Mình đã học được rất nhiều từ khóa Triết học về Công lý của Harvard, khóa học đã được trường chia sẻ rộng rãi và miễn phí. Theo đó mình đã quyết định đưa triết học lý luận khô khan đến với các bạn trẻ ở Việt Nam bằng cách kể lại các bài giảng của giáo sư Michael Sandel theo một cách dễ nuốt, dễ tiêu hóa hơn. Đây là series khá là khó xem, cần sự tập trung cao và yêu cầu các bạn phải tự biện luận khi xem. Hy vọng các bạn sẽ thích series này. Tập này giọng mình hơi thều thào do đổ bệnh hơn một tuần nay chưa khỏi. Mong là nó không ảnh hưởng quá nhiều :) Link tới khóa học gốc của Harvard: pll.harvard.edu/course/justice
@Jamespattrick566 Жыл бұрын
đki có free ko anh anh hd e đki với
@udiciii311 Жыл бұрын
chúc a mau khoẻ
@vuhongngocbaochau Жыл бұрын
Anh giữ gìn sức khoẻ nhé ạ
@22phatthetoxicgamer93 Жыл бұрын
bruh đoạn intro ông đó nói lady and gentlemen we have sumthing that gonna make it thicc à?
@seora_korean Жыл бұрын
mấy cái câu chuyện này em từng được nghe giảng bởi giáo sư ở đại học harvard rất là hay các bạn có thể tìm trên yt: công lý harvard!!
@canhoautrenngonco7838 Жыл бұрын
Trong cuốn Bản chất của dối trá của Dan Ariely, ông có nói qua trong những chương đầu. Thực chất đạo đức trong chúng ta là một dạng thước đo cá nhân. Nó có thể bị ảnh hưởng bởi một số thứ như tôn giáo, môi trường, hoàn cảnh xảy ra vấn đề, cơ hội cho phép phạm tội, tình huống khiến người ta suy nghĩ hay đơn giản cơ thể mệt mỏi đều có khả năng ảnh hưởng đến tư duy đạo đức này. Vì vậy, chúng ta đều có thể gây ra một hành động sai lầm tùy ở mức độ ta cho là vừa đủ, vừa được lợi cho bản thân và vừa cân bằng được cán cân đạo đức. Nên nếu trong trường hợp thứ nhất, họ đang trong tình huống bị động, họ chỉ có thể chọn giết nhiều hay ít, việc giết một người hơn phải giết năm người được đa số cho là đúng vì nó cho thấy cán cân đạo đức họ đang nghiêng về việc giết một người sẽ hợp tình hợp lý hơn, cũng như nó "đạo đức" hơn việc giết cả năm. Còn trường hợp thứ 2 chính là cán cân đạo đức họ đang trong thế chủ động, việc giết một người này đánh vào phần nhận thức rõ ràng họ đang chủ động làm việc thiếu đạo đức. Như việc thà ăn cắp mấy thứ linh tinh trong văn phòng còn hơn lấy cắp 50k để mua những thứ đó, vì đơn giản, ăn cắp tiền nghe có vẻ thiếu đạo đức hơn. Chúng ta rõ ràng chỉ đang làm việc gì đó đủ cho cán cân của chúng ta không bị trật đi xa quá mà thôi. Nên khái niệm đạo đức vốn mơ hồ rồi, vì tùy mỗi người sẽ thấy cùng một hành động có đạo đức hay không, còn luật pháp chỉ là một dạng tiệm cận với đạo đức, nó lý trí hơn để bảo vệ một khái niệm dành cho cảm xúc. Nhưng những thứ vốn là cảm xúc thì cũng rất mơ hồ. Nên chẳng có việc nào chúng ta làm là đúng hay không đúng cả, chỉ có thích hợp hay không thích hợp ngay tại thời điểm đó thôi.
@vumnhg Жыл бұрын
Comment của bồ khiến tôi hiểu sâu hơn về vid này, thanks!
@littlelittle.daisy.helloworld Жыл бұрын
hay quá ạ
@hoangantran949 Жыл бұрын
Đỉnh quá
@ManSinhLee Жыл бұрын
Great
@el2747 Жыл бұрын
đơn giản là cán cân giá trị diễn biến và sự lựa chọn của bản thân, phần 2 chả có đạo đức gì cả, đơn giản là vì cái gì mà mình phải làm việc gây bất lợi cho bản thân vì sinh mệnh của 5 người không trọng? vì việc gi*t người sẽ gây hệ quả vô cùng nghiêm trọng với bản thân, đơn giản là ích kỷ thôi. nếu mà nhất quyết phải cứu 5 người kia, thay vì người khỏe mạnh kia thì hi sinh 1 trong 5 người rồi lấy những phần của anh ta cứu 4 người còn lại cũng là giải pháp hợp lý hơn là động đến người bình thường kia.
@viethoangtrantrinh6519 Жыл бұрын
Đúng và sai mỗi con người của chúng ta sẽ tự nhận định. "Số đông" có lẽ là chính nghĩa, nhưng cũng không hẳn. Đúng và sai không phải là tuyệt đối, nó thay đổi theo thời gian, theo cá nhân, theo góc nhìn và ý nghĩa của từng sự việc đối với mỗi cá nhân, trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn của ngày hôm qua không phải là chính bạn, cũng không phải là bạn của hôm sau. Đạo đức và triết học cũng như vậy, nó vẫn sẽ phát triển theo thời gian và bối cảnh xã hội. Những quyết định của bạn có thể đúng, có thể sai trong những trường hợp nhất định, đối với một số người nhất định. Hãy suy nghĩ, hãy hành động theo chính nghĩa của bạn (hoặc là không).
@tatami282 Жыл бұрын
Hm… nếu nói số đông là chính nghĩa thì m thấy k ổn lắm. Vd nếu như ai đó lợi dụng 1 tôn giáo để lôi kéo đc rất nhiều người làm việc xấu ( bản thân những tín đồ ko biết họ đang làm điều xấu, chỉ đơn giản là làm theo lời đấng bề trên) trong đó số tín đồ lớn hơn số ng bt rất nhiều. Vậy b nghĩ sao? @@
@hoangthanh3896 Жыл бұрын
@@tatami282 ủa ngta có câu đằng sau mà bạn, sao tự nhiên cắt cái phần trước ra rồi hỏi ngược lại vậy?
@tatami282 Жыл бұрын
@@hoangthanh3896 vế sau của b m kcg thắc mắc. Phản biện ở vế đầu chút thôi. K muốn tranh luận thì k cần rep m.
@chtung19 Жыл бұрын
@@tatami282 yeah, cá nhân mình cug không thích quan điểm "số đông" là chính nghĩa nhưng mình cũng không phủ nhận nó trong xã hội hiện tại, con người chúng ta bị tác động bởi quy chuẩn xã hội rất là lớn mà có khi đến chính chúng ta còn không biết, vậy thì khi chúng ta còn không phân biệt được đâu là đúng sai thì số đông sẽ là người quyết định việc đó. Như VD của bạn, giả sử cả thế giới 90% là tín đồ và họ làm việc sai thì chắc chắn r, cả thế giới cug gần như không ai coi nó là sai cả.
@viethoangtrantrinh6519 Жыл бұрын
@@tatami282 Nhưng với số đông đó, đấng bề trên không phải là "chính nghĩa" của họ sao. Việc cho rằng họ không biết mình đang làm việc xấu cũng đồng nghĩa với việc mình không có cùng quy chuẩn đạo đức với họ (việc họ làm ở đây cũng thật ra là "xấu" đối với một tiêu chuẩn đạo đức nào đó mà xã hội hoặc một đám đông khác quy định mà thôi).
@minhtroc3703 Жыл бұрын
Cái vụ đẩy người đàn ông béo xuống đường ray. Mình không muốn làm không chỉ vì sự chủ động giết người, mà còn là vì việc đẩy người đàn ông kia cũng không thể chắc chắn việc dừng con tàu được. Đến cả 1 con ngựa nặng 600-700kg bị một con tàu đi qua cũng bị cán nát bét mà không dừng được nổi con tàu đó, thì việc đẩy người đàn ông xuống cũng bằng thừa.
@phucdinh1718 Жыл бұрын
có 1 câu nói không nhớ nguồn : nếu bạn giết 1 kẻ giết người thì số kẻ giết người trên thế giới này vẫn không đổi. đứng trên góc nhìn của việc giết người vì lý do trừng phạt kẻ ác hay bảo vệ nhiều người hơn thì bản án tử hình gây tranh cãi vì tính đạo đức của nó đến nay vẫn chưa có hồi kết. theo mình thiện mà không đúng chỗ cũng là ác, ác đúng lúc đúng chỗ cũng là thiện.
@namcaovan7951 Жыл бұрын
Nhưng số người chết vì bị giết sẽ ít đi. Vấn đề này quá đơn giản để quyết định
@astonewearingglasseshihi9075 Жыл бұрын
@@namcaovan7951 thực ra là tăng thêm 1 chứ không phải ít đi. có ai sống lại đâu mà ít đi được
@trannguyen82852 ай бұрын
nếu bạn theo thuyết vị lợi thì nếu bạn làm hại 1 người mà chứng minh được có lợi có 100 người mà không vi phạm quy tắc đạo đức thì vẫn ổn ấy, ví dụ bạn xxxx 1 người mà vì bạn là người thi hành án thì với mình vẫn okie, làm gì có chuyện vẹn cả đôi đường
@lehuuhoanghoang2034 Жыл бұрын
Câu hỏi cuối cùng có thêm chi tiết người mẹ làm mình nhớ đến một kết luận của Adam Smith về bản chất con người. Đại khái là con người sẽ nghĩ về tư lợi bản thân của mình trước, sau khi hoàn thành việc đó rồi thì mới nghĩ tới việc tạo ra lợi ích trong xã hội, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tạo ra tư lợi cho bản thân là đồng thời tạo ra lợi ích cho xã hội. Áp dụng lí thuyết này vào các trường hợp như trên để giải thích thì trường hợp thứ nhất khi ta chọn rẽ sang phải trước hết là để cho bản thân mình bớt cảm thấy tội lỗi và bị kết tội ít hơn lúc ra toà, quyết định này vô tình có ích hơn cho xã hội. Còn ở trường hợp 2, ta quyết định k đẩy người đàn ông xuống cũng là sợ tổn hại đến lợi ích của bản thân, cụ thể ở đây là cảm giác đạo đức của chính mình, và việc đoàn tàu kia có rẽ hay không rẽ thì cũng k ảnh hưởng gì tới ta cả, nên ta quyết định này một phần nào đấy có lợi cho cảm xúc của bản thân nhưng không thay đổi lợi ích của xã hội. Khi áp dụng cách giải thích này cho hành vi của đoàn thuỷ thủ thì cũng rất dễ hiểu khi chọn giết thịt cậu bé bị ốm. Và trường hợp đoàn tàu có thêm chi tiết người mẹ cũng vậy. Tóm lại, mọi hành vi, hành động của của con người đều xuất phát từ kì vọng tư lợi mà ra
@namcaovan7951 Жыл бұрын
Mình có cái để đổ lỗi thì mình vẫn hiên ngang mà sống thôi. Mấy cái tình huống khó khăn trên lỗi đâu phải lỗi của mình. Mình quyết toán như nào mà hợp lí cho mình và xã hội nhất là được, đến đâu thì đến cần gì phải quan tâm đến phúc lợi xã hội jj đó khi mà nó gây tổn hại đến bản thân. Suy cho cùng cũng chỉ là máu mủ tanh hôi chết 1 cái 15ph sau là thối um làm thức ăn cho dòi bọ, cuộc sống là như thế mà đâu phải là lỗi của mình.
