Thầy chuẩn bị bài giảng rất công phu, cảm ơn thầy nhiều.
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vui vì giúp được chút gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@uckhiemnguyen48563 ай бұрын
dạ, em cảm ơn Thầy. Bài giảng của Thầy thật kĩ và chi tiết ạ. Dạ kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vui vì giúp được chút gì. Chúc luôn vui với Hóa.
@thanhngatathi25442 ай бұрын
Em cảm ơn Thầy Thọ nhiều lắm ạ! Thầy soạn bài quá hay !
@HocHoaTT2 ай бұрын
Vui vì giúp được bạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@giakiethua37452 ай бұрын
Em cảm ơn thầy nhiều bài giảng của thầy rất hay mong thầy ra thêm nhiều video hơn nữa
@HocHoaTT2 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@giakiethua3745Ай бұрын
@HocHoaTT Thầy có sử dụng mạng xã hội không ạ nếu có hãy chia sẽ để m.n dễ bàn luận hơn
@hades38563 ай бұрын
Hay quá Thầy
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@lycheetea3257Ай бұрын
Ngày còn sinh viên, em điện di protein cứ pha dung dịch chạy pH=6 mà hong hiểu tại sao không phải pH=7. Có những lần, quá trình điện di kéo dài gần 2h mà chưa xong, điện di càng lâu thì cả hệ thống càng nóng, vạch protein chạy càng xấu, không phân tích được thông tin gì. Và cũng có lần điện di chỉ 30p là xong. Nhưng giờ thì em hiểu là do đâu rồi. Rất cảm ơn những bài học của thầy.
@HocHoaTTАй бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Chúc luôn vui với Hóa.
@kimhuongnguyen451323 күн бұрын
Cám ơn bài học của thầy về sự điện di, em đã lĩnh hội được rất nhiều. Đây là kiến thức mới trong chương trinh phổ thông, bản thân em cũng còn nhiều mơ hồ, tài liệu về loại kiến thức này cũng ít đến đáng thương.
@HungNguyen-bj4nl2 ай бұрын
Thưa thầy Em có bài tập phần điện di muốn được tham khảo 1. Dung dịch gồm 2-aminopropanoic và HCl. Di chuyển ra sao dưới tác dụng điện trường 2. Pha dung dịch gồm glutamic acid và NaOH theo tỉ lệ 1:1 được dd Y. Dưới tác dụng điênn trường Y sẽ di chuyển ra sao. 3. Thêm đến dư HCl vào dd chứa Lysine . Dưới tác dụng điện trường Lysine di chuyển thế nào? Em cám ơn ạ
@HocHoaTT2 ай бұрын
Tất cả đều đã có trong bài giảng. Chúc luôn vui với Hóa.
@huy9934buigia-bn8mi18 күн бұрын
Bài giảng của thầy rất dễ hiểu ạ. Em có một câu hỏi muốn hỏi thầy ạ. Nếu như đề nói " Nhỏ dung dịch Gly-Ala-Gly vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím" thì có được xem là đúng không ạ thầy. Do đề trên ko nói đến Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, liệu phản ứng này có được xem là đúng không ạ thầy. Em cảm ơn thầy
@HocHoaTT18 күн бұрын
Tôi không trả lời câu hỏi ấy là đúng hay sai, vì ngoài khả năng. Tôi chỉ bàn về phản ứng màu biuret thôi. Phản ứng này buộc phải thực hiện trong môi trường kiềm để có thể tạo Cu²⁺ với cấu hình electron sẵn sàng để tạo phức có cấu trúc vuông phẳng hoặc bát diện không đều. Chỉ là Cu(OH)₂ thôi thì không tan, lấy đâu ra Cu²⁺ để tạo phức với 4 nitrogen của các liên kết peptide? Chúc luôn vui với Hóa.
@thanhsonnguyen1933 ай бұрын
Mong thầy sớm ra bài giảng tiếp theo ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vừa xong một bài, còn chưa kịp "hồi sức" kia mà. Tôi làm video chậm lắm, không thể có liên tục đâu. Chúc luôn vui với Hóa.
