- Cần phải giải thích một chút. Thực tế, mọi chuyện đã trở nên như thế này là vì nhập cư dân ở Âu châu càng ngày càng tăng, mà đa số người trong đó theo Hồi giáo và không ít vụ tấn công Âu châu là do những người này thực hiện nên người bản xứ Âu châu dễ sinh ra tâm lý bài Hồi giáo. Vụ việc xảy ra ờ Anh gần đây là hệ quả của những hiện tượng này. Thêm nữa, chúng ta khó có thể bác bỏ tham vọng Hồi giáo hoá của những người phi bản xứ. Cố độc tài của Lybia Muammar Gaddafi từng nói về triển vọng Hồi giáo hoá Âu châu một lần nữa và không ai dám chắc nhập cư dân của Âu châu không làm theo lời ông ta. Chính vì thế, việc lấy nền tảng Cơ Đốc giáo như một phản ứng là điều có thể hiểu được. Có điều, truyền thông, nhất là truyền thông tại Tây phương, lại khắc hoạ nhập cư dân một cách tốt đẹp quá đà như một dấu hiệu tuyệt vời của toàn cầu hoá, một thứ họ cho là tất yếu. Cùng lắm, họ sẽ biện bạch rằng cộng đồng nào cũng có người này người kia. Thế nên, người ngoài nhìn vào sẽ nghĩ rằng vấn đề lại nằm ở người bản xứ Âu châu, cho rằng họ phân biệt chủng tôc và phân biệt tôn giáo. - Về thuật ngữ Judeo-Christian (Do Thái-Cơ Đốc, ở cả dạng tính từ và danh từ), khó có thể nói nó có tính logic cao. Ban đầu, từ này chỉ những người Do Thái cải đạo sang Cơ Đốc giáo. Sau đó, từ này lại được dùng để ám chí sức ảnh hưởng của cả Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo ở phương Tây. Vấn đề của sự định nghĩa này là ảnh hưởng của Do Thái giáo lên phương Tây là thế nào khi nó là một tôn giáo của một nhóm người vô tổ quốc và dễ bị kỳ thị. Thêm nữa, các học giả Do Thái cũng khó chấp nhận khái niệm này vì nó có thể làm mờ sự khác biệt giữa Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Còn về một khái niệm khác trong video, Cơ Đốc giáo thế tục, thực tế là các học giả có một thứ gọi là thần học thế tục và bản thân Cơ Đốc giáo thế tục là một trào lưu tư tưởng khá lớn ở thế kỷ 20. Về những gì mà video mô tả về Cơ Đốc giáo thế tục, nói thế nào nhỉ, nó đơn giản quá. Không biết các tác giả mà anh Tùng trích dẫn có hiểu biết sâu sắc về thần học không, bởi vì trong thần học, có một khái niệm được gọi là phiếm thần luận. Nói một cách đơn giản, phiếm thần luận cho rằng Thiên Chúa không nằm tách biệt với thế giới, vượt trên nó mà trong mỗi phần của nó. Aristotle có từng nói về một Thiên Chúa như một tâm hồn của thế giới. Và đại diện tiêu biểu nhất của phiếm thần học, Baruch Spinoza, từng gây sốc khi phát biểu Chúa chẳng khác gì vật chất mở rộng. Thế nên, việc không đi nhà thờ dù hay dùng tư tưởng Cơ Đốc giáo không hẳn đã là Cơ Đốc giáo thế tục, hay chí ít là biểu hiện đơn giản nhất của thứ Cơ Đốc giáo đó. Có thể nhiều người tin rằng Chúa vượt lên trên thế giới này, chỉ là họ không thực hành tôn giáo thường xuyên.
@vuvanhoang1473 ай бұрын
Tôi không biết nếu so sánh, ba đất nước đa đảng đó là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Họ sẽ làm gì với người Việt Nam di cư ở đó, liệu rằng họ có làm như người châu Âu làm với người dân Hồi giáo. Nhân tiện, trớ trêu thay, người Do Thái và Hồi giáo rất không thích thuật ngữ Judeo-Christian vì họ thấy Do Thái Giáo giống với Hồi Giáo nhiều hơn, chưa kể thời trung đại, người theo Ki-tô giáo từng xây dựng định kiến kỳ thị người Do Thái.
@hoangkimviet85453 ай бұрын
@@vuvanhoang147 tôi cho là không, bởi chí ít, người Việt không có tư duy thánh chiến như người Hồi giáo.
@vuvanhoang1473 ай бұрын
@@hoangkimviet8545 tôi thấy việc khủng bố hay trộm vặt, cờ bạc cũng đều ảnh hưởng đến người dân bản địa cả
@hoangkimviet85453 ай бұрын
@@vuvanhoang147 Bạn nên hiểu thế này, việc trộm vặt hay cờ bạc chỉ ảnh hưởng đến đời sống thường nhật thôi. Khủng bố lại khác, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống xã hội mà còn tác động đến cả thượng tầng chính trị.