@kalinguyen1102 Жыл бұрын
Đồng tình với bạn. Trong cuốn "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã", Đại đức Hae Min cũng có tư tưởng tương tự: "Tất cả những hành động ta nói là làm vì người khác thật ra đều là vì chính bản thân ta". Làm mình suy nghĩ tới hành động "vì người khác" như từ thiện. Nhìn sâu vào việc làm từ thiện (trường hợp xuất phát từ tâm tốt) thì cũng là để thỏa mãn cảm xúc của bản thân, để thoả mãn được lòng thương người của mình, để có được cảm giác bản thân có ích cho xã hội, có được cảm giác hạnh phúc vì giúp đỡ được người khác. Cuối cùng ta vẫn quan tâm tới bản thân mình trước nhất.
@zedas5964 Жыл бұрын
Nhưng đoàn tàu có đâm chết 5 người hay 1 người thì cũng đâu có phạm pháp đâu mà ra tòa bạn. Có 1 bộ phim nói về cuộc sống của người lái tàu và những ám ảnh tâm lý ấy mà mình không nhớ tên. Nên ví dụ lái tàu đa số là vấn đề đạo đức thôi, mà tôi nghĩ rẻ sang hướng khác nhiều khi còn bị kiện tội cố ý giết người ấy, nên tốt nhất là đâm chết 5 người
@lightningyuhaka4307 Жыл бұрын
nếu nói về đạo đức thì thứ tự đầu tiên hầu như luôn là k làm điều xấu có hại cho người khác/xã hội, làm điều tốt có lợi cho người khác/xã hội đứng phía sau. Điều đó dc thể hiện rõ hầu như trong tất cả các tình huống. Khi cứu dc 1 mạng người, bạn nhận được lời cảm ơn, sự cảm phục từ người khác, nhưng khi giết người, bạn bị bỏ tù, nhận dc sự ghê sợ từ người khác. Cho nên xét trên khía cạnh đạo đức, k thể tính toán bù trừ được. Còn xét về mặt giá trị để quyết định, 1 vấn đề được đặt ra là thang đo giá trị nào mới là hợp lí. Nếu nói sinh mạng của mọi người là ngang nhau, điều này dựa vào nguyên lí gì? Nếu nói dựa vào sinh học, tự nhiên, khách quan, thì đúng là sinh mạng mọi người là ngang nhau, nhưng bên cạnh đó, sinh mạng của mọi sinh vật cũng ngang nhau. Nếu chúng ta nói xét theo khách quan, sinh mạng của mọi người là như nhau, cần phải tối ưu hóa lợi ích của cộng đồng, vậy tại sao "cộng đồng" ở đây được chọn là con người, mà k phải là toàn thể sinh vật trên Trái Đất, thậm chí là vũ trụ? Con người suy cho cùng cũng là thiểu số khi đặt trong tổng thể "sinh vật trong vũ trụ" mà thôi. Khi đưa ra tiền đề là "tối ưu hóa lợi ích của toàn thể con người" là chúng ta đã mất đi tính khách quan rồi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc gán giá trị cũng chỉ mang tính chủ quan, k thể đạt được khách quan tuyệt đối, và đánh mất ý nghĩa mà nó hướng tới
@killerking602 Жыл бұрын
Một câu chốt chủ đề của anh mà em thích thú cả buổi luôn😊. "Triết học có thể biến ta thành một công dân tốt của xã hội, khi chúng ta luôn cố gắng hiểu tiền đề của một quyết sách và hậu quả của nó"🎉 Cảm ơn anh vì đã đem triết học đến vào thời điểm này.
@manhquangnguyen2413 Жыл бұрын
Chúng ta nên dựa vào nhân quyền. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do cho việc định đoạt chính số phận của mình và với bất cứ ai xâm phạm quyền này thì đều là đi trái với quan điểm đạo đức. Việc đẩy người đàn ông xuống là sai vì ta đã tước đi quyền đc lựa chọn ở họ. Còn về phần cậu bé, trước hết ta nên kể cho cậu nghe về tình trạng của mình đặc biệt là phải giữ cho cậu tỉnh táo và thời gian để suy nghĩ về việc cậu sẽ làm j với bản thân mình sau khi cậu chết. Nếu chúng ta làm j đó với ai đó khi họ mất tỉnh táo hay chưa nhận thức đc việc mà họ đã quyết định thì điều đó cx ko khác nào việc ta tước đi quyền được lựa chọn của họ.
@thaibinh301 Жыл бұрын
Em nghĩ có thể thêm 1 yếu tố cho cả 2 trường phái là “chấp nhận hệ quả cho hành động của mình”. Ví dụ về case 4 ng trên tàu, giết người đã là sai, những yếu tố về hoàn cảnh chỉ để giảm nhẹ mức án chứ không phải là trắng án. Đặt giả thiết lúc trên tàu, 3ng đó biết nếu ăn thịt bạn kia thì sẽ bị đi tù 20 năm nhưng bù lại dc sống thì họ có tiếp tục lựa chọn như vậy? Bản năng sinh tồn thì chắc họ sẽ ko thay đổi quyết định, có thể họ k bị gán “vô đạo đức” nhưng vẫn sẽ phải chịu hậu quả cho hành động giết người là đi tù.
@Khoahongnguyen-p4z Жыл бұрын
pháp luật hiện nay cũng xây dựng theo hướng như vậy
@BlueGuy1011 Жыл бұрын
Một quyển sách rất hay nói về giết 1 cứu nhiều đó là "Tâm lý phạm tội của những kẻ khốn cùng" của Peter Suber
@thanhhuongnguyenthi3719 Жыл бұрын
Seri này hay, đối với câu hỏi đầu tiên mình, ko tìm thấy lí do để rẽ trái & giết 1 người, nên mình ko rẽ, tương tự cũng sẽ ko có lí do để đẩy 1 người xuống để cứu đoàn tàu. Về việc giết cậu bé của ba thuỷ thủ đoàn theo góc nhìn của mình là sai, nhưng họ đã làm để cứu sống bản thân họ nên lợi ích họ được hưởng là họ được sống tiếp, nhưng phải xử phạt vì đã giết cậu bé. Quyền được sống là như nhau với tất cả và mỗi người trong mọi hoàn cảnh.
@vanlai6897 Жыл бұрын
Mình đọc cmt trước khi xem video, triết học rất quan trọng và cần được tiếp cận với mọi người. Lợi ích mang đến nhiều góc nhìn và muốn con người tốt hơn mỗi ngày. Chúng ta đánh giá hay tranh luận cũng giống như chia sẻ cho mọi người thế giới quan của mình. Đúng sai, thiện ác vốn từ hay định nghĩa luôn là không giới hạn. Nhưng nếu ai cũng bảo vệ quan điểm hay gạt bỏ sự nhất quán, luật pháp hay mọi ng nói là chính nghĩa theo số đông quyết định, thì có lẽ chúng ta không thể nói chuyện với nhau như bây giờ. Đơn giản hãy chọn lọc, lắng nghe và hãy để tự nhiên nhất, tự nhiên ta như vậy mà thấy tốt hơn.
@trixiedang7126 Жыл бұрын
Trùng hợp thay mình cũng vô tình được youtube đề xuất video lớp học này của Harvard và đã cày qua được 4 ep rồi. Rất đáng xem để suy ngẫm, cảm ơn anh đã mang những kiến thức này đến với nhiều người Việt hơn.
@CuongPham-dj1sx Жыл бұрын
Cho mình xin list youtobe đó đc ko
@trixiedang7126 Жыл бұрын
@@CuongPham-dj1sx bạn tìm What the right thing to do vietsub (nếu muốn xem TV) nha
@vanquyetnguyen6270 Жыл бұрын
bạn có thể tham khảo sách " Phải trái đúng sai" của ông micheal sandel này. Nội dung thì có mấy câu truyện ở trên đấy.
@kimanhnguyen-bn8qn Жыл бұрын
Có hai quan điểm để nó về điều này đó là - Cái gì có lợi là cái đúng (thuyết vị lợi) - Cái gì đúng là cái có lợi Có rất nhiều cuộc thảo luận sử dụng hai quan điểm này để nói về án tử hình. Những cái case trong khoá học về Justice của Micheal Sandel nói rất nhiều về giá trị đạo đức. Nhưng cta thường hay tranh cãi về giá trị đạo đức nhưng không thống nhất được với nhau về nguyên lý cốt lõi của đạo đức. Khung chuẩn mực của đạo đức của mỗi người là khác nhau và nó có thể bị thay đổi theo thời gian nữa.
@buithuylinh7690 Жыл бұрын
em học trung cấp thôi nhưng cũng có môn triết, và đối với em đó là môn học thú vị nhất trên đời. thầy giáo cũng dạy em bằng các đưa ra những ví dụ như này. và đúng là học và đọc nhiều thì tư duy sẽ thay đổi.
@IanDinh Жыл бұрын
“Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Bạn cho bản thân quyền lấy đi sinh mạng của một sinh mạng khác, thì hãy sẵn sàng để đặt trái tim mình lên bàn cân phán xét. Bởi vì những điều bạn làm sẽ là một phần của bạn suốt đời
@HoangKhoiNguyen-db4hb Жыл бұрын
triết không hoàn toàn khó hiểu mình thực sự thích những sự tư duy ngược trong cuộc sống và mình cũng thích những tư duy khiến bản thân hạnh phúc hơn
@hakosin2355 Жыл бұрын
Rất cảm ơn anh đã đem chủ đề này ra nói. Em cũng đã xem các vid giảng của giáo sư Harvard về các chủ đề này. Ban đầu em cũng ưu tiên các lựa chọn đem lại nhiều lợi ích nhất, nhưng về sau này, khi ngẫm nghĩ và đặt bản thân vào các tình huống đó, em sẽ chọn là "không làm gì cả". Trường hợp đường ray xe lửa em sẽ chọn để yên cho con tàu chạy, vì có chọn rẽ hay không rẽ thì tới cuối vẫn là có người chết, nên em sẽ không chọn. Trường hợp đẩy anh chàng to béo thì khả năng cao là không thể do anh béo kia sẽ chống cứ nên tốt nhất là không chọn. Còn trường hợp ăn thịt người của 3 thuỷ thủ thì chỉ tuỳ vào việc cậu bé có đồng ý hay không. Cậu bé đồng ý thì hành động hy sinh của cậu bé là sự hi sinh cao cả nhất của con người. Còn cậu bé không đồng thuận mà họ vẫn ăn thịt thì cơ bản 3 thuỷ thủ đoàn không còn minh mẫn (do lưu lạc trên biển, ăn uống thiếu thốn, stress) nên họ đơn thuần là làm theo bản năng cảu con vật là cố tìm đến sự sống. Trong cả 2 trường hợp thì họ đều vô tội nhưng sẽ phải gánh nỗi day dứt cả đời là đã "giết người".
