này, ko biết em muốn tìm hiểu sâu hơn nữa thì có nên học thêm CIMA hoặc CMA ko, hay ACCA thôi cũng đủ rồi ạ? Các môn thi của CIMA vs 3 môn về performance management của ACCA có bị trùng nhiều ko ạ? Em cảm ơn ạ
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, chị không rành về mảng FP&A em đề cập. Nhưng theo kinh nghiệm của chị thì đủ hay không thì còn phải xem định hướng nghề nghiệp của em như nào em ah. F2,F5,APM thì là các môn liên quan đến kế toán quản trị, quản trị hoạt động. Còn F9, AFM thì liên quan đến quản lý tài chính. CiMA hay CMA thì tập trung vào kế toán quản trị nên nó sẽ sâu hơn về lĩnh vực này so với ACCA. Kiểu đều cùng đề cập 1 chủ đề nhưng ACCA có thể chỉ 1 chapter trong khi CiMA/CMA thì dành hẳn 1 subject ý. Nên còn tuỳ phải xem định hướng nghề nghiệp của em là gì. Vì học 1 cái bằng cấp không chỉ vì kiến thức mà còn vì làm đẹp CV. Hiện tại thì chị thấy CiMA hay CMA thì ở việt nam vẫn chưa phổ biến như ACCA khi tuyển dụng. Em có thể xem các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí công việc em nhắm đến để biết mình cần học gì
@tukhuetranha52833 жыл бұрын
@@Tuonthi em cảm ơn ạ ^^
@linhhowii Жыл бұрын
Chị ơi nếu em đang làm kế toán và em đang học chứng chỉ này thì sau có chuyển sang mảng kiểm toán nội bộ được không ạ
@Tuonthi Жыл бұрын
Chứng chỉ kiểm toán nội bộ có riêng 1 cái là CIA. Nếu em định hướng vào kiểm toán nội bộ thì học luôn CIA sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, vì CIA ở VN cũng không quá phổ biến, nên theo c biết thì nó cũng không phải bằng cấp bắt buộc với các vị trí tuyển dụng kiểm toán nội bộ. Có bạn của c cũng là làm kiểm toán nội bộ xong mới đi học CIA. Nhưng còn để nói em học ACCA có chuyển được sang làm kiểm toán nội bộ hay không thì c cũng không chắc. Vì còn phải tuỳ từng công ty, tuỳ từng thời điểm khác nhau mà yêu cầu tuyển dụng của người ta sẽ khác nhau em ạ
@linhhowii Жыл бұрын
@@Tuonthi em cảm ơn chị nhiều ạ 💗
@KhoaNguyen-gp9id3 жыл бұрын
Chị ơi cho e hỏi khi mình học xong ACCA. Thì mức phí hội viên mình phải đóng là bao nhiêu ạ. Em xem trên các trang thì e thấy hơi cao ạ.
@Tuonthi3 жыл бұрын
Uh cao em ah, và cũng tăng dần. Bây giờ hình như tầm £258/năm hay sao ý. Chị không nhớ là có tăng thêm nữa hay chưa.
@Hanh1231-k6l3 жыл бұрын
Chị ơi. Cảm ơn chị rất nhiều. Em học trái ngành muốn tìm hiểu về kế toán. Mà em bị mông lung không biết nên học chứng nào. Em hi vọng chị sẽ trả lời
@Tuonthi3 жыл бұрын
Sơn ơi, muốn biết nên học chứng chỉ gì thì phải xem mục đích học của em là gì nha. Mỗi 1 loại chứng chỉ nó sẽ có tác dụng, ưu và nhược điểm khác nhau đó. Ngay cả kế toán cũng có kế toán quản trị, kế toán tài chính... ứng dụng khác nhau. Học cho biết và học để phục vụ công việc cũng khác nhau nữa. Nếu em có thể chia sẻ cụ thể hơn vì tình huống của em thì chị sẽ có thể chia sẻ chi tiết hơn đó.