@bgwithfriends20383 ай бұрын
@@HocHoaTT bài giảng của thầy thật sự công phu. Em thực sự ấn tượng với các bài giảng hữu cơ. Cảm ơn thầy rất nhiều ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hjАй бұрын
Thầy ơi! Ở phần đọc thêm 26:30, có thể nói pH =2,5 Gly tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực không ạ. Vì pH trong khoảng 2,35 đến 9,78 ạ. Và thầy cho em xin thêm các khoảng pH của các amino acid khác tròn 5 amio acid mà thầy chưa đề cập ở phần đọc thêm với ạ
@HocHoaTTАй бұрын
1. Không đâu. Theo định nghĩa, ở pKa₁ (pH 2,35) sẽ có 50% dạng ion lưỡng cực (H₃N⁺-CH₂-COO⁻) và 50% dạng proton hoá hoàn toàn (H₃N⁺-CH₂-COOH). Nếu dùng phương trình Henderson-Hasselbalch (mà tôi đã cho ví dụ) bạn sẽ tính được ở pH 2,5 thì dạng ion lưỡng cực chiếm 58,55%, dạng proton hoá hoàn toàn chiếm 41,45%. 2. Không cần thiết. Các giá trị này đề bài phải cho biết vì không yêu cầu phải nhớ, hoặc biết trước làm gì. Điều quan trọng hơn là hiểu đúng ý nghĩa của các giá trị ấy chứ đừng nhầm lẫn như bạn hình như đã nhầm. Song đừng hoảng hốt gì nhé, các tác giả của một bộ sách giáo khoa còn nhầm nhiều lần trong bài này ở phần kiến thức cơ bản kia mà. Vì thế bạn nhầm ở phần kiến thức nâng cao, lúc này không sao cả. Nói "lúc này" là vì viết sách nhầm thì không sao cả, nhưng bạn đi thi mà nhầm thì ...có sao đấy! Chúc luôn vui với Hóa.
@sonnguyenphuonghoai93412 ай бұрын
Thầy có thể làm một video về cách vẽ công thức amino acid dạng lưỡng cực, cation và anion không ạ, em cảm ơn thầy.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Ý bạn là vẽ trong ChemSketch hay vẽ ở đâu? Chúc luôn vui với Hóa.
@sonnguyenphuonghoai93412 ай бұрын
Dạ vẽ trong Chemsketch thầy .
@HocHoaTT2 ай бұрын
Có rất nhiều câu hỏi về ChemSketch nên tôi dự định sẽ làm một video về ChemSketch chi tiết hơn, kiểu "nâng cao", cho các bạn nào quan tâm khi có thời gian. Hiện đang tập trung chi phần Hóa 12 thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@linhnguyen-fk1cuАй бұрын
Cho em hỏi rằng tại sao nhóm COOH trong glu ở gần nhóm NH2 lại có tính acid mạnh hơn nhóm COOH ở xa nhóm NH2 ạ. Mong được thầy giải đáp ạ.
@HocHoaTTАй бұрын
Nhóm α-carboxyl (-COOH gắn vào carbon α), ở gần nhóm -NH₂ có tác dụng hút electron (hiệu ứng cảm âm) nên có tính acid mạnh hơn. Đặc biệt khi ở dạng ion lưỡng cực, nhóm -NH₃⁺ càng hút electron mạnh, nên làm ổn định nhóm α-carboxylate -COO⁻, cho nên nhóm α-carboxyl có tính acid mạnh hơn so với nhóm carboxyl nhành vì ở xa nhóm -NH₂ (hoặc NH₃⁺), hiệu ứng cảm giảm nhanh, không có tác động đáng kể nữa. Bạn xem/nghe kỹ bài giảng về hiệu ứng cảm có thể sẽ hiểu rõ hơn. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hj2 ай бұрын
Thầy ơi! Ở phút 10:10 tên bán hệ thống thay ε - aminocaproic acid thành ω - aminocaproic acid được không ạ thầy, vì dùng ω chỉ chung cho C vị trí cuối mạch như thầy bảo ạ.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Lần này thì bạn lại không kỹ càng chút nào: 1. Tôi ghi rõ: hóa học vẫn bắt buộc ghi thứ tự đúng theo mẫu tự từ α đến ε, chỉ khi nào (1) sau ε, và (2) ở cuối mạch thì mới dùng mẫu tự ω 2. Loại amino acid có nhóm amino ở cuối mạch được gọi là ω-amino acid. Như vậy, ε-aminocaproic acid phải viết là ε, tuy nó thuộc *_loại_* ω-amino acid. Ta cần phân biệt *_tên_* và *_loại_* tựa như metylphenol có tên là cresol không được thay đổi tuy nó thuộc *_loại_* phenol. Hãy xem kỹ và cẩn thận hơn. Chúc luôn vui với Hóa.