@pttnguyen3 ай бұрын
nếu trong số 5 người đó có người thân yêu quý nhất của bạn thì bạn vẫn lựa chọn để yên cho tàu chạy?
@trongphanthe753511 ай бұрын
Con người hành động vì lợi ích riêng và chung. Nó sẽ luôn bị chi phối bởi góc nhìn, cách tư duy của mỗi người ( tối đa hóa lợi ích hoặc vì bản chất sự việc). Mỗi người đều có cái lý của họ và mỗi con đường đều có kết quả và cái giá của nó. Đúng hay sai cũng không tuyệt đối được Cứ nhìn vào các quốc gia và tố chức trên thế giới hoặc mỗi người, đây là ví dụ sống đó. Quả là đau đầu nhưng hay!
@vanminhnguyen5794 Жыл бұрын
Có 1 vấn đề ở mô tả tối đa hóa lợi ích ở việc giết 1 người để cứu 5 người ở ngành y đó là nếu điều đó được chấp nhận sẽ gây mất cân bằng xã hội nó sẽ tạo ra các nhóm cần thay nội tạng và đi giết 1 người đáp ứng được nhu cầu của nhóm nên tối ưu hóa các ví dụ mà không thể gây ảnh hưởng trên quy mô lớn nếu được chấp nhận thì mới thể hiện rõ sự xung đột .
@LanToaKienThuc-di4bl Жыл бұрын
Bài giảng của giáo sư ĐH Harvard này mình đã từng nghe cách đây 2 năm, song nay đc nghe bài phân tích của b Duy Thành khiến mình hiểu sâu thêm đc 1 quãng nữa. Cảm ơn sự đầu tư và chia sẻ của b.
@ThanhNguyen-nv4pj Жыл бұрын
- Nếu nói hành động theo hậu quả thì mình nghỉ hậu quả phải tính thêm cả bản thân vào. Ví dụ mình đứng trên cầu và đẩy ông mập xuống chặn đoàn tàu. Thì hậu quả là 5 người không chết và ông mập chết và bản thân sẽ bị kết án ( hủy hoại tương lai bản thân ). Còn ví dụ là 1 người bên kia là Mẹ mình và 5 người còn lại là người lạ thì rõ ràng mình cũng sẽ phải chọn để nguyên đoàn tàu chạy. Mình thấy các ví dụ trên có thể hiểu theo khía cạnh khác là 1 bên là lý luận ( đánh giá đạo đức theo hậu quả và bản chất ) 1 bên là thực tiển ( ở thực tiễn sẽ có nhiều yếu tố khác như luật pháp, lợi ích bản thân.v.v...) - Tks bạn đã làm Clip về vấn đề triết học này. Đúng là khi học về triết học chúng ta sẽ bị phân vân khi có nhiều câu trả lời cho 1 vấn đề và không biết câu trả lời nào là đúng. Nhưng cũng nhờ triết học mà bạn sẽ có lý luận và cái lý cho mổi hành động của minh.
@DiDi-ex5uu Жыл бұрын
Đây là lần đầu tiên em được tiếp xúc với Triết học. Em cảm thấy bản thân thật mâu thuẫn với các tình huống được ra. Sau khi xem được video này, em như được mở mang góc nhìn nhận sự việc vậy. Mong rằng anh sẽ ra thật nhiều video về Triết học ❤
@minhtu8297 Жыл бұрын
triết học sẽ giúp ta suy tư đa chiều hơn, cx sẽ là 1 con dao 2 lưỡi nó khiến 1 đứa học sinh như em rất khó hòa nhập với bạn bè đôi lứa và cx khiến em muốn nổ não khi overthinking
@nhungoc1734 Жыл бұрын
Đến nay em cũng theo dõi học hỏi anh cũng hơn 1 năm rui, thật sự rất biết ơn và cảm kích những kiến thức anh chia sẻ. Thời điểm này năm ngoái, là khoảng thời gian em mới bắt đầu chập chững đi tìm hiểu về thế giới, về bản thân. Giờ đây nhờ những lối tư duy độc đáo mới mẻ của anh Thành cũng như những anh chị khác mà tư duy của em cũng đa chiều hơn rất nhiều. Đúng như anh nói, việc thẩm sâu một vấn đề nào đó nhất là những vấn đề xung quanh hàng ngày làm ta suy nghĩ khách quan hơn nhưng nó cũng dẫn đến overthinking. Mỗi lần một sự việc nào đó xảy đến, em đều nghĩ ra nhiều chiều hướng khác nhau, tiêu cực có, tích cực có nhưng chúng mới đều chỉ dừng lại ở một khoảng giao nào đó rồi làm nổ tung tóe tâm trí em trở nên rối bời kh biết phải làm như nào. Điều đó khiến em khá đau đầu. Em coi đó là bước đầu để hình thành nên tư duy, lý tưởng, phong cách sống phù hợp với bản thân và cố gắng phát triển tìm kiếm những điều đó. Cảm ơn anh nhiều ạ !!!
@nguyenkhoa6577 Жыл бұрын
triết học luôn là một cái gì đó đáng sợ với nhiều người. Nhưng triết học rất hay, rất phức tạp, cũng cực kỳ nền tảng, mình tiếp cận triết học và sửa chữa được rất nhiều những lỗi tư duy và điểm mù nhận thức của mình, hy vọng bạn có thể làm nhiều về chủ đề này, và hi vọng mọi người có thể học được nhiều thứ về triết học.
@duog4108 Жыл бұрын
Chắc có lẽ khi nhắc đến Triết họ nghĩ đến Triết học Mác học ở trên trường đại học (thực tế thì học khá chán và khô khan).
@angnguyenminh6301 Жыл бұрын
Triết học ngày càng đi theo một xu hướng chuyên môn hóa, khi đi vào quá sâu như vậy thì nó thường gây ra đứt kết nối với cuộc sống thực của chúng ta. Và như vậy nó được xem như là một môn khoa học, hiểu theo nghĩa tiêu cực một tí. Chuyên môn hóa thay vì ta đến với triết học để học hỏi các sự khôn ngoan của các triết gia để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ sự nhìn nhận của họ ta có thể định hình lại cuộc sống sao cho nó tốt hơn. Nó chuyên môn đến mức có thể xem như thế này, tất cả các câu hỏi đánh đố ở trên "một đoàn tàu rẽ sang 2 hướng, đẩy một anh béo để ngăn chặn đoàn tàu, hoặc là việc ăn thịt một cậu bé" đem tất cả các câu này đến hỏi một triết gia thì câu trả lời là: "nếu anh hỏi tôi về logic thì được chứ tôi không thể trả lời cho anh về ý nghĩa chung của cuộc sống này là gì, thật ra tôi nghiên cứu lịch sử triết học ngàn năm thì chả có vấn đề gì là ĐÚNG cả, con đường nào cũng đúng TÙY theo ý bạn, nó gọi là LỊCH SỬ TRIẾT HỌC" nó là giới hạn của từng suy nghĩ của từng người.
@tuanphamquang854 Жыл бұрын
thay vì đặt vấn đề theo khía cạnh đạo đức thì có những vấn đề chúng ta nên đặt theo khía cạnh lợi ích, việc làm nào sẽ đem lại nhiều lợi ích nhất và ít rủi ro cũng như ít nguy hiểm với bản thân hơn. giết 1 người hay 5 người cũng được miễn là rủi ro sau hành động đó là ít nhất.
@fibonaccil762710 ай бұрын
không hẳn bạn nhé. Lợi ích nên được dựa trên nền tảng của đạo đức. Đạo đức là cốt lõi. Một ví dụ thực tiễn, lợi nhuận/lợi ích là thước đo của kinh tế. Ở thế giới ngày nay, các doanh nghiệp dần thiết lập các thước đo về mặt đạo đức vô trong doanh nghiệp và đặt nó ngang hàng hoặc có phần hơn so với các lợi ích/ lợi nhuận khác (vd như thiết lập ESG). Đạo đức mang lợi ích bền vững hơn.
@tuanphamquang85410 ай бұрын
@@fibonaccil7627 đó là bề nổi thôi, dù sao nếu bề ngoài là 1 doanh nghiệp không có đạo đức thì sẽ không thể tồn tại được ở thế giới hiện nay mà. " ở trong chăn mới biết chăn có rận" , người ngoài nhìn thì vào thì là doanh nghiệp có đạo đức, còn có thật không thì người bên trong và người lảm chủ mới biết
@tuanphamquang85410 ай бұрын
@@fibonaccil7627 Đạo đức là bề mặt cốt lỗi, ở thời đại hiện nay nếu một công ty không khoác lên mình vỏ bọc là đạo đức thì sẽ bị loại bỏ khỏi xã hội rất nhanh đấy, con những công ty đấy có thật sự đạo đức tốt hay không thì chỉ có những người vận hành công ty mới biết được thôi chứ ngay cả nhân viên trong những công ty đó cũng không thể khẳng định được.
@NhatNguyen-22 Жыл бұрын
Theo quan điểm của mình về case 3 người ăn thịt 1 cậu bé, với mình đạo đức định nghĩa thành 2 loại: 1. Đạo đức tự nhiên (giống loài): từ thuở sơ khai, luôn có các cuộc tranh chấp và giết hại giữa các giống loài khác nhau, hay kể cả cùng trong 1 loài. Con người là giống loài sống bầy đàn, là động vật cấp cao, không giết hại và ăn thịt đồng loại là bản năng gốc giống loài theo một cách căn nguyên cốt lõi nhất, vì vậy việc giết, ăn thịt đồng loại là vi phạm đạo đức tự nhiên. 2. Đạo đức xã hội: là quy chuẩn đạo đức theo chuẩn tắc của xã hội tại từng thời điểm, mốc thời gian của sự việc, loại đạo đức này phụ thuộc vào hoàn cảnh. Ngày nay, giết người vứt xác, hay giết người ăn thịt cũng đều là giết người, trong xã hội ngày nay case giết 1 người để 3 người còn lại sinh tồn đúng hay sai? Với 1 case khác, giết người để tự vệ để được sinh tồn thì được coi là vô tội, có thể được mọi người công nhận không vi phạm đạo đức. Hay 1 nước bị 1 nước khác tấn công quân sự, bao con người từ 2 bên chiến tuyến chết đi, người thì cổ vũ cho 1 phe nào đó, người trung lập thì lên án. Suy cho cùng về lại với case ban đầu 3 người giết cậu bé để sinh tồn, về đạo đức xã hội, vi phạm đạo đức hay không phụ thuộc vào xã hội tại thời điểm đó, hay chính là quan điểm của từng người trong xã hội nhìn nhận đánh giá nó như thế nào.
