CHÁNH NGỮ VÀ TỰ DO NGÔN LUẬN: Khẩu nghiệp có tính "trừng phạt"? | TRIẾT HỌC ĐẠI CHÚNG | Hội Đồng Cừu

  Рет қаралды 175,223

Hội Đồng Cừu

Hội Đồng Cừu

Күн бұрын

Пікірлер: 864
@HoiDongCuu
@HoiDongCuu 2 жыл бұрын
MỤC LỤC THAM KHẢO 0:00 Thảo luận mở đầu 1:47 Disclaimers 3:06 Đặt vấn đề: Có trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo không? 8:10 Quá trình thần bí hoá Phật giáo (The Mystification of Buddhism) 17:37 "Chánh ngữ"/"Khẩu nghiệp" có hạn chế ngôn luận? *** "Nghiệp quật", "Nghiệp nặng quá nên bị quả báo"... là một trong những biểu đạt phổ biến nhất trong các cộng đồng Việt Nam (bất kể có theo tôn giáo hay không). Cách hiểu về Nghiệp như là một lời đe doạ, một sự trừng phạt siêu nhiên trong triết lý Phật giáo cho đến nay đã cực kỳ phổ biến. Trong video này, chúng ta cùng lựa chọn và phân tích một số điểm triết sử của Phật giáo, cùng với nhiều nghiên cứu thần học có tính thẩm quyền để cho thấy đây không phải là cách hiểu đúng, xét theo nguồn gốc nguyên thủy cũng như một số tài liệu gốc của Phật giáo. gh Ngoài ra, video cũng đưa ra một số thông tin mới thú vị như việc Phật giáo từng được xem là một niềm tin... "vô thần" (Atheism), hay Phật giáo cũng thường được gọi là phiên bản đầu tiên của chủ thuyết Hư vô (Nihilism). HDC mong sẽ mang đến cho bạn đọc nhìều thông tin và tri thức có ích.
@huyxuan5994
@huyxuan5994 2 жыл бұрын
Bạn Trung không hiểu gì về Phật giáo cả. Đạo Phật không thờ thực thể siêu nhiên nhưng thờ quy luật tự nhiên mà quy luật lớn nhất là luật nhân-quả. Bởi có luật nhân quả nên tạo nghiệp sẽ bị nghiệp báo không phải vì một thế lực siêu nhiên nào mà là vì luật nhân-quả. Vì vậy đặt vấn đề “trừng phạt siêu nhiên” trong Phật giáo là hoàn toàn không có bởi trong đạo Phật là “trừng phạt tự nhiên” theo quy luật vũ trụ. Vì vậy Phật giáo chẳng hề hạn chế bạn làm điều gì mà chỉ nhấn mạnh đến kết quả mà bạn nhận được khi thực hiện nó. Nếu làm điều xấu thì nhận lại sự xấu nên nếu không muốn bị điều xấu ấy thì đừng làm. Phật giáo chỉ ra hậu quả của hành động để chúng ta cân nhắc trước khi làm (thân, tâm, ý) chứ không cấm làm bất cứ điều gì. Khẩu nghiệp và chánh ngữ không phải quy luật/điều cấm mà là phương pháp tu tập mà ở đó mọi người được dạy rằng hãy nói điều tốt đẹp. Nó không cổ vũ bạn nói gì thì nó mà cổ vũ bạn nói điều tốt đẹp nhất mà bạn có thể. Vì vậy, mọi chỉ trích, phê phán không hề bị cấm trong đạo Phật nhưng được yêu cầu cách thể hiện phù hợp, không làm tổn thương người khác.
@hieutran2993
@hieutran2993 2 жыл бұрын
@@dinhnguyen2904 :))
@hieutran2993
@hieutran2993 2 жыл бұрын
Nếu ko vì phạm luật pháp thì ko thể bắt được
@vanannguyen341
@vanannguyen341 2 жыл бұрын
@@huyxuan5994 Vậy theo lập luận của bạn, những quy luật tự nhiên đó từ đâu mà đến, ai tạo ra chúng? Vì theo lập luận của bạn, thì các quy luật này thuộc về vũ trụ, mà ta đã biết vũ trụ có khởi đầu, và cái gì bắt đầu tồn tại thì có nguyên nhân