@karikahami78722 ай бұрын
@@HocHoaTT thật tuyệt vời , em đã hiểu rõ hơn về vấn đề này . Xin cảm ơn thầy !
@ThảoNhiPhanHoàng2 ай бұрын
Thầy có chỉ ra nhiều vấn đề chưa hợp lý trong các bộ sách. Thầy có chỉ các "lỗi" này khi góp ý SGK chưa ạ. Cảm ơn Thầy.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Không ở trong ngành, không "được" đề nghị góp ý, không có thời gian, và nhiều thứ "không" khác nữa. Vì sao bạn hỏi vậy? Chúc luôn vui với Hóa.
@ThảoNhiPhanHoàng2 ай бұрын
Dạ. Tại em cũng thấy các lỗi Thầy chỉ ra khá rõ nhưng SGK họ vẫn chưa có thông tin cập nhật các lỗi này ạ
@sonnguyenphuonghoai93412 ай бұрын
Thưa thầy cho em hỏi câu này, có thể tách hỗn hợp gồm glutamic acid và lysine trong dd pH=6 bằng phương pháp điện di được không. cảm ơn thầy.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Phương pháp điện di chỉ có lợi khi tách chỉ để biết (phân tích định tính). Muốn tách và thu được hai chất riêng biệt (phân tích định lượng) thi phương pháp điện di thông thường không làm được, hoặc không hiệu quả về mặt kinh tế cũng như thực tiễn nếu dùng phương pháp điện di dòng chảy liên tục. Trong thực tế phòng thí nghiệm sinh hóa, người ta tách chúng bằng cách dùng sắc ký cột trao đổi ion. Chúc luôn vui với Hóa.
@khangnguyenphuc82923 ай бұрын
Thầy ơi làm về pin điện đi ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Còn lâu mới học đến mà. Đừng vội quá!
@NhuQuynhNguyen-ol2hj24 күн бұрын
Thầy ơi! Thầy cho em hỏi tơ capron thuộc loại polypeptide là đúng hay sai ạ thầy, thầy giải thích giúp em ạ, chứ em khó phân biệt khi nào gọi là polyamide khi nào gọi là polypeptide
@HocHoaTT23 күн бұрын
Đã nêu rõ trong bài giảng (kzbin.info/www/bejne/nXyUlJeNjZV3rtE): liên kết -CO-NH- tạo bời: (1) giữa -COOH và -NH₂ bất kỳ được gọi là liên kết amide ⇒ polyamide (2) giữa α-amino acid được gọi là liên kết peptide ⇒ polypeptide. Hãy xem chậm và kỹ nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjАй бұрын
Thầy ơi! Thầy giải đáp giúp em câu này ạ, có trong đề thi HSG nhưng một số trang mạng cho nó không di chuyển, một số thì cho di chuyển về cực dương, cực âm. Em không hiểu nên nhờ thầy đáng tin cậy và chính xác nhất, thầy giải đáp giúp em ạ. Glutamc acid là một amino acid thiết yếu của cơ thể, có công thức cấu tạo HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Muối monosodium glutamate (MGS) thường được dùng để chế biến bột ngọt hoặc mì chính. Pha dung dịch X gồm glutamic acid và NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 thu được chất hữu cơ Y. Khi đặt trong điện trường, chất Y sẽ
@HocHoaTTАй бұрын
Tôi chỉ trả lời theo những gì tôi biết, chứ không thể nào "đáng tin cậy và chính xác nhất" đâu. Ai mà chẳng có lúc sai sót, nhầm lẫn... Không biết đây có phải đề thi HSG hay không, song một điều chắc chắn là người ra đề không giỏi lắm (?!). Một điều rất quan trọng với người làm việc thực sự trong phòng thí nghiệm là phải biết ranh giới giữa điện di (electrophoresis) và điện phân (electrolysis). Câu hỏi trên, tác giả đặt một điện trường (điện thế) vào dung dịch điện li (các chất và ion phân li hoàn toàn trong nước) nên sẽ xảy ra sự điện di dẫn đến điện phân và làm hỏng thí nghiệm. Thực tế người ta không dùng nước mà dùng một dung dịch đệm phù hợp Tóm lại, như tôi vẫn từng nói, có quá nhiều người dạy Hóa chỉ với cây viết, tờ giấy (hoặc bảng) và tự vẽ ra đủ loại thí nghiệm tưởng tượng trong đầu mà không hề tự tay làm thí nghiệm ấy bao giờ. Chỉ là tưởng tượng và áp đặt một cách chủ quan theo ý riêng