@thangancom2881 Жыл бұрын
Thật hay khi đề tài mình thuyết trình cuối kì lại được anh Thành giải thích một cách kĩ càng hơn nữa
@khanhnguyenngoc3051 Жыл бұрын
Kết phần video nó có phần tương đồng với trường phái triết học Tâm học của Vương Dương Minh vậy. Nghĩa là bạn phải học hỏi để biết về pháp luật, biết nguyên nhân và hậu quả của 1 quyết định, biết bản thân muốn làm gì, có thể làm gì, bạn chấp nhận hậu quả và cuối cùng bạn Hành Động. Vậy dù quyết định của bạn có thể có lợi ở khía cạnh này, có thể có hại ở khía cạnh khác, nhưng khi bạn đã hiểu tiền căn hậu quả mà vẫn làm, thì hành động đó đã phù hợp với bản tâm, và từ đó bạn sẽ không hối hận. Chuyện trên đời khó để nói cái gì là đúng là sai, đối với mình thì không cần cố chấp tìm ra cái gọi là "What's the right thing to do?" mà là làm điều gì để khiến bản thận không hối hận, dằn vặt.
@tungtruong4304 Жыл бұрын
lý thuyết này khá hay và đáng để tham khảo. Tuy không ai hỏi nma quan điểm của bản thân mình thì khi liên quan đến việc giết người thì cta sẽ không để bản thân được quyết định hay nói cách khác là để theo ý trời đấy và không làm gì cả. Tuy nhiên nếu một khi quan điểm trên có dính dáng đến mạng sống, sự an toàn của gia đình và bản thân mình thì mọi khía cạnh đạo đức lúc đó đều vứt cho chó gặm
@Congq13245 Жыл бұрын
Đây là mảng triết học thực hành - Triết học đạo đức. Nói đưa ra vô số lý thuyết chặt chẽ và đạp đổ bằng những sự kiện gây mâu thuẫn để người ta suy nghĩ về vấn đề đó. Nói chung, nhiệm vụ chính của triết học là tìm ra yếu tính để giúp con người tiến lên phía trước, mặc dù biết rằng con đường người đó đang đi là không hoàn hảo. Người dùng nó phải bảo vệ quan điểm của mình, cũng như phải để người khác chứng minh sai. Michael Sandel đã làm đúng với triết học là đặt ra vấn đề công lý không toàn hảo như người ta vẫn nghĩ. Vì vậy, các nhà hành pháp phải xây dựng chặt chẽ hơn khi Michael tìm ra lỗ hổng đó. Nói về khoa học và kinh tế học. cái mà Thành đang sử dụng thường xuyên. Nó cũng có bệ đỡ đằng sau là triết học kinh tế và triết học khoa học. Điều đó làm người như Thành cảm thấy an ủi khi những hoạt động kinh doanh hay làm khoa học có thể làm nguy hại đến thiên nhiên, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Nhưng Thành vẫn tiến bước mà không bị overthinking đắn đo suy nghĩ việc làm của thành có vi phạm đạo đức hay không. Đối diện với khoa học và kinh tế học là ai ? Là triết học tôn giáo, Marxism, triết học nói chung... Bạn đang kinh doanh, bạn là một nhà tư bản, nhưng bạn sẽ phải khó chịu khi thủ tướng đã tuyên bố gần đây rằng: "Người yêu nước là người cộng sản". (Chẳng lẽ bạn không yêu nước ?) Triết học nữ quyền, LGBTQ+ sinh ra để đòi quyền bình đăng cho phụ nữ và giới tính thứ 3. Nhưng thái độ của người tận dụng nó trở nên cực đoan hơn khi họ đè đầu cữi cổ đàn ông. Và thế là lại sinh ra ông Jordan Peterson đòn quyền bình đẳng cho đàn ông nhằm chống lại sự cực đoan hóa của nữ quyền cũng như LGBTQ+ Các tư tưởng triết học này phải đối địch lẫn nhau để tạo thế cân bằng. Và đó là "đạo đức của sự xung đột" Để giải quyết triệt để mọi vấn đề. Thành phải đưa ra lựa chọn dù muốn hay không. Ví như gia đình Thành có người thân là bố đã phạm tội nghiêm trọng, Thành phải đứng trước 2 thứ: Một là bao che cho người thân theo như triết học đông phương để khỏi mang tiếng con bất hiếu (đề cao đạo hiếu) hoặc là chọn tuân theo triết học của các nhà pháp quyền (con người tính bản ác, nếu đã phạm tội thì phải bị trừng trị bằng pháp quyền) và Thành có thể lý luận rằng, việc đưa bố mình vào tù là hành vi thiện nhằm giúp bố cải tạo lại bản thân trong khi ngồi tù.
@hana23_flower Жыл бұрын
Câu chuyện về người lái tàu trên đường ray là một ví dụ nổi tiếng, và em từng được nghe về nó lần gần đây nhất trong phim Trolley (Netflix). Em không nhớ lắm về hoàn cảnh trong phim, nhưng em nhớ ví dụ này cũng làm em nghiêm túc suy nghĩ một thời gian. Hôm nay khi nghe lại, đột nhiên em nghĩ rằng lựa chọn để tàu chạy thẳng cũng có lý lẽ cho riêng nó: Đó là số mệnh của 5 người bọn họ từ lúc ban đầu, nếu rẽ phải thì chẳng phải rất bất công cho một người duy nhất ở đó sao? Hơn nữa, ai cũng là mạng người, vì sao 5 người thì lại đáng quý hơn 1? Hoặc đặt trường hợp cụ thể nếu 5 người công nhân làm việc ở sai vị trí (là người có lỗi), thì chẳng nhẽ người làm việc ở phía đường ray không được sử dụng (người không có lỗi) lại phải gánh chịu hậu quả? Em không biết điều này có bất thường không, nhưng em nghĩ nếu được suy nghĩ và tranh luận trong một khoảng thời gian đủ lâu, lập luận về đạo đức sẽ có thể bị đặt lên bàn cân với khái niệm công bằng.
@maicao5053 Жыл бұрын
mình cũng nghĩ giống như bạn. Trên đời này chẳng có việc gì là tuyệt đối và việc giết 5 người hay 1 người chẳng khác gì nhau. Thật ra chẳng có công bằng nào ở đây cả và vũ trụ diễn ra theo lẽ tự nhiên. Mình sẽ để cho định mệnh sắp đặt và không can thiệp.
@hana23_flower Жыл бұрын
@@maicao5053ầy nhưng mà lúc coi clip mới của anh Duy Thanh thì tui lại hơi lung lay vì cảm giác có lỗi một tẹo. Kiểu có lỗi vì đã suy nghĩ thiếu trách nhiệm với xã hội (phản với lý thuyết vì cộng đồng ấy). Mặc dù biết là mỗi lần xem sẽ có một quan điểm khác nhau tùy vào trạng thái và những trải nghiệm xã hội gần đó của mình, nhưng vẫn thấy hơi lấn cấn hơn chút. 😂😂😂
@xuancuongo9670 Жыл бұрын
mình cũng nghĩ như bạn. nhưng nếu trong 5 người đó lại có 1 người thân mà mình yêu quý, thì sẽ lại là một lựa chọn vô cùng khó khăn khác
@naoart9320 Жыл бұрын
@@xuancuongo9670 Nếu cả 5 người đều là người thân, bố mẹ anh em vợ con, thì lúc đó lại còn khó khăn hơn
@bkbuon2628 Жыл бұрын
@@maicao5053số mệnh hay định mệnh là những thứ không thể thay đổi được, ví dụ những việc đã xảy ra rồi hoặc những việc ta không thể can thiệp vào được. Còn trong trường hợp này, bạn đang nắm trong tay số mệnh của họ. Bạn khôngb thể lấy lẽ tự nhiên ra biện hộ cho hành động của mình được. Xin lỗi chứ mình thấy câu trả lời của bạn cực kì phản khoa học. Mỗi vấn đề khoa học mà gặp phải mấy câu trả lời kiểu số mệnh hay định mệnh thì như kiểu đập đầu vào đá ấy.
@huuanfighterVN Жыл бұрын
Mng phải nghĩ thêm về khía cạnh luật pháp, mặc dù luật pháp được tạo nên dựa trên đạo đức nhưng không gì được phép vượt qua luật pháp kể cả đạp đưca tôn giáo hay quân thần, không ngoại lệ hay miễn trừ, tới vua sai luật còn bị phạt Như việc luật đưca kêu bạn phải giết mọi loại do thái thì bạn là người đức dù cho bạn biết đó là sai nhưng không làm theo thì vẫn là kẻ tội đồ Ở ví dụ thứ 1 người lái tàu cán ai thì vẫn không phải sai luật còn nêua bạn đẩy ông mập xuống thì bạn là ng sai Vd thứ 2 dù muốn ủng hộ nhưng 3 ng thuỷ thủ kia vẫn sai vì giết người ( tuỳ thuộc vào lúc đó đang thuộc hải phận quốc tế hay không) dù cho để cứu số đông nhưng vẫn sẽ bị xử tội.
@r0n92 Жыл бұрын
không liên quan lắm nhưng cái sound effect mỗi khi chuyển sang phần nội dung tiếp theo nghe nó cảm xúc thực sự ấy, cảm giác nghiêm trang vãi
@Lebpnguyen Жыл бұрын
Em thích nghe những câu chuyện về Triết học như vậy lắm, nó khiến em phải băng khoăn suy nghĩ liệu tất cả những gì bản thân cho là đúng có thực sự là đúng hay không. Và có rất nhiều giả thuyết học thuyết Triết học vô cùng thú vị mà trên trường không đề cập đến, bản thân phải tự đi tìm hiểu. Em hy vọng anh sẽ làm tiếp series Triết học này ạ, em ủng hộ hết mình ạ 😍
@minhtu8297 Жыл бұрын
đúng đấy bạn , liệu những suy nghĩ , những quyết định của bản thân có chính xác không , nêu sai thì sẽ là ở đâu , những khía cạnh nào vậy còn những chọn lựa của người khác thì sao, chúng ta có thể chấp nhận nó hay không triết học sẽ giúp chúng ta nhìn nhận 1 vấn đề dưới nhiều góc độ hơn,đa chiều hơn chứ nó không hề khô khan như chúng ta tưởng tượng
@NamHồ-v9m Жыл бұрын
P có thể đọc cuốn phải trái đúng sai đẻ trả lời thắc mắc của p nhé
@tuclen-itsmeanttobeangry4383 Жыл бұрын
Giết chóc là chuyện bình thường, việc giết đồng loại làm tăng khả năng sinh tồn của mọi sinh vật. Cây cối giết nhau bằng cách hút dinh dưỡng và cướp chỗ nhiều ánh sáng, động vật giết nhau bằng răng nanh và móng vuốt, con người cũng vậy thôi. Chỉ khác là họ được lựa chọn. Còn cái gọi là luật pháp, tồn tại để kìm hãm bản năng tự nhiên, cũng như làm dịu đi bản tính tự nhiên. Ví dụ như việc trả thù chẳng hạn, nếu thấy kẻ phạm tội bị trừng phạt đủ thì còn báo thù làm gì nữa. Cái vấn đề giết một người cứu nhiều người là một lựa chọn. Mục đích chính là quyết định xem bạn có chấp nhận hứng chịu tội lỗi hay không, để thực hiện cái gọi là hy sinh cần thiết.