@Hanh1231-k6l3 жыл бұрын
Dạ vâng em sinh viên trái ngành sau này em muốn lập công ty kinh doanh. Hiện tại em rất tò mò về mảng doanh nghiệp nên em tìm hiểu là có chứng chỉ ACCA và CFA. Em không biết chứng chỉ nào phục vụ tốt hơn cho em nữa. Em thấy bên nào cũng quan trọng và tính em thì hay tò mò. Em đọc cũng tìm hiểu rất nhiều nhưng chưa đưa ra được quyết định đúng đắn. Hi vọng chị có thể giúp em ạ. Em cảm ơn❤️
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, ACCA thì thường cho các bạn làm kế toán, kiểm toán. Còn CFA thì là chuyên về phân tích tài chính. Nếu em muốn tìm hiểu về kế toán chỉ để sau này lập công ty tự kinh doanh, thì theo Ad là cả 2 đều không phù hợp lắm, đặc biệt là CFA. Vì đi quá nhiều vào kiến thức chi tiết. Trừ khi sau này em tự kinh doanh theo kiểu lập công ty tư vấn kế, kiểm, tài chính thì không nói. Tuy nhiên, tự kinh doanh thì chắc chắn phải hiểu biết 1 phần về kế toán. Vì sẽ phải tự tính toán rất nhiều thứ như chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền, quản trị chi phí. Em phải có kiến thức mới quản lý được hoạt động của công ty mình đúng không? Theo Ad thì em có thể xem chứng chỉ kế toán quản trị như CMA hay CiMA. Vì nó sẽ tập trung vào quản trị hoạt động từ góc độ kế toán. Như vậy sẽ thiết thực hơn khi sau này e cần quản trị cơ sở kinh doanh của chính mình. Tất nhiên, Ad không nói chắc em cũng biết là để tự kinh doanh thì kiến thức về quản trị hoạt động thôi là không đủ. Những thứ này phải tự xem lĩnh vực em chọn là gì thì mới biết được. Kiểu như kiến thức về kỹ năng bán hàng, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro... đó.
@Hanh1231-k6l3 жыл бұрын
@@Tuonthi Vâng mấy ngày qua em tìm hiểu về 2 chứng chỉ trên như ad đã chia sẻ với em. Mà khi em hỏi trung tâm bên họ chia sẻ là CIMA là dành cho các anh chị đi làm có kinh nghiệm trong ngành kế toán. Em sinh viên trái ngành thì nên học 9 môn F đầu trong ACCA Và em tìm trên Face cũng không thấy một nhóm chuyên về việc học CIMA.. Không biết như vậy có ổn theo mục tiêu của em không ạ. Em cảm ơn ạ. Hi vọng ad sẽ phản hồi ý kiến của em🥺❤️
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi Sơn, cả ACCA hay CiMA hay CMA sẽ không có chứng chỉ nào hoàn toàn phù hợp 100% với mục tiêu của em. Vì nó đều là chứng chỉ chuyên ngành, trong khi em chỉ muốn có kiến thức ở mức trái ngành. Vậy nên, theo Ad thì em làm giống Ad khi tự học lập trình. Đấy là tự học trước. Tò mò cái gì thì tìm hiểu cái đó. Vấn đề này nó sẽ dẫn đến vấn đề khác. Trong quá trình tự học, có được lượng kiến thức nhất định rồi thì em sẽ hình dung được rõ hơn đâu mới chính xác là cái em muốn học. Thì khi đó quyết định đi học. Cho đến bây giờ chị vẫn thấy không có khoá học lập trình nào hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của chị, mà giờ chị cũng không thấy cần đi học nữa vì đã làm được cái chị muốn làm rồi.
@thanhlamvu7998 Жыл бұрын
Chị ơi e đang học quản trị kd muốn chuyển ngang sang kế - kiểm thì có nên học f1,2,3 và sau khi đc nhận vào 1 cty nào đó sẽ học các môn còn lại ko ạ. Tại e thấy nhiều công ty yêu cầu bằng kế toán, tài chính ngân hàng chứ ko yêu cầu qtkd ạ.E sv cuối năm 3 rồi ạ. E cảm ơn chị❤.