mình. Song giả sử ta vẫn phải thi và phải nộp bài làm thì cứ tạm giải theo ý của đề bài vậy. Sẽ giải "khờ khạo" như sau: Phương trình hoá học : HOOC-CH₂-CH₂-CH(NH₃⁺)-COO⁻ + NaOH → ⁻OOC-CH₂-CH₂-CH((NH₃⁺)-COO⁻ + Na⁺ + H₂O hay viết đơn giản và sai: HOOC-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COOH + NaOH → HOOC-CH₂-CH₂-CH(NH₂)-COO⁻ + Na⁺ + H₂O Chấy hữu cơ Y là muối sodium glutamate, trong dung dịch nó phân li ion hoàn toàn nên khi điện di tưởng tượng thì ⁻OOC-CH₂-CH₂-CH((NH₃⁺)-COO⁻ là ion âm nêndi chuyển về điện cực dương (anode), Na+ di chuyển về điện cực âm (cathode). Kết luận: Y sẽ bị "phanh thây", nửa này bên ni, nửa kia bên nớ. Vậy giải đúng thì sao? Vì là các nhóm chức acid yếu nên phải dùng các giá trị pKa₁, pKa₂ để tính pH cuối, rồi dùng phương trình Henderson-Haselbalch để tính % các tiểu phân có ở cân bằng cuối nhằm xác định chiều di chuyển. Đề bài chỉ là một câu trắc nghiệm và không có các số liệu pKa cần thiết, chứng tỏ chỉ cần giải "khờ khạo" như trên là có điểm! Chúc luôn vui với Hóa dù nhiều người cho đề "khờ khạo" làm Hóa mất vui.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjАй бұрын
@@HocHoaTT Thầy ơi, nếu phải ràng buộc vào đề sai như vậy thì chọn phương án di chuyển về cực dương hay cực âm ạ thầy! Nếu đề chuẩn thường không như vậy, chắc người ra đề cũng thiếu kiến thức về phần mới này
@tinhpham96693 ай бұрын
Thầy oi, thầy có thể cho bài giảng sách chuyên đề 12 không ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Khi nào bạn mới học đến phần này? Hình như còn rất lâu, phải không?
@DanhNguyen-st1lw3 ай бұрын
Dạ thầy ơi 6.10 ý B trong sbt Cánh Diều viết ý đó là SAI ạ...Lý do theo em tìm hiểu là sai ở chỗ: "ĐA SỐ" , mà đúng phải là "TẤT CẢ " ạ...E không biết vậy thỏa không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Bạn nói đúng, và tôi ghi cũng không sai! Bạn đúng theo sách giáo khoa, còn tôi đúng theo tinh thần khoa học. Trước hết, câu hỏi không ghi ở điều kiện cụ thể nào, cho nên phải xét tổng quát, cả ở điều kiện nhiệt độ cao. Nhiều amino acid, đặc biệt là amino acid thơm có thể tồn tại ở dạng hơi. Thậm chí trong một bài báo khoa học đăng trong tạp chí Monthly Notices của Hội Thiên Văn Hoàng Gia Anh (Royal Astronomical Society), Volume 523, Issue 2, tháng 8/2023, trang 2876-2886, Tiến sĩ Susana Iglesias-Groth tại Khoa Vật lí Thiên văn, Đại học La Laguna đã xác nhận sự có mặt của amino acid trytophan dạng khí trong chùm sao IC348! Tôi cũng phân vân không biết nên ghi "sai", hay "đúng" và sau cùng quyết định ghi đúng, chỉ vì câu hỏi không ghi điều kiện nào. Nếu bạn muốn, tôi sẽ để bài viết của tác giả ấy trên blog để các bạn xem cho biết những thông tin khoa học đó đây. Chúc luôn vui với Hóa.
@phanbaophuctran44282 ай бұрын
Thầy cho em hỏi trong sgk có viết trong polymamide chứa nhóm chức amide -CO-NH- vậy trong polypeptide nhóm -CO-NH- có gọi là nhóm chức peptide không ạ? em cám ơn thầy
@HocHoaTT2 ай бұрын
Thuờng tôi thấy chỉ đề cập đến liên kết peptide và tôi cũng không quan tâm. Do kiến thức có hạn nên sẽ chỉ trả lời các nội dung có liên quan đến video hoặc khoa học thuần túy mà thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong44342 ай бұрын
Dạ thầy ơi cho em hỏi câu 6.7 SBT Cánh Diều ý C sao mình không tính đồng phân ester của amino acid vậy ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Vì chưa tính đã chứng minh được là không đúng nên không cần tính tiếp nữa. Loại câu hỏi này cần làm nhanh, khác với câu tự luận. Chúc luôn vui với Hóa.