@N.ẨnGiả Жыл бұрын
Tình huống đầu tiên em chọn chạy trên đường ray có năm người. Mặc dù con tàu đã mất thắng và còi nhưng tiếng động khi tàu chạy tới cũng được chú ý. Nhóm năm người thì khả năng cao sẽ có một người chú ý tới sẽ thông báo cho nhiều người còn lại. Trong trường hợp nguy cấp cả năm người đó, ít nhất cũng sẽ có một người có phản ứng nhanh có thể hỗ trợ nhau để giải cứu. Còn người chỉ có một mình ngay cả khi anh ta đang đã nhận ra sớm thì không có sự nhânh giúp nào, khả năng sống sót ít hơn nhóm 5 người.
@nhathuy_nguyen Жыл бұрын
Quyển phải trái đúng sai của Michael sandel khó hiểu thực sự nhưng khi nghiền ngẫm và cố hiểu thì lại dễ nghiền
@Thingq96 Жыл бұрын
Mình nghĩ là đã giết người thì nên chấp nhận cái giá phải trả. Bạn lấy đi nguồn sống của người khác để phục vụ cho nguồn sống của mình thì tất nhiên đến một ngày bạn phải trả nó không bằng cách này cũng bằng cách khác.
@yyyyyyyyzzzzzzzz1997 Жыл бұрын
Với mái đầu bạc cùng năm tháng, tôi chỉ biết thốt lên "Hay quá anh bạn trẻ" và "Cảm ơn người bạn trẻ"!
@minhtrangnguyen1661 Жыл бұрын
Chọn đi thẳng và hú còi vì khả năng 1/5 ng sẽ nghe thấy cảnh báo hoặc cảm nhận bất thường và lỡ có bị mắc kẹt thì khả năng họ giúp đỡ nhau ra cũng cao hơn. Bên 1 người lỡ anh ta đang ngủ hoặc đeo tai nghe là tiu.thay vì đẩy ông kia xuống mình sẽ rủ ông kia ném 1 vật to tương đương như đá hoặc cành cây hoặc la hét cảnh báo ng công nhân❤❤❤
@HaiYen-fz1jt Жыл бұрын
Để tìm hiểu thêm về chủ để này mn cũng có thể tham khảo cuốn sách "Phải trái, đúng sai" ấy. Trước mình đọc cũng mơ hồ lắm nhưng coi video này giúp mình hiểu rõ hơn cuốn sách này. Cảm ơn anh vì đã làm những video có ích ạ.
@sophienguyen3283 Жыл бұрын
Hồi học môn Business ethic, điểm mình thấp nhất luôn nhưng mà thấy đây là môn đáng học nhất trong cả học kỳ
@24_phamthaison90 Жыл бұрын
Đổi lại cho việc over-thinking từ triết học đó là ta thật sự suy nghĩ và bước đi trên con đường đến với chân lý
@NhiYen-el5cl Жыл бұрын
Em đang học môn business ethics và được học qua utilitarianism. cám ơn a đã giúp e hiểu hơn❤
@muifromnowhere Жыл бұрын
hồi lớp 10 em ghét Triết lắm(Triết có tích hợp vào công dân đầu HKI). Sau khi bấm vào video chỉ vì cái title kích thích, em trầm ngâm 1 lúc vì nghe đến chữ "Triết học" và phân vân nên tắt KZbin ko. Nhưng thật may mắn vì bản thân đã thử kiên nhẫn, thử tiếp thu một cách mới mẻ và có lẽ em ghiền luôn rồi=)) Em ko ngờ có ngày mình lại thích Triết đó. Cảm ơn anh vì đã đưa môn này đến với thế hệ trẻ bọn em
@tranthanhcongchiasefaceboo4290 Жыл бұрын
Bản chất của cuộc sống là ko có đúng sai, chỉ có sự phù hợp và tối ưu. Còn để ra được quyết định và hành động phù hợp thì lại phải dựa trên trí tuệ của bạn. Trí tuệ càng thông suốt thì những quyết định và hành động của bạn sẽ càng đạt đến sự phù hợp, đúng nguyên lý và quy luật của Trời Đất, dù cho sẽ có thể nhiều người ko hiểu quyết định đó của bạn.
@nghnam24 Жыл бұрын
Chủ nghĩa vị lợi này đã được nghe lần đầu trong tập podcast Have A Sip với khách mời là chú Phan Đăng. Bây giờ lại được phân tích kĩ hơn, cảm ơn anh ạ.
@thuantranngoc1319 Жыл бұрын
Mình thì lại nghĩ điểm làm thay đổi quan điểm của mọi người trong vd là tính trách nhiệm khi bị đặt trong tình huống, người ta sẽ chất vấn người lại tàu vì quyết định của anh ta, nhưng ai sẽ chất vấn người đứng trên vách núi nếu anh ta phó mặc tất cả cho chúa. Chủ nghĩa vị lợi cũng rất mông lung, chủ thể của nó là tập thể hay cá nhân, vì rõ ràng người đưa ra quyết định trong vd là cá nhân, tối đa lợi ích xã hội phải chăng cũng là vì giảm thiểu rủi ro về lợi ích của người quyết định(bị chất vấn, sang chấn tâm lý, được cảm thông), bản chất của tính cá nhân lộ rõ ngay khi ta đổi nạn nhân trong ví dụ(người mẹ), vậy nếu ta đổi thành một người ít thân hơn(bạn bè, người họ hàng xa), tôi cảm thấy lúc này vấn đề trở nên khó nhằn hơn vì cán cân đánh giá quá bấp bênh.
@caophim8473 Жыл бұрын
Mình vừa cày lại xong vài phim của Nolan và vài phim khác nữa như Hannibal Series, Blade Runner, Mr.Nobody,... thì tình cờ được youtube giới thiệu đúng video này. A pleasant surprise! ☺
@hytrang3860 Жыл бұрын
Khi xã hội xoi triết học là môn khó nuốt thì tư tưởng đó cũng ăn sâu vào trong e . Dù chưa tiếp xúc nhiều vs triết nhưng e luôn cho rằng nó rất khó nuốt trôi và k có giá trị nhiều. Nhưng sau khi xem xong clip , phải công nhận triết thú vị thật mà cũng nhờ cách đọc và gth hay của a nữa. cảm ơn những giá trị a mang lại cho ng trẻ vn.
@DndhfhDbh Жыл бұрын
Em ạ! Triết học thực ra nó rất hay. Bản chất của Triết là đi giải thích thế giới. Song ngôn ngữ được sử dụng trong Triết học lại mang tính khái quát hoá cao gây ra khó hiểu, khó lĩnh hội cho nhiều người nên nhiều người nghĩ là nó khó !!!
@tuannguyenquang3145 Жыл бұрын
Bạn học triết hay mác lê , mác lê thì thua
@hytrang3860 Жыл бұрын
@@tuannguyenquang3145 dạ mác thì khó thật ạ
@hoadieu3787 Жыл бұрын
Nghe mà sốc lắm luôn ý. Thực ra là cái chuyện giết một người để cứu nhiều người hơn em từng nghe rồi, nhưng mà kiểu ko để tâm lắm và thấy nố hơi ghê nên lờ đi luôn. Nay nghe lại tập trung hơn, quào đúng là mở rộng tầm mắt luôn
@CuongVo-ud7nw Жыл бұрын
2 câu hỏi đầu, thì tôi nghĩ nên chọn cái phương án ít rủi ro cho mình, và ít bị định kiến của những người ngoài lề( vậy thì đường bên thẳng, mà là 5 người thì tương lai về sau tôi vô tù thì mẹ tôi sẽ rất thảm hại và bị nhiều ánh nhìn vô, mà chọn đi rẻ phải thì suốt cuộc đời tôi sẽ day dứt )
@capthiquynhchi2834 Жыл бұрын
Quả đúng là " more perspectives" anh ạ! Cảm ơn anh vì những chia sẻ thú vị và đáng suy ngẫm.
@trungtruong317 Жыл бұрын
Cảm ơn anh đã làm video này, hôm trước em cũng làm 1 cái khảo sát cho mọi người và phần lớn mọi người chửi em ngu do bắt ép họ vào trường hợp khó khăn mà không có lựa chọn khác. Em cũng đã hỏi họ lý do vì sao không chọn thì họ bảo là khảo sát xàm, không thật, giải thích cho họ thì họ vẫn kiên quyết với ý kiến xàm của họ nhưng không đưa ra được lý do vì sao nó xàm. Đến chịu
@tuannguyenquang3145 Жыл бұрын
Bọn đó tào lao thôi,mồm mở ra phản biện người khác dữ lắm, xong bị hỏi lại thì nói "m ko dc bắt t lựa chọn"
@ares809 Жыл бұрын
Đích đến cuối cùng của Tỉnh Thức và Giác Ngộ là ko còn Đúng hay sai , Thiện hay Ác . Mà tất cả chỉ là TRẢI NGHIỆM . Đó chính là mục đích của cuộc sống
@ThuyLe-dm6ex Жыл бұрын
Nghe hết clip này làm mình nghĩ "đúng' và "sai" là một khái niệm mang tính tương đối, tùy thuộc vào việc người xem xét nó ưu tiên những giá trị nào. Các sự kiện và cá thể luôn có hằng ngàn mối quan hệ lợi ích lắt léo với nhau, nên khi một hành động nào đó đc thực hiện, luôn sẽ có người được và người mất.
@tuannguyenquang3145 Жыл бұрын
Nên có tư tưởng nhất nguyên bác bỏ nhị nguyên ấy, mà vụ bác bỏ nhị nguyên này hay bị bọn triết gia nửa vời genz lấy ra biện hộ cho bọn nó
@mrarmy5345 Жыл бұрын
Cám ơn bạn đã đưa ra chủ đề này. Tôi đã xem bài giảng này của giáo sư cách đây 7,8 năm trước và trong đầu luôn tìm kiếm câu trả lời cho những ví dụ tình huống trong bài giảng. Theo quan điểm cá nhân thì triết học và luật pháp luôn gắn liền với nhau, cũng k có câu trả lời đúng hay sai hoàn toàn cho tất cả tình huống. Tất cả mọi quyết định đều bắt nguồn chỉ 2 từ " lý do ". Lý do vì sao ta làm như thế này, vì sao lại k làm như thế kia. Chẳng thế mà trong tất cả mọi vụ án điều đầu tiên cảnh sát luôn đặt câu hỏi " động cơ gây án " là gì ? Đó chẳng phải là lý do hay sao. Nếu đặt bản thân từng cá nhân vào tình huống cụ thể thì có lẽ mỗi người sẽ có 1 lý do khác nhau,thời điểm khác nhau, tâm trạng khác nhau mà hành xử hoặc đưa ra quyết định. Nên việc phân loại đúng hay sai 1 cách rõ ràng trong triết học k bao giờ là chính xác. Có lẽ thế nên trong tất cả mọi bài giảng giáo sư chỉ đưa ra câu hỏi và gợi ý những cuốn sách cần đọc , chứ k bao giờ nhận định đúng hay sai. Tôi nghĩ con người chỉ mãi mãi tiệm cận với sự hoàn hảo mà thôi. Triết học cũng vậy.