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, em suy nghĩ xem có thực sự muốn làm kế, kiểm hay không? Và định hướng mục tiêu là muốn làm ở công ty việt nam hay nước ngoài? Quy mô nhỏ hay lớn nhé. Vì mỗi phân khúc người ta sẽ có yêu cầu tuyển dụng khác nhau. Em nhắm đến khúc nào thì tìm các công ty trong khúc đó, xem yêu cầu tuỷen dụng người ta như nào rồi hãy quyết định có học hay không. Nhiều bạn tự học ACCA (F6F7,F8) theo kênh của chị rồi thi đỗ vào Big 4. Nhưng chị cũng không rõ các bạn ý chuyên ngành như nào, có gặp vấn đề chuyển ngành giống như em không. Với các vị trí tuyển dụng kế toán, kiểm toán... đương nhiên sẽ yêu cầu người có bằng cấp ở lĩnh vực liên quan. Với những công ty lớn, có khi còn chỉ định cụ thể tên trường đại học luôn. Cầu ít cung nhiều mà, nên công ty tuyển dụng sẽ có quyền lựa chọn. Còn khi mà người ta tuyển dụng mãi không được thì người ta sẽ hạ thấp yêu cầu tuyển dụng xuống thôi. Ở đâu cũng vậy. Việc học 1 ngành mà lại ứng tuyển làm 1 ngành khác không phải không có, thậm chí rất nhiều. Nhưng phải xét tuỳ trường hợp chứ không phải có công thức chung em ah. Yêu cầu tuyển dụng của các công ty thay đổi theo từng năm, tuỳ vào nhu cầu của công ty và tình trạng thị trường lao động. Như lúc c làm kiểm toán, thì có bạn học kinh tế đối ngoại bên ngoại thương apply vào vô tư. Nhưng ngành của em lại là Quản trị kinh doanh. Chị cũng không thể biết được công ty nào sẽ OK với bằng cử nhân từ quản trị kinh doanh. Em muốn biết thì phải bỏ công tìm hiểu, lục nát mấy trang tuyển dụng lớn, thử gọi điện đến công ty hỏi tận nơi... Chứ không mơ hồ nói có được hay không được đâu em ah.
@ThaoNguyen-ir3vj Жыл бұрын
Hi chị ơi, e sn 95, học kinh doanh thương mại ra trường làm mảng khách sạn. Nay em đang làm kế toán nội bộ cho công ty nước ngoài được 1 năm nhưng chỉ được quản lý chứng từ, k được làm việc chuyên môn. Trước công ty này e làm kế toán dịch vụ cho công ty nhỏ việt nam hơn 1 năm. Chị cho e hỏi với kinh nghiệm hiện tại, học thêm acca, e có thể xin được việc tốt hơn trong lĩnh vực kế toán hay tài chính k ạ. E ngại tuổi lớn, kinh nghiệm ít ạ. Mong chị tư vấn giúp e
@Tuonthi Жыл бұрын
Hi em, mỗi người mỗi khác nên chị cũng không rõ "việc tốt hơn" mà em đang muốn nhắm đến là gì. Sẽ rõ ràng hơn nếu em có thể liệt kê các công việc liên quan kế toán mà e đã có kinh nghiệm làm, sau đó tham chiếu đến yêu cầu tương ứng của các vị trí kế toán khác nhau, em sẽ biết mình có thể tìm được công việc gì. Thậm chí em có thể gửi thử CV đến 1 vài công ty xem phản hồi như nào ý. Từ góc nhìn của c thì dù em có học hết chương trình ACCA cũng chỉ giúp em thêm hiểu biết lý thuyết, nếu không làm thực tế thì nó không thành "kỹ năng" công việc của em được, chỉ giúp CV đẹp hơn để qua vòng hồ sơ và khi deal lương có thể tốt hơn, tuỳ công ty. Em thử mở các trang tuyển dụng ra sẽ thấy, bao giờ người ta cũng nêu yêu cầu kinh nghiệm làm việc.... sau đó mới thêm câu: Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ ACCA...Trừ khi tuyển fresh staff thì mới không yêu cầu kinh nghiệm.
@ThaoNguyen-ir3vj Жыл бұрын
@@Tuonthi Dạ e muốn nhắm đến những công việc kế toán phần hành cụ thể như AR, AP, giá thành.... để có thể được học hỏi thêm và level up bản thân. Còn công việc hiện tại e thấy không học thêm được gì ạ. Cảm ơn chị đã tư vấn
@Tuonthi Жыл бұрын
Nếu nhắm đến kế toán từng phần hành cụ thể thì vào các công ty nước ngoài, hoặc các công ty việt nam lớn sẽ phù hợp hơn. Vì ở công ty bé, 1 kế toán thường kiêm nhiều việc nên sẽ khó nếu em muốn apply. Theo c thi em vào mấy trang tuyển dụng xem trước xem yêu cầu tuyển dụng kế toán phần hành như nào đã. Nếu vào côgn ty nước ngoài làm kế toán phần hành thì học tiếng anh có khi cần gấp hơn là học ACCA ý.
@thuhong44503 жыл бұрын
chị ơi mình có cần học TA trước không ạ, hay lúc học acca thì mình học TA lúc đó luôn ạ
@Tuonthi3 жыл бұрын
Còn tuỳ tình trạng của từng người em ah. Kiểu như nếu chưa biết chữ tiếng anh nào thì chắc chắn là phải học tiếng anh cơ bản trước. Còn nếu như tiếng anh bình thường đọc cơ bản rồi chỉ chưa rành về tiếng anh chuyên ngành thì theo chị là vừa học acca vừa học tiếng anh sẽ hiệu quả nhất. Dùng chính sách, tài liệu học acca để học tiêng anh chuyên ngành. Chứ học tiếng anh bên ngoài có khi lại không sát với từ vựng cần dùng thực tế trong đề thi acca.