@hades38563 ай бұрын
dạ Thầy ơi dipeptide thì còn có nhóm -COOH vậy nó có tác dụng với CuOH2 tạo dung dịch ko ạ, hay nó có điểm gì đặc biệt ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Không đâu, trong dung dịch thì thực tế nhóm -COOH đầu C và nhóm -NH₂ đầu N cũng tương tác tựa như trong amino acid vậy. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong44342 ай бұрын
Dạ thầy ơi cho em hỏi các anpha amino acid như glycine, alanine có tham gia phản ứng trùng ngưng không ạ hay chỉ có các epsilon, omefa amino acid mới tham gia trùng ngưng ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Điều kiện để một ω-amino acid cho phản ứng trùng ngưng đã nêu rõ trong bài giảng. Các α-amino acid cũng tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo polypeptide. Các phản ứng tổng hợp polyglycine và polyalanine ít được đề cập trong sách vở vì thường chỉ thực hiện trong nghiên cứu vật liệu sinh học. Chuyện bên lề: ε-aminocaproic acid thuộc loại ω-amino acid. Chúc luôn vui với Hóa.
@ThiPhuongVu-x5n3 ай бұрын
thầy ơi em muốn đăng kí khoá học ôn thi của thầy a
@HocHoaTT3 ай бұрын
Cũng còn đang cân nhắc cách thực hiện. Bạn chờ video thông báo nhé. Chúc luôn vui với Hóa.
@haithuchu3 ай бұрын
dạ thầy ơi, em có câu hỏi ngoài là Glycine có thể tác dụng với Hno2 để tao ra N2 không ạ, em mong sớm nhận được lời phản hồi ạ, bài giảng của thầy rất hay, em cảm ơn ạ
@HocHoaTT3 ай бұрын
Nhóm chức amino trong glycine là amine bậc một, vì thế phản ứng được như một amin bậc một. Chúc luôn vui với Hóa.
@duyphuong44342 ай бұрын
Dạ thầy ơi em chưa hiểu rõ chỗ glutamic acid nếu lấy (pKa1 + pKa2)/2 ra bằng 5,79 thầy nói không được, nhưng phần giải thích phía sau của thầy em cũng chưa hiểu rõ, thầy có thể giải thích rõ hơn dùm em được không ạ? Em cám ơn thầy nhiều!
@HocHoaTT2 ай бұрын
Tất cả đều có trong phần *Bài Ôn Thi* sắp tới. Chúc luôn vui với Hóa.
@LinhNguyễn-s2n3z2 ай бұрын
Thầy ơi cho em hỏi tơ nylon-6 và tơ capron có phải là một không ạ?
@HocHoaTTАй бұрын
Phải. Bạn xem thêm trả lời chi tiết hơn của tôi với một bạn khác ở đây. Chúc luôn vui với Hóa.
@quoccuongnguyen77403 ай бұрын
Thầy ơi cho em hỏi, ví dụ đối với Glycine ở pH = 2,35. Theo pt Henderson-Hasselbalch thì dạng lưỡng cực và cation bằng nhau = 50% nhưng thực sự có phải chính xác là 50% không Thầy. Em nghĩ vì đây là các quá trình điện li thuận nghịch nên vẫn còn 1 lượng rất rất nhỏ dạng anion?? Vậy nếu còn dạng anion thì mình tính hàm lượng % của dạng anion bằng cách nào ạ?? Mong nhận đc sự phản hồi của Thầy. Em cảm ơn Thầy. Chúc Thầy nhiều sức khoẻ để ra tiếp thêm nhiều video sâu về chuyên môn như thế này nữa ạ. ❤
@HocHoaTT3 ай бұрын
Có thể bạn cần xem kỹ lại phần chuẩn độ acid-base đa chức thêm một chút chăng. Nếu bạn nắm chắc phần này thì sẽ không băn khoăn nữa. Tôi cũng sẽ có các video liên quan trong phần ôn thi cuối cấp sau này cho các bạn nhỏ có ý định tham gia các kỳ thi chuyên sâu. Chúc luôn vui với Hóa.