@DndhfhDbh Жыл бұрын
Vậy theo bạn cái gọi là “chuẩn mực” có thực sự tồn tại hay k? Nếu có thì nếu con người sống mà k có chuẩn mực thì xã hội sẽ ra sao?
@mrarmy5345 Жыл бұрын
Cái chuẩn mực bạn hỏi thì nó lại là khái niệm rộng hơn, dĩ nhiên cũng gắn liền với pháp luật. Nhưng nếu đem chuẩn mực ra trong 1 vài trường hợp cụ thể thì cũng vẫn k thể có câu trả lời thoả đáng. Chọn giết 5 ng hay 1 ng thì cái nào chuẩn mực hơn sao ? Khi mà k giết người đã là 1 sự chuẩn mực rồi. Và chỉ cần thay đổi 1 vài chi tiết trong tình huống thì bản thân cũng đã phải tự đặt câu hỏi đúng hay sai. Gián tiếp đẩy ng đàn ông béo xuống thì sẽ là chuẩn mực hơn là trực tiếp dùng tay đẩy hay sao ? Cho nên mình mới nói. Dù có đặt " chuẩn mực " cho tất cả thì vẫn k có gì là hoàn hảo trong tất cả mọi thứ. Hoàn hảo phải là khi dù có ở bất kì tình huống nào, thời điểm nào, giai đoạn nào cũng luôn có câu trloi chính xác đúng hoặc sai mới thật sự là hoàn hảo.
@DndhfhDbh Жыл бұрын
@@mrarmy5345 thật ra mình nghĩ k bao giờ có thể hoàn hảo đc trong nhiều trường hợp như thế. Bởi vì bộ não của con người quá phức tạp, nhận thức của con người đã khiến cho họ mất đi cái gọi là chấp nhận yếu tố quy luật tự nhiên đi. Tại sao bạn lại thấy thương và muốn cứu sống một con hươu khỏi bị một con hổ ăn thịt mà k nghĩ đến nếu con hổ k ăn thì nó sẽ chết đói, chúng ta k thể loại bỏ những quy luật tự nhiên được !!! Chính vì sự nhận thức cao của con người về cái thứ gọi là bình đẳng của con người trong xã hội mà họ k ngừng đưa ra câu trả lời đúng hay sai khi làm một hành động nào đó. K thể chấp nhận được quy luật tự nhiên khắc nghiệt !!!
@serasprout1901 Жыл бұрын
Em thực sự rất cảm ơn anh và rất vui vì anh đã làm một series về 1 chủ để mà em rất quan tâm. Số đầu tiền này của anh làm em nhớ tới nhân vật: Emiya trong bộ anime Fate/Zero. Một nhật vật lấy Utilitarianism làm lẽ sống đến nỗi ám ảnh vì nó, trong tâm trí anh ta luôn nghĩ rằng nếu mà giết 5 cứu được 10 thì được cho là công lý, đến nỗi để chọn giữa vợ con và 7 tỷ người thì anh ta vẫn chọn 7 tỷ người. Nhưng sau khi anh quyết định thì anh thấy hối hận vô cùng vì anh ta thấy mình ko có quyền quyết định sinh mạng của bất kỳ ai, mọi mạng sống đều quan trọng ko có ai đáng sống hơn ai. Thực sự lúc đó xem xong em đã suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Một lần nữa cảm ơn anh về series này!
@duynguyenminh1289 Жыл бұрын
Kiritsugu à? Sau này thằng con học theo cái tư tưởng đó rồi thành da nâu xong da đen. =))
@dquangtu1 Жыл бұрын
Nếu tư duy của bạn cứng như tảng đá thì khi đụng vào triết học nó sẽ vỡ vụn. Vì triết học là sản phẩm của sự sống mà sự sống thì luôn chuyển động như là nước
@ucleminh9052 Жыл бұрын
Giống trong cuốn “ Phải trái đúng sai “ nghe đọc phải ngẫm nhiều. Không gì là tuyệt đối cả :3
@kpm1929 Жыл бұрын
Nhờ có clip này, mà mình bất ngờ rằng "mình đã từng học triết ở đại học sao???" thầy cô ở Đại học dạy môn triết học kiểu: "Thuyết trình đi mấy em, thuyết trình đi, thầy ở dưới cho điểm". Người ta không kể những điều thực tế qua những câu chuyện thực tế, và dạy cho sinh viên cách tư duy như thế này.
@NamNguyễnHoài-f2s Жыл бұрын
Thực ra việc mình có tiếp thu kiến thức hay ko chủ yếu là do thái độ và cảm xúc trong lúc học. Ngày xưa bạn học để lấy điểm thì tất nhiên sau khi học xong bạn chả có cảm xúc gì cả nên khó tiếp thu.
@thinhxuan5918 Жыл бұрын
nta vẫn luôn dậy, và việc thuyết trình là để các b tự tìm hiểu thôi
@kpm1929 Жыл бұрын
@@NamNguyễnHoài-f2s ok b :)
@DndhfhDbh Жыл бұрын
@trungducbk2006Ngu !!! Triết ở đại học thường là đại cương nghĩa là nó chỉ dạy những thứ khái quát nhất mà thôi. Nên nó k xoáy vào bất kỳ một hiện tượng nào và cho nó là đúng hay sai mà nó chỉ đưa ra những quy luật chung nhất của thế giới, cách thế giới cơ bản được vận hành như thế nào và từ đó chúng ta có thể rèn luyện được lối tư duy một cách mở rộng dựa trên những chân lý chứ kp là chỉ dựa trên những gì xã hội cho là đúng, những định kiến từ trước !!!!
@DndhfhDbh Жыл бұрын
Rằng là bổ trợ cho quá trình nhận thức đúng đắn, k bị lệch lạc của chúng ta
@Trungnguyenyb15 Жыл бұрын
Mình là ng theo chủ nghĩa công bằng và hiện thực việc hy sinh 1 ng và cứu 5 người theo mình là hoàn toàn hợp lý cho dù là phải trái đạo đức,nhưng trên thực tế thì việc cứu 5 người kia có thực sự đáng để cứu và giá trị cứu họ so vs việc ng hy sinh kia có ngang nhau hơn mới là điều đáng bàn,nếu 5 ng kia là nhưng ng sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội thì việc hy sinh 1 ng để cứu họ là hoàn toàn xứng đáng và điều ngc lại cx vậy,cái quan trọng ở đây là đạo đức nó chỉ là 1 cái thước đo của xã hội về độ nặng nhẹ của vấn đề thôi
@quannguyenminh9145 Жыл бұрын
Cảm ơn anh. Mọi người có thể đọc Phải trái đúng sai - cuốn sách nói về các góc nhìn của triết học.
@lotuyen1999 Жыл бұрын
trường hợp 1: bản thân trong vòng xoáy phải quyết định giết 1 hay giết 5, và câu trả lời là giết 1 trường hợp 2: bản thân ngoài vòng xoáy giết 5, việc giết 1 là lôi kéo thêm bản thân và người khác vào 1 vụ việc khác, và người khác có sự tự do của người ta. Mình không thể làm thế được trường hợp 3: không cứu 1 để cứu 5 vì sự việc đồng thời. Và bản thân là người trong cuộc phải quyết định trường hợp 4: bản thân trong cuộc nhưng người khoẻ mạnh là ngoài cuộc, bản thân mình chọn không kéo người ngoài cuộc vào vậy có điểm chung, nếu trong cuộc buộc phải chọn. thì chọn phương án đỡ thiệt hại nhất còn nếu bản thân hoặc đối tượng ngoài cuộc, sẽ chọn phương án đỡ thiệt hại nhất chỉ trong vòng xoáy đó thôi
@03.nguyennguyenbach40 Жыл бұрын
Tôi từng xem qua trên youtube bài giảng này của havard này, cảm ơn bạn đã có thể đơn giản hoá và dịch ra Tiếng Việt. Mong c kênh có thể tiến xa hơn
@phattan6713 Жыл бұрын
E mới thi Triết học Mác Lênin sáng nay . Ở Phương Tây Philosophy hay Philosophia vừa mang ý nghĩa giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, đồng thời nhấn mạnh khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.
@tuannguyenquang3145 Жыл бұрын
Mác lê nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn của đảng nhé
@thuyhaolanguyen6783 Жыл бұрын
Em đã xem bản quay của giáo sư tại Harvard, em đã xem đi xen lại rất nhiều lần vì kiến thức và vì em thích cách mọi người tranh luận với nhau ❤ cảm ơn anh đã giúp em hiểu thêm hơn về bài học này.
@kienbui2176 Жыл бұрын
buổi học của giáo sư rất cuốn hút vì cách ông nêu vấn đề có tính tương tác và rất hài hước, mình muốn tìm để xem lại mà ko biết tìm bằng cách nào 😅
@thuyhaolanguyen6783 Жыл бұрын
@@kienbui2176 theo mình nhớ là search công lí Harvard nó ra đó, bạn search thử nha
@hangvu2421 Жыл бұрын
Cảm ơn anh đã làm video về chủ đề rất thú vị này. Em cũng tìm tòi về triết học, các quan điểm , lập trường khác nhau. Nhưng em đang bị rơi vào trường hợp là mông lung về tất cả mọi thứ. Khi nhìn nhận 1 vấn đề, em đứng ở nhiều góc nhìn khác nhau để phân tích và em nhận ra góc nhìn nào cũng có cái hay/ dở của nó, và em bị lưỡng lự khi ra quyết định. Đúng như anh nói, càng tìm hiểu thì mình càng có xu hướng overthinking☺️
@phuctrannguyen5476 Жыл бұрын
Trong trường hợp về chiếc thuyền, em nghĩ là hành động đó được chấp nhận vì có tính tương đồng giết người vì tự vệ. Hành vi của các thuyền viên có thể là hành động tự cứu lấy mình giống như khi giết người vì tự vệ, khi một người không nhận được sự trợ giúp hợp pháp khi bị tấn công thì sẽ phản ứng và tự bảo vệ bản thân, trong trường hợp trên phía công kích là cơn đói. Một số yếu tố như họ bị ảnh hưởng tâm lý, nhận thức hay hành vi từ cơn đói minh chứng là cậu bé đã uống nước biển dù bị ngăn cản bởi các thuyền viên và bên cứu hộ mất khá nhiều thời gian lên tới hơn ba tuần. Nếu là tòa án thì em sẽ xử nó như một tình huống giết người ép buộc vì các thuyền viên đã cân nhắc lại trước khi giết cậu bé nhưng rồi vẫn buộc phải làm, án phạt có thể là bồi thường phía nạn nhân nếu có hoặc cải tạo hay lao động công ích. Trường hợp trên khá giống với câu hỏi "nếu cha mẹ và thầy, người yêu rơi xuống nước thì cứu ai?" hay câu hỏi "thảm họa nguyên tử Hiroshima và Nagasaki có cần thiết không?"