@thuhong44503 жыл бұрын
@@Tuonthi dạ em cảm ơn chị nhiều
@tranwilliam1752 жыл бұрын
Dạ chị ơi, cho em hỏi là hai môn F4/Laws và F6/Taxs thì mình nên học theo Global hay Vietnam Version ạ ?Em cảm ơn ạ
@Tuonthi2 жыл бұрын
Hi em, theo Ad thì tuỳ vào mục đích của em thôi. Nếu em học xong làm việc ở Việt nam thì theo Ad là nên học Vietnam version là hiệu quả nhất. Và ngược lại.
@tranwilliam1752 жыл бұрын
Dạ em cảm ơn chị nhiều ạ
@VanLe-if2se3 жыл бұрын
chị ơi, cho em hỏi muốn học thêm về quản trị rủi ro của tổ chức ( Doanh nghiệp thông thường, tổ chức tài chính, ngân hàng ...) thi đọc thêm sách gì ạ?
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi Van, sách về quản trị rủi ro thì nhiều không kể xiết. Bởi vì phạm vi quản trị rủi ro rất rộng đó. Kiểu như là quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro hoạt động... Vậy nên phải xem mục đích em đọc để làm gì thì hãy tìm sách phù hợp tương ứng. Liên quan đến kế toán, kiểm toán thì em có thể đọc thử phần về quản trị rủi ro trong sách SBL của chương trình ACCA nhé. sau khi đọc xong thì lại tìm tài liệu đọc mở rộng thêm cho các kiến thức đã tóm tắt trong sách.
@gianggiang4673 жыл бұрын
Em năm nay 28t đang làm ở lĩnh vực ngân hàng hiện muốn chuyển ngành sang làm kế toán, em có thể học acca hay nên học thêm vb2 hay bằng thạc sĩ ạ
@Tuonthi3 жыл бұрын
Hi em, Ad không rõ về chất lượng đào tạo VB2 hay thạc sĩ kế toán nên cũng không tư vấn được là học 2 cái này có giúp em làm được công việc thực tế của kế toán không. Còn về yêu cầu bằng cấp thì việc nên học gì thì theo Ad là phải xem định hướng công việc như nào em ah. Em muốn làm kế toán cho công ty việt nam hay nước ngoài? công ty nhỏ hay công ty to? Ví dụ, em muốn làm kế toán cho công ty nước ngoài hoặc tập đoàn việt nam lớn thì nên học ACCA.
@thienanh06113 жыл бұрын
Cho em hỏi là thời gian tự học của Chị từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc là bao lâu ạ? e học 3 năm ngắt quãng h mới xong hết các môn F, liệu 1 năm có thể finish 4 môn P còn lại không ?
@Tuonthi3 жыл бұрын
Lâu quá rồi cũng không nhớ chính xác em ah. Lúc chị học thì 1 năm chỉ có 2 kỳ thi nên không học nhanh như các bạn bây giờ, chị còn bỏ 1 kỳ do sinh em bé nữa. 1 kỳ chị trung bình thi 2 môn, chắc mất tầm 3 năm gì đó. Nhưng chị thấy các bạn bây giờ học đều nhanh lắm, vì 1 năm thi 4 kỳ mà. Có đứa học 1.5 năm đã xong ACCA rồi. :D Nhưng cũng tuỳ khả năng mỗi bạn nữa nên chị cũng không biết 1 năm em có xong 4P không. Để chắc ăn thì cứ 1 kỳ làm 1 môn chắc OK. :)
@thienanh06113 жыл бұрын
@@Tuonthi vâng, em vật vã lắm mới qua được các môn F nên e định thi 6 tháng 2 môn ôn luyện cho chắc, thực tế chị chia sẻ nó khắc nghiệt hơn những gì em nghĩ, em cũng ấp ủ học ACCA xong để đổi công việc tốt hơn, nhưng em nghiệm ra là có ACCA cũng chỉ là tiền đề cho những việc khác, kinh nghiệm thực chiến quan trọng hơn bằng cấp kha khá. :))) viễn tưởng bị nhồi nhét vào đầu của các trung tâm luyện thi là sẽ có ngay lương vài nghìn đô khi đạt được ACCA khá là phi thực tế :))) nếu ko có kinh nghiệm vị trí tương đương