@dungvoanh48443 ай бұрын
Dạ thưa thầy, video bài giảng của thầy rất hay ạ, nhưng em có thắc mắc là sao quảng cáo hay cắt ngang bài giảng của thầy, không biết thầy bật chế độ cho quảng cáo vào hay sao ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Cái đó tùy thuộc người xem. Chúc luôn vui với Hóa.
@LTHwng2 ай бұрын
Thưa thầy, nếu dạng muối của amino acid khi xét sự điện di có cần xem xét thêm yếu tố nào không ạ, hay chỉ quan tâm đến các pH thầy đề cập trong bài học ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Tôi có đọc một số đề bài với nội dung tính toán về sự điện di trên mạng, hoặc do các bạn hỏi. Tôi không có ý kiến giải thích gì khi thấy một số nội dung, theo tôi nghĩ, là của những nhà hóa học "trên giấy" chưa hề học và làm thí nghiệm về điện di, mà chỉ nghĩ và giải một cách rất "hồn nhiên" theo ý của riêng mình (cũng "hồn nhiên" như cách viết ion lưỡng cực tùy tiện của một bộ sách giáo khoa mà tôi đã đề cập). Muốn làm cho khó, song khả năng thì chưa tới, sẽ dẫn đến kết quả rất buồn cười. Vì thế mà tôi cũng ngại không muốn đề cập quá sâu vào các vết trượt do kiến thức của mình cũng có hạn. Những điều nêu trong bài giảng chỉ là phần kiến thức căn bản để các bạn trẻ có cơ sở suy nghĩ và giải quyết những bài toán thực nghiêm (không phải tự chế một cách chủ quan) sau này trong phần *_bài Ôn Thi_* mà thôi. Chúc luôn vui với Hóa.
@LTHwng2 ай бұрын
@@HocHoaTT dạ em cám ơn thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe.
@LTHwng2 ай бұрын
@@HocHoaTT thưa thầy cathode khi nào được xem là cực dương và khi nào là cực âm ạ? trong pin galvani,electron (điện tích âm) di chuyển về cathode(cực dương), trong bài điện di của Aa thì cation (ion dương) di chuyển về cathode (cực âm). Thầy có thể giúp em hiểu rõ hơn chỗ này không ạ?
@HocHoaTT2 ай бұрын
Bạn không xem kỹ bài giảng nên mới hỏi thế. Đã có trong bài giảng cũ, bạn xem lại. Nếu không, bạn chờ đến bài pin điện tôi sẽ nhắc lại. Không có mâu thuẫn nào hết nếu bạn xem kỹ, đọc kỹ. Chúc luôn vui với Hóa.
@LTHwng2 ай бұрын
@@HocHoaTT à dạ, em cám ơn thầy, e ghi nhầm một số chỗ, em hiểu chỗ này rồi ạ, chúc thầy nhiều sức khỏe
@hangpham-il5pn3 ай бұрын
Thầy có viết sách không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Đã tinyurl.com/sach-da-viet , từ những năm cách đây ¼ thế kỷ. Hiện đang viết lại, nhưng không biết bao giờ mới hoàn tất. Chúc luôn vui với Hóa.
@truongphambuu41812 ай бұрын
Dạ thầy ơi, thầy cho em hỏi là ở phần đọc thêm tại sao nhóm NH2 ở vị trí alpha của Glu lại có tính base mạnh hơn nhóm NH2 ở vị trí alpha của Lys vậy ạ thầy? Em nghĩ là Glu có 2 nhóm -COOH hút e (dù 1 nhóm -COOH ở khá xa) so với 2 nhóm NH2 đẩy e của Lys (dù 1 nhóm NH2 cũng ở khá xa) nên là nhóm NH2 ở vị trí alpha của Glu sẽ có tính base yếu hơn chứ ạ thầy? Mong thầy giải đáp ạ. Em cảm ơn thầy ạ.
@HocHoaTT2 ай бұрын
Một câu hỏi khá thú vị. Bạn thắc mắc cũng dễ hiểu, chỉ vì bạn ... hiểu lầm, hay đúng hơn là bạn lầm đối tượng! Bạn so sánh pKa (một đại lượng thực nghiệm đo trong dung dịch) với công thức cấu tạo lý thuyết "vẽ" trên giấy thì làm sao giải thích đúng được. Đây cũng là lý do dẫn đến một số lỗi của sách CTST khi viết công thức dạng ion lưỡng cực của lysine và arginine cũng bằng cách vẽ trên giấy mà không cần tính toán tôi đã đề cập trong bài giảng. Tôi nghĩ là với những gợi ý trên thì bạn đã có thể tự mình suy nghĩ lại và giải thích được sự khác biệt pKa đó. Rất mong như vậy. Chúc luôn vui với Hóa.