@kuanduong6287 Жыл бұрын
Mình sẽ coi thêm để hiểu Series này, nhưng mình nghĩ có 1 khía cạnh nhỏ về Triết học cần được lưu ý mà phần nào bn đã mentioned. Đó là Triết học vẫn sẽ là suy nghĩ và những diễn giải/suy luận đa chiều & những hệ quả good/bad (overthinking) của nó. Nhưng từ suy nghĩ dẫn đến hành động lại là 1 khoảng cách tưởng xa xôi nhưng đôi khi phải making decision trong phút chốc: nhưng việc dù là nói giết 1 lấy 5 như trên chuyến tàu, thì nhiều khi chúng ta trong trường hợp đó theo thuyết Utility sure là lái sang phải để kill 1 person; nhưng lúc đó chưa chắc đủ bình tĩnh/ hay nhiều khi run tay/ hay nhiều khi thậm chí làm sao ta biết được lối rẽ đó có 1 người?/ và chắc chắc mình sẽ không rẽ nếu người duy nhất đó mình đã biết được là người thân của mình (Mom chẳng hạn). Việc suy nghĩ nhiều: quan điểm của mình là 1 điều tốt & triết học sẽ là nền tảng để chúng có những cái nhìn khách quan (không bị định kiến). Nhưng kết quả thực tế mình nghĩ vẫn sẽ là cách đánh giá đúng cho 1 hành động đang trong stage "tranh cãi" giữa các luồng triết luận. Như mình sẽ ủng hộ việc giết đứa trẻ trên tàu để ăn thịt, dù có sự đồng thuận hay không. Nhưng mình chưa nghĩ đến việc khi đó thực sự mình có đủ dũng khí để cầm dao xiêng đưa trẻ ấy hay không nữa :( ! Chúng ta chưa có trải nghiệm chính xác, nên chỉ xét được về mặt kết quả thì thuyết Utility vẫn nên, nên tối ưu hóa sự được & mất của từng cá nhân trong XH để quyết định. Ít ra, mình nghĩ dù có sống thì chắc họ cũng ám ảnh cả đời!
@fibonaccil762710 ай бұрын
(a) mình k đồng tình với quan điểm của bạn. theo mình, nếu xét về mặt kết quả thì thuyết utility vẫn k nên. việc giết một đứa trẻ trên tàu để kéo dài sự sống cho ba người còn lại. cái utility kết quả của việc giết đứa trẻ thực tế vẫn là một ẩn số vì có rất nhiều khả năng khác có thể xảy ra và dẫn đến việc kéo dài sự sống của ba người chỉ là vấn đề của thời gian chứ k mang lại kết quả là ba người kia sẽ sống. bản chất việc giết người là sai. cũng như sự thật vẫn là sự thật dù gì đi nữa. (b) việc khuyến khích tối ưu hoá sự được & mất của từng cá nhân trong XH để quyết định lại càng sai hơn nữa. nếu mỗi cá nhân chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân để đánh giá, đưa ra quyết định và bỏ qua hoàn toàn yếu tố đạo đức sẽ góp phần biến XH này thành "bãi chiến trường"? vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm trong sách "Kéo, Búa, Bao" nói về game theory.
@nguyenhuongthao316 Жыл бұрын
Bản thân mình nghĩ thì chẳng có gì đúng hay sai cả, vì đúng hay sai thì tuỳ vào từng người, môi trường, văn hoá, quốc gia. Tất cả cái đúng hay sai đều dựa vào quan điểm. Những bộ lạc ăn thịt người thì đối với họ đó là bình thường, nhưng với ta là sai trái. Có thể do họ chưa phát triển như ta nhưng chẳng phải cái đúng của họ, của văn hoá của họ vẫn là ăn thịt người hay sao? Mình cũng thấy quan điểm của mình không sai không đúng, và quan điểm trái ngược mình cũng vậy. Vì tất cả đều do góc nhìn của mỗi cá nhân mà thôi. ✌🏻
@DndhfhDbh Жыл бұрын
Đơn giản là nó tuỳ thuộc vào mức độ văn minh mà con người đang sống trong thôi !!! Sống ở thời nào thì theo thời đấy. Đó là lý do vì sao chúng ta lại gọi những bộ lạc có nhiều hủ tục, man rợ lại là những người kém văn minh!!! Nếu cứ cho giết người là đúng thì sẽ chẳng bao giờ trở nên văn minh được
@duyminh9526 Жыл бұрын
Trong cuốn dám bị ghét, việc tốt theo Adler là việc "có lợi" cho cá nhân đó, nên nếu giết người có cái lợi cho cá nhân đó thì nó là tốt, nếu ta thấy nó có lợi cho ta thì đó cũng là tốt, nó chỉ xấu với ta hoặc ai đó khi k có lợi gì cho họ (nhg trong xã hội phải là cái lợi chung, nên hành vi đó với xã hội là xấu và cần luật lệ để hạn chế điều đó xảy ra). Mình cũng kbh nói là người tốt, vì thật sự người tốt chỉ là người chưa làm việc xấu. Bởi mình chưa được thử thách đến tận cùng của lợi ích, ví dụ như lúc con mình đói ăn liệu mình có từ chối tiền phong bì của bệnh nhân không. Nên chỉ khi đóng nắp quan tài thì mới biết được đấy có phải là người tốt hay k, nhưng nó phải đến từ sự nhận xét bên ngoài thay vì tự nhân xét (sẽ bị sai lệch bởi ký ức và thiên kiến tự bảo vệ mình). Vấn đề nữa là người làm 100 việc tốt nhg đến việc 101 lại xấu thì có được coi là ng tốt k. Khó để nói, triết học luôn vậy, mở ra những câu hỏi để dẫn dắt tìm ra câu trả lời
@KeLuHanh Жыл бұрын
Mình từng theo bài giảng của vị GS từ hồi tiếng anh còn bập bõm và có 1 vd vietsub. Hôm nay chủ kênh phân tích lại. Quá tuyệt vời. Nhưng mình đoán nó sẽ khá kén ng. Hy vọng DTN tiếp tục seri này nhé❤❤
@eigenvector1234 ай бұрын
Vấn đề này cũng được tranh luận nhiều trên objective morality (nhân tính khách quan). Câu hỏi như là nếu 2 người cần ghép tạng, 1 người phải hy sinh, hay hy sinh 1 đứa trẻ sơ sinh đang khóc để cứu 1 nhóm người khỏi 1 đội quân địch. Và 1 chuyện đáng làm hơn là ngăn chặn 1 tên cướp đang cầm vũ khí gây nguy hiểm cho nhiều người. Nếu chọn lý tưởng là hy sinh 1 cứu nhiều, thì có thể thấy cả ba trường hợp này giống nhau. Nhưng cảm nhận thuần túy của chúng ta thì thấy không như vậy. Dựa những gì em hiểu về Phật giáo, thì các dạng đạo đức dựa trên khái niệm, hay luật, hay pháp lý, đều thuộc về tục đế. Tục đế là thế giới con người gắn nhãn và quy ước, như có bông hoa, có ghế, có cây. Nó cũng cho biết rằng con người gắn nhãn mọi thứ xung quanh để có trật tự quy ước trong xã hội, khoa học, và đời sống. Nhưng người giác ngộ họ giác ngộ ra cái thấy chân đế. Chân đế là khi nhìn sự vật, không có khái niệm, không có đúng hay sai, không có tốt xấu, chỉ có nó như nó là mà thôi. Cũng chính vì vậy, mọi quyết định của người giác ngộ đều không bị ràng buộc bởi tư tưởng, khái niệm, và quan niệm, quy tắc, thì họ sẽ thoát khỏi các trói buộc của nghịch lý. Bất kỳ đạo đức lý tưởng nào vạch ra để hướng thiện, cũng giống như Luật, đều có thể bị lách và không có cơ sở lý luận vững chắc tuyệt đối. Đó cũng là lý do khi Phật vừa giác ngộ, các vị bà la môn không công nhận vì cho rằng ông không biết vũ trụ từ đâu đến, và linh hồn có thật không, những câu hỏi như là các vị thần. Trên thực tế Phật cũng bị giới hạn bởi mắt tai mũi lưỡi của ngài, ngài không biết sự tồn tại của tia UV và sóng radio. Nhưng chính vì ngài không cầu toàn trước đúng và sai, không tìm kiếm những thứ bên ngoài, mà ngài tập trung vào nội tâm của mình, chính vì vậy ngài không quan tâm liệu thần thánh có tồn tại hay không. Đúng và sai không thể làm con người đau khổ nếu con người không cầu toàn với chúng. Ngài ngộ ra vô thường từ sự thay đổi, nhưng không phải đẩy xa về mức vật lý lượng tử như khoa học, mà học cách để tâm bình lặng trước những vô thường đó, chính vì tìm thấy con đường này, ngài là nhà tâm lý học vĩ đại nhất của nhân loại. Lòng từ bi của họ được sinh ra nhờ quay lại cái thấy gốc, khổng tử còn gọi là nhân chi sơ tính bổn thiện. Nhưng có thể hiểu nhân chi sơ ở đây không phải là mới sinh ra, mà là cái tâm chói sáng và trong sạch vốn sẵn có mà bị vô minh che lấp đi. Chính vì vậy tuy hiểu ra chân đế, họ trở nên từ bi và cảm thấu mọi chúng sinh thay vì là vô cảm. Trong quyển Shadows of Forgotten Ancestors của Tiến Sĩ. Sagan và Tiến Sĩ Druyan, một nhóm khỉ macaque được thí nghiệm nhịn đói trong 1 tuần. Con khỉ macaque có quyền kéo dây để lấy đồ ăn, nhưng khi nó nhận được, nó sẽ thấy bạn của nó bị điện giật sau tấm gương phản chiếu. Kết quả là 87% số khỉ macaque chấp nhận nhịn đói. Kỳ lạ là mấy con khỉ này không đủ ý thức để hình thành khái niệm về lý tưởng đạo đức, như 10 lời răn đe của Chúa và giáo Pháp của Phật, nó thấy chân đế nhiều hơn tục đế.
@bichbichh17232 ай бұрын
B có thể giới thiệu sách nào nói về những vấn đề này k ạ.
