PGS.TS Đỗ Văn Đại-Án lệ 13/2017-Hiệu lực của thư tín dụng L/C khi hủy bỏ hợp đồng mua bán

  Рет қаралды 6,105

Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM

Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM

Күн бұрын

1. Án lệ số 13 đã giải quyết được 04 vấn đề sau: Khẳng định UCP là tập quán thương mại quốc tế, xác định khả năng áp dụng UCP ở Việt Nam, khẳng định tính độc lập của thư tín dụng so với hợp đồng mua bán và giải quyết hệ quả của tính độc lập này khi hợp đồng mua bán bị hủy bỏ. Nhìn một cách tổng thể, hướng giải quyết 04 vấn đề vừa nêu của Án lệ số 13 là thuyết phục.
2. Trong vụ việc tạo ra Án lệ số 13, hợp đồng mua bán là cơ sở cho việc xác lập thư tín dụng và hợp đồng mua bán bị hủy bỏ toàn bộ (bên bán phải nhận lại toàn bộ lô hàng). Án lệ số 13 có thể được áp dụng tương tự cho trường hợp hợp đồng không bị hủy bỏ toàn bộ mà bị hủy bỏ một phần, bị chấm dứt (tức không còn giá trị đối với phần chưa được thực hiện).
Trong vụ việc tạo ra Án lệ số 13, hợp đồng mua bán bị hủy bỏ do có vi phạm trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, Án lệ số 13 cũng có thể được áp dụng tương tự cho trường hợp hợp đồng mua bán không bị hủy bỏ mà bị vô hiệu do có vi phạm điều kiện giao kết.
Vụ việc tạo thành Án lệ số 13 xuất phát từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Kinh nghiệm cho thấy Án lệ này còn có thể áp dụng cho cả trường hợp thư tín dụng được phát hành để phục vụ cho việc thanh toán phát sinh từ hợp đồng khác như từ hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng gia công.
3. Trong vụ việc hình thành Án lệ số 13, bên mua đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để không cho phía ngân hàng Việt Nam thanh toán theo thư tín dụng. Ở đây, Án lệ số 13 chưa thực sự rõ về khả năng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như vừa nêu. Trên cơ sở tính độc lập hay tính riêng biệt của thư tín dụng so với hợp đồng mua bán, chúng ta có thể hiểu rằng không thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dựa vào hợp đồng mua bán để buộc ngân hàng dừng thanh toán theo thư tín dụng.
Trong hợp đồng mua bán ở Án lệ số 13, các bên không có thỏa thuận trọng tài nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán cũng như tranh chấp về thư tín dụng. Đối với trường hợp có thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán, Trọng tài có thẩm quyền giải quyết cả quan hệ thư tín dụng không hay Tòa án có thẩm quyền đối với thư tín dụng có thẩm quyền đối với cả hợp đồng mua bán hay không là điểm Án lệ số 13 còn bỏ ngỏ. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng cũng cần có tính độc lập về cơ quan tài phán đối với tín dụng thư và đối với hợp đồng cơ sở có tín dụng thư. Điều đó có nghĩa là nếu các bên có thỏa thuận chọn trọng tài cho hợp đồng mua bán và không có thỏa thuận trọng tài đối với thư tín dụng thì hợp đồng mua bán thuộc thẩm quyền của Trọng tài còn thư tín dụng thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Với tính độc lập nêu trên, Ngân hàng phải thanh toán theo thư tín dụng cho dù nghĩa vụ thanh toán không còn do hợp đồng bị huỷ bỏ. Đây là hệ quả cơ bản của tính độc lập của thư tín dụng và rất bất lợi cho bên mua. Tuy nhiên, tính độc lập này có giới hạn của nó và Án lệ về tín dụng thư ở một số hệ nước theo hướng nếu có việc “gian lận” liên quan đến việc mở thư tín dụng hay gian lận liên quan đến thực hiện thư tín dụng, việc thanh toán theo thư tín dụng có thể bị dừng lại. Nội dung Án lệ số 13 chưa thấy đề cập tới trường hợp có gian lận như nêu trên nên nhưng nếu có gian lận, cũng nên theo hướng cho phép dừng việc thanh toán để bảo vệ người yêu cầu mở thư tín dụng.
#ĐỗVănĐại# #ánlệ#
#L/C# #letteofcredit#
#quốctế#
#muabánhànghóaquốctế#
#hợpđồng#
#thưtíndụng#
#hủybỏ#
#UCP600#, #Tậpquánthươngmạiquốctế#, #Hủybỏhợpđồng#, #Tínhđộclập# #tínhriêngbiệt#, #Gianlận#, #Hiệulựcthanhtoán#

Пікірлер
PGS.TS Đỗ Văn Đại - Án lệ 14/2017 - Tặng cho tài sản có điều kiện
25:20
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 12 М.
PGS.TS. Đỗ Văn Đại - Án lệ 33/2020- Đất do Nhà nước giao nhưng người khác sử dụng ổn định, lâu dài
24:57
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 10 М.
Thank you mommy 😊💝 #shorts
0:24
5-Minute Crafts HOUSE
Рет қаралды 33 МЛН
SLIDE #shortssprintbrasil
0:31
Natan por Aí
Рет қаралды 49 МЛН
Война Семей - ВСЕ СЕРИИ, 1 сезон (серии 1-20)
7:40:31
Семейные Сериалы
Рет қаралды 1,6 МЛН
Án lệ 16/2017 - Công nhận hợp đồng định đoạt di sản do một người thừa kế xác lập
20:27
Vietnam International Arbitration Centre (VIAC)
Рет қаралды 12 М.
PGS.TS Đỗ Văn Đại-Án lệ 26/2018-Thời hiệu yêu cầu chia di sản của người chết trước ngày 1/1/2017
27:00
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 17 М.
PGS.TS. Đỗ Văn Đại - Án lệ 09/2016 - Lãi chậm trả và mức lãi chậm trả cho quan hệ thương mại
30:12
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 8 М.
GS.TS Đỗ Văn Đại - Vụ chủ đất cũ tự ý lấy 3 cây mai: Hiểu sao cho đúng? (PLO)
12:01
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 3,2 М.
PGS.TS Đỗ Văn Đại - Bài giảng Hiệu lực của hợp đồng (Zoom)
21:15
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 8 М.
PGS.TS.Đỗ Văn Đại-Án lệ 39/2020 - Giao dịch dân sự (về bất động sản) có điều kiện
21:18
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 8 М.
PGS.TS Đỗ Văn Đại-Án lệ 24/2018-Thỏa thuận và hệ quả của chia di sản thừa kế
21:52
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 12 М.
GS.TS Đỗ Văn Đại - Án lệ 55/2022-Công nhận hiệu lực của hợp đồng chưa được công chứng/chứng thực
13:34
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 17 М.
GS. TS Đỗ Văn Đại - Giải đáp thắc mắc ôn tập thi Luật dân sự 2 - Nghĩa vụ, Hợp đồng, Bồi thường
40:00
Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM
Рет қаралды 3,4 М.
Thank you mommy 😊💝 #shorts
0:24
5-Minute Crafts HOUSE
Рет қаралды 33 МЛН