@truongphambuu41813 ай бұрын
Dạ em chào thầy ạ. Bài giảng của thầy hay quá ạ. Nhưng em có một thắc mắc mong được thầy giải đáp ạ! Thầy cho em hỏi là thực tế thì các amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, nếu không xét các amino acid có tính acid hay base, thì với các amino acid trung tính đều có 1 cation NH3+ và anion COO-. Lúc này, có thể nói NH3+ đóng vai trò là chất cho H+, còn COO- đóng vai trò là chất nhận H+, vậy thì NH3+ mới là acid còn COO- thì là base theo thuyết Bronsted-Lowry và phản ứng mang tính acid và base sẽ diễn ra ở các vị trí đó đúng không ạ thầy? Mong thầy giải thích giúp em ạ. Em cảm ơn thầy ạ!
@HocHoaTT3 ай бұрын
Điều này đã có trong định nghĩa rồi. Thế này nhé: H₂ N-CH(R)-COOH ⇌ H₃N⁺-CH(R)-COO⁻ base. acid acid liên hợp base liên hợp Chính vì vậy mà khi nêu pKa của nhóm -NH₂ trong bài giảng có nói rõ là của acid liên hợp (-NH₃⁺). Chúc luôn vui với Hóa.
@HaoVu-mb7ig3 ай бұрын
Em chào thầy, thầy có thể giúp em câu hỏi sau: các amin đều phản ứng tạo phức với Cu(OH)2 hay không?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Không. Phản ứng tuỳ thuộc (1) loại amine; (2) yếu tố lập thể; (3) tính base của amine (đây là một nội dung cần minh hoạ, không thể trả lời ở đây). Có nhiều ví dụ lắm, khi nào có thời gian sẽ có một bài đầy đủ. Chúc luôn vui với Hóa.
@HaoVu-mb7ig3 ай бұрын
@@HocHoaTT vâng, em cám ơn thầy ạ
@Btt3382 ай бұрын
Thầy cho em hỏi là những trường hợp như histidine mạch bên có 2 nguyên tử nitrogen (N và NH) nhưng cặp electron của NH liên hợp với pi nên không thể hiện tính base, và khi nói đến pKa của mạch bên (6,04) là nói đến pKa của N trên vòng phải không ạ? Em cũng muốn hỏi thêm, ở các dạng tồn tại khác nhau của các aa ở các giá trị pH khác nhau thì độ hoà tan của các aa có thay đổi không ạ? Em cảm ơn thầy ạ!
@HocHoaTT2 ай бұрын
Câu hỏi thú vị, nhưng không phù hợp với chương trình trung học phổ thông. Bàn về kiến thức ngoài phổ thông thì tôi chỉ đề cập khi cần chứng minh những điều không hợp lí xuất hiên đây đó trong sách giáo khoa, vì sách ảnh hưởng đến các bạn nhỏ một cách chính thức. Kiến thức thì vô hạn, mà khả năng cá nhân tôi thì rất giới hạn, nên cũng không muốn hoặc không thể trả lời mọi câu hỏi. Với câu hỏi này, có thể tôi sẽ viết một blog riêng về nó khi có thời gian, còn ở đây chỉ tóm tắt thế này: (1) Ý về cặp electron cộng hưởng trong vòng imidazole là đúng. (2) Độ tan khác nhau do tương tác ion-lưỡng cực khác nhau. Chúc luôn vui với Hóa.
@Btt3382 ай бұрын
@@HocHoaTT em hiểu ý thầy ạ! em cảm ơn thầy nhiều! Em chúc thầy sức khỏe ạ
@TrucMy533 ай бұрын
Dạ thầy cho e hỏi có phải tất cả các amino acid đều trùng ngưng không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Không đâu, thường phải thỏa một số điều kiên như đã nêu trong bài giảng: (1) là ω-amino acid (nhóm -NH₂ gắn vào C cuối mạch (2) mạch không nhánh (3) điều kiên quan trọng nhưng thường không nêu ra vì khó mà xác định: xác suất va chạm giữa -NH₂ và -COOH đủ lớn. Vì thế mà hay gặp ví dụ với mạch có 6 hay 7 C là chính. Tuy nhiên, trong thực tế, các polyamide (dùng làm tơ sợi) không điều chế từ phản ứng trùng ngưng (do hiệu suất thấp) mà thường từ phản ứng trùng hợp của lactam tương ứng. Chúc luôn vui với Hóa.