@mylife-li7im Жыл бұрын
video rât hay lâu rui mới nghe lai những lâp luận này. thanks ban
@zeni9846 Жыл бұрын
Đ ù góc nhìn quá mới mẻ quá đời thường trong đời sống thiệt thú zị
@brianbui9758 Жыл бұрын
Nếu mọi người muốn học về triết học cơ bản như này và cũng có các case study hay thì nên đọc cuốn: "Phải trái đúng sai - What's right things to do" của Michael Sandel nhé. Cực kì hay và giúp chúng ta open-minded
@biabonlonton Жыл бұрын
rất ấn tượng cái caption của anh, không né tránh những từ ngữ hung bạo, phản cảm
@meoden0806 Жыл бұрын
Video rất hay, bản chất nó đã là sai rồi, nhưng để bảo là lên án hay đồng thuận thì đều không phải thứ chúng ta nên làm. Vì ai cũng không biết nếu ở vào trường hợp đó, chúng ta có hành xử y hệt như bọn họ hay không. Và sau khi hành xử như thế xong, chúng ta có tự kiếm những lý do để biện minh cho hành động của bản thân hay không.
@duysuho Жыл бұрын
Cuối tuần Duy Thanh Nguyễn lại cho chúng ta suy nghĩ thêm....Series này chắc chắn sẽ hấp dẫn, Chân thành cảm ơn bạn.
@vinhat6235 Жыл бұрын
Sau khi xem được video này, em như được mở mang góc nhìn nhận sự việc vậy, cảm ơn anh ạ
@7net Жыл бұрын
Vô tình thấy youtube đề xuất video này của Bạn, tuy chưa có thời gian có hết các video của Bạn, nhưng ấn tượng về Bạn là, Bạn là người đang chia sẻ những kiến thức có ích cho xã hội, đó là lý do bạn sẽ nổi tiếng trong tương lại, chúng ta là số ít người làm điều mà các youtuber không làm. Chúc bạn giữ vững lập trường. Mình thấy video này và video cách đây 10 tháng của bạn đã có sự điều chỉnh về kỹ thuật rất đáng khen, đó là bạn đã chỉnh âm lượng nhạc nền giới thiệu bằng với âm lượng của giọng đọc, chứ video mới dô người nghe nghe nhạc nền lớn thật lớn rồi giọng đọc lại nhỏ, cảm giác như hù người nghe, rất khó chịu khi nghe vào ban đêm hoặc nơi yên tĩnh. Còn lại thì mọi thứ ổn. Rất đáng khen vì sự nỗ lực của Bạn. Đã đăng ký ủng hộ Bạn.
@QuangNguyen-cz3gk Жыл бұрын
Lợi ích cá nhân có thể giải thích cho câu trả lời của đa số mọi người. TH 1 đổi 5 rõ ràng giết một người đổi t người sẽ có ít cảm giác tội lỗi hơn phương án kia. Ở TH người béo thì nếu đẩy người đàn ông là ta trực tiếp giết người còn bỏ mặc 5 người thì do ko có sự xung đột lợi ích gì nên ko sao cả nếu 5 người chết. Mình thấy đạo đức rất mơ hồ. Nó có giới hạn riêng với mỗi người dựa trên yếu tố lợi ích cá nhận và cảm xúc tội lỗi. Cảm xúc tội lỗi lại dựa trên những kiến thức kinh nghiệm của mỗi người. Để dễ hiểu hãy so sánh 1 người được nuôi dạy tốt với 1 tên giết người hàng loạt. Rõ ràng sự khác biệt về định nghĩa đạo đức giữa 2 người này dẫn đến những quyết định khác nhau với các vấn đề khi liên quan đến đạo đức và lợi ích
@zedas5964 Жыл бұрын
mong anh có thể tư vấn cho em, em nghĩ mọi quyết định đều nên dựa trên pháp luật trường hợp tàu cũng vậy cả 2 trường hợp em đều lựa chọn đâm 5 người vì em biết việc đoàn tàu mất phanh và đi với tốc độ cao nên dù có đâm chết người vẫn sẽ không phạm pháp nhưng nếu rẽ sang hay đẩy 1 người thì em có thể bị kiện là cố ý giết người. Bác sĩ cũng vậy em sẽ cứu người nguy kịch nhất vì nếu không cứu thì sẽ phạm vào thấy người chết mà không cứu còn 5 người kia có thể đi chữa ở chỗ khác và chưa nguy hiểm đến tính mạng. Đương nhiên em cũng sẽ không giết người để cứu 5 người cần nội tạng kia. Và trường hợp đắm tàu cũng vậy theo luật vn thì dù cho có sự đồng ý của nạn nhân thì giết người vẫn tính là phạm pháp, nên giết người vẫn là giết người đều có tội. Vậy có phải em đang suy nghĩ quá lý trí hay không, điều đó có nguy hiểm hay máu lạnh 1 cách không cần thiết hay không
@phuonglahoai2689 Жыл бұрын
ra tập tiếp đi anh uiii❤❤ vô tình nghe series này của anh mà cuốn quá chừng
@maithanhphong4089 Жыл бұрын
Cần phân biệt các trường hợp trong các ví dụ trên giữa đạo đức và pháp luật để mà đặt mình vào vị trí bội thẩm đoàn. Đạo đức là tự nguyện, không bị buộc tuân theo như pháp luật. Câu trả lời cho các tình huống trên là thuyết công lợi có hạn chế của nó. Hành động vì lợi ích lớn hơn cho xã hội nhưng phải xét lợi ích đó trong bối cảnh lâu dài. Nếu người ta biết bác sỹ cố ý không cứu sống người này để lấy tạng ghép cho 5-10 người khác thì về lâu dài còn ai muốn hiến tạng nữa . và lúc này lại là hại chết nhiều người khác. Như vậy về lâu dài, hành động tưởng như có lợi đó , có đạo đức đó thực ra lại là không có lợi. Từ đó mới nảy sinh ra nguyên lý về quyền tự quyết (Tự chủ).
@hiennguyen-ky5nr Жыл бұрын
ai cũng chọn bản thân mình hết. dù có là ng nhà. vd như 2 mẹ con gặp tai nạn bị tuyết lở trên núi thì ng mẹ phải tự đào bới tuyết ra để thở đc rồi mới có thể tìm con. tương tự vs việc bị đuối nc. nên đây hoàn toàn ko phải là vc ng mẹ vô đạo đức ko cứu con. mà muốn cứu con thì bắt buộc phải cứu mình trc
@ffammily5260 Жыл бұрын
Triết học là môn học e rất thích và đang trong quá trình tìm hiểu. Cảm ơn anh đã đưa tới 1 chủ đề rất hay này ❤
@anhhoang4847 Жыл бұрын
Video của bạn làm mình nhớ tới những video về giờ học triết học và luật của trường Harvard, đứng trên nhiều góc nhìn và luận điểm khác nhau. Triết học thật sự thú vị nếu đi sâu tìm hiểu! By the way, channel của bạn thật sự rất tuyệt!
@provideit Жыл бұрын
Một trong những quan điểm chống lại thuyết utilitarianism là việc tại sao chúng ta lại sử dụng tài sản, tiền bạc vào những sở thích cá nhân, ví dụ, đi du lịch với bạn bè thay vì sử dụng số tiền đó để giúp 1 đứa trẻ đang chết đói? Chẳng phải việc giúp đứa trẻ kia sẽ khiến toàn bộ utility của xã hội đi lên? :)
@pttnguyen3 ай бұрын
đi du lịch trong nước cũng góp phần xã hội đi lên nha.
@toanlaicong584618 күн бұрын
Chúng ta thêm 2 chữ khi xác nhận đúng sai đó là " Hoàn Cảnh " nó sẽ dễ hơn nhiều
@auto5429 Жыл бұрын
Quan điểm của mình là việc cố gắng justify một quyết đinh là đúng hay sai làm việc đưa ra quyết định đó rất khó khăn và dễ đưa ra quyết định sai lầm. Thay vào đó mình sẽ gạt cảm xúc sang một bên và chú ý hơn vào kết quả, so sánh thiệt và hơn, đưa ra một quyết định logical nhất có thể.
@imnothin Жыл бұрын
Vậy ở trường hợp đoàn tàu. Khi rẽ tàu sang đường ray khác đâm 1 người để cứu 5 người nhưng người ở đường ray đó là mẹ bạn (như ví dụ trong video) thì bạn có gạt đi cảm xúc + so sánh thiệt hơn thì rõ là bạn cứu được 5 năm người thì bạn có quyết định logical là rẽ tàu để đâm mẹ bạn và cứu 5 người?
@auto5429 Жыл бұрын
@@imnothin Nếu như là mẹ mình thì sẽ dễ lắm bạn, việc mình không cứu 5 người kia mà cứu mẹ mình mang lại nhiều giá trị cho bản thân mình hơn là việc cứu 5 người kia nên mình sẽ không cứu, vậy thôi. Vẫn đúng theo quan điểm của mình nhé.
@auto5429 Жыл бұрын
@@imnothin Việc quyết định cứu 5 người lạ hay cứu 1 người lạ mới là thứ làm cho vấn đề trở nên phức tạp, còn cứu 5 người lạ hay là một người thân thì nó lại chẳng còn là vấn đề quá khó trả lời nữa.
@mrtung9017 Жыл бұрын
Triết học đúng là dễ làm cho người ta bị overthingking, do phải suy nghĩ theo nhiều giả thuyết, liên quan đến nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Như khi điều tra, xét xử một vụ án phải cân nhắc về bối cảnh và động cơ.
@haylanguoithongminh Жыл бұрын
Nhưng chính cách suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi rồi tìm cách trả lời mới làm cho con người dc tự do hơn, nên mình nhận thấy rằng nước nào phát triển văn minh thì triết học nước đó đều phát triển nhưng triết học là để nghiên cứu tìm hiểu chứ tuyệt đối ko dùng làm luật pháp, hiến pháp của bất kì quốc gia nào
@DndhfhDbh Жыл бұрын
Mk thì lại nghĩ Triết học nó lại k vận hành theo cách như một thám tử làm việc mà nó sẽ theo cách khiến cho con người ra phải suy ngẫm về nhân sinh quan, liệu những gì chúng ta nghĩ , chúng ta làm có thực sự chuẩn mực hay không, có đúng với chân lý hay không?
@人lexis_LU Жыл бұрын
Mọi luật lệ đều do con người đặt ra nên ko có đúng sai Đúng với người này nhưng có thể sai với gốc nhìn người khác Và luật lệ chỉ áp dụng cho các đối tượng nhất định Còn người tạo ra luật hoặc nhóm người tạo ra luật có khi còn che giấu luật , lách luật hoặc độc tài hơn nữa là tạo ra luật mới có lợi cho nhóm mình
@duy1748 Жыл бұрын
Anh làm về chủ đề hội chứng erotomania đi em nghĩ nhiều bạn mắc phải ó😋🫶🏻💙💜
@thyhuyenthy Жыл бұрын
Bạn như mở ra một chân trời mới cho mình vậy, cảm ơn bạn rất nhiều và luôn mong chờ những video tiếp theo ❤❤❤