@vuvanhoang1473 ай бұрын
@@hoangkimviet8545 cũng đúng, nhưng tất nhiên nếu nó là vấn đề dài hạn thì cũng không tránh khỏi sự liên hệ đến vấn đề chính trị, nếu các chính trị gia hay đảng phái biết vấn đề đang hiện hữu trên chính quốc gia đó. Biển báo bằng tiếng Việt hay cảnh sát nghi ngờ người Việt mới khi là mức 1 thôi, đổi lại người Việt Nam có cái để lên video bóc phốt mặc dù đất nước đó cho họ quyền biểu tình, đình công. Riêng tôi thấy đỡ nhất là Đài Loan
@tungtungsoong3 ай бұрын
Cảm ơn donate của: ““goi thay cafe” Tran Xuan Bach A Long Cypress Work Tungsteng1 Yunhao Wang Nguyễn Ngọc Khánh Phap Tanh Tran Vu Hoan Tran Khanh Nguyen Hồ Hoàng Nhi “Donate” Van Le Nguyen Ngoc Hoang Dang Khoa Nguyen Trần Duy Thanh Rome 2 Total war Kien Nguyen Tuyên Lò Văn Nếu các bạn muốn ủng hộ tôi bằng tiền, donate tôi: Techcombank 19037911682011 YU YIH SOONG Ví Mo Mo: 0852204129 YU YIH SOONG Paypal: werthersoong@gmail.com Nếu có thể, xin để lại thông tin hay bình luận để tôi có thể trả lời cảm ơn. Cảm ơn! Mình sẽ đăng bài văn của video hội viên mình của 6 tháng trước ở đây: facebook.com/profile.php?id=100091991881356 Chỉ cần 30,000 VNĐ (New Membership) một tháng thì có thể trở thành hội viên, mỗi tuần đều có video khoảng 25 phút dành cho hội viên, và cũng có thể thôi làm hội viên bất cứ lúc nào. Link gia nhập hội viên: kzbin.info/door/e96Qdrn6UGeZ3cB3TxjYKwjoin nếu là dùng iphone phải mở ra trên safari, và chỉ có thể thanh toán bằng mastercard, cảm ơn! Nếu là dùng android thì có thể thanh toán bằng cách ví momo hay viettel pay, cảm ơn! Cách gia nhập hội viên và tạo thẻ ảo mastercard trên viettelmoney: kzbin.info/www/bejne/f6LKqJqQaLdrhbs Danh sách phát của video hội viên: kzbin.info/aero/UUMOe96Qdrn6UGeZ3cB3TxjYKw 00:00 Intro 02:20 Đặc trưng của cánh hữu 05:25 Sự kỳ lạ của Kitô Giáo Thế Tục 08:30 Sức mạnh của Hồi Giáo 12:00 Mâu thuẫn nội tại của Liên Minh Châu Âu 14:52 Kết cấu tổ chức của Liên Minh Châu Âu 18:25 Bản thân Liên minh Châu Âu không có vấn đề 22:29 Chủ nghĩa cá nhân là cách giải quyết?
@TheTn19863 ай бұрын
Bạn rất giỏi. Khi nào bạn có thể kiếm tiền công khai từ video thì chắc chủ nghĩa cá nhân mới phát triển
@tungtungsoong3 ай бұрын
Cảm ơn vì đã ủng hộ!
@vuvanhoang1473 ай бұрын
Để nói về cánh tả - cánh hữu, nhiều người đã chỉ trích thang đo này rồi. VD: Hồi giáo nếu ở phương Tây họ là thiểu số và xung đột với tư tưởng châu Âu, họ là cánh tả, nhưng nếu họ ở các nước Hồi giáo đặc biệt là các nước theo luật Sharia nghiêm khắc, họ là cánh hữu. Và nếu định lượng tả-hữu cho một cá nhân thì liệu nó có xung đột với tư tưởng chủ lưu của chính quyền hay đảng phái hiện tại, thang đo chính trị này nên áp dụng cho cá nhân hay dân tộc hay đảng phái hay chính quyền? Kiểu vậy
@vuvanhoang1473 ай бұрын
3:12 cái này hơi khó nói, những nước mà tự nhận mình có lòng yêu nước hay chủ nghĩa dân tộc bây giờ thường là không phân biệt người dân và chính quyền, bởi vì người dân rõ là tự nhận mình có tư cách đại diện dân tộc. Ai ai cũng muốn khuyến khích mỗi người dân quảng bá văn hoá của chính mình, sinh ra trong dân tộc này phải nhớ cội nguồn, giữ gìn bản sắc, nếp sống, phong tục, ngôn ngữ của văn hoá đó, không giữ là mất gốc, phản động, không còn dân tộc và văn hoá. Dù tôi thấy quảng bá trang phục truyền thống ở một đất nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam và Trung Quốc nó quá lạ, tại vì không có trang phục đại diện cho nhân dân, anh Tùng nghĩ như thế nào?