@TrucMy533 ай бұрын
@@HocHoaTTdạ em cảm ơn thầy nhiều ạ
@Btt3383 ай бұрын
Thầy ơi vậy 6-aminoacidhexanoic acid có thể gọi là omega được không ạ?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Không bạn à, Bạn cần phân biệt *_tên_* và *_loại_* . 6-aminohexanoic acid, hay ε-aminocaproic acid thuộc loại ω-amino acid, nhưng vẫn phải viết tên như đã viết. Điều này cũng áp dụng cho các acid từ α- đến ε- như đã nêu trong bài giảng. Chỉ từ sau ε- và nếu ở cuối mạch thì mới ghi chung là ω-amino(gì đó) acid mà thôi. Ví dụ ω-aminoenanthic acid (hay 7-aminoheptanoic acid), nó vừa có *tên* ω-aminoenanthic acid, vừa thuộc *loại* ω-amino acid Một ví dụ tương tự là p-cresol (hay 4-methylphenol): nó thuộc *loại phenol* nhưng không thể đọc *tên* là phenol được chẳng hạn. Chúc luôn vui với Hóa.
@Btt3382 ай бұрын
@ em cảm ơn thầy ạ!
@DanhNguyen-st1lw3 ай бұрын
Còn một yếu tố nữa thầy ạ: ví dụ dipeptide từ glycine với Lysine nhưng vị trí NH2 của Lys) không ở vị trí alpha => H2N-CH2-CO--NH-(CH2)4-CH(NH2)-COOH => cấu tạo như vầy liệu đc gọi là dipeptide không thầy? Vì nó cũng tạo từ alpha amino acid là Gly và Lys?
@HocHoaTT3 ай бұрын
Bạn đọc chưa kỹ thôi, với peptide thì phải từ α-amino acid, cho nên phải loại H₂O từ α-amino và α-carboxyl. Chúc luôn vui với Hóa.
@DanhNguyen-st1lw3 ай бұрын
@@HocHoaTT dạ vâng, em cảm ơn thầy ạ...! Chúc thầy vui khỏe nhiều ạ!
@LinhThùy-e1p2 ай бұрын
Thầy ơi. Amino acid có tác dụng Na, Na2CO3, Cu(OH)2 như carboxylic acid, hay pu HNO2, dd muối FeCl3 như amine ko ak
@HocHoaTT2 ай бұрын
Bình thường thì tất nhiên phải tương tự thôi. Tuy nhiên, nếu là α-amino acid thì thực tế đây là các hợp chất sinh học, nên người ta chỉ quan tâm đến khía cạnh hoá sinh của nó là chính. Còn ai đó, hoặc đâu đó, đề cập hoặc hỏi về những phản ứng đó thì câu trả lời là tương tự, kèm theo hãy mỉm cười vì những câu hỏi ngây ngô như thế. Riêng FeCl₃ thường dùng để nhận biết hợp chất kiểu phenol, hơn là xét với nhóm amino vì phản ứng không đặc trưng. Tuy nhiên, nếu amino acid có mạch bên chứa gốc phenol như tyrosine chẳng hạn, nó sẽ tạo phức có màu đặc trưng với ion Fe³⁺, nghĩa là có phản ứng màu với FeCl₃. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjАй бұрын
Thầy ơi! Liên kết peptide với liên kết amide khác nhau ở đâu vậy ạ, thầy cho em ví dụ minh họa ạ. Tại em thấy loại liên kết đều là CO-NH mà không biết khi nào gọi là amide, khi nào gọi là liên kết peptide
@HocHoaTTАй бұрын
Trong bài đã ghi rõ: liên kết amide tạo thành giữa các α-amino acid được gọi là liên kết peptide. Chúc luôn vui với Hóa.
@NhuQuynhNguyen-ol2hjАй бұрын
Thầy ơi! Liên kết peptide với liên kết amide khác nhau ở đâu vậy ạ, thầy cho em ví dụ minh họa ạ. Tại em thấy loại liên kết đều là CO-NH mà không biết khi nào gọi là amide, khi nào gọi là liên kết peptide
@HocHoaTTАй бұрын
Trong bài đã ghi rõ: liên kết amide tạo thành giữa các α-amino acid được gọi là liên kết peptide. Chúc luôn vui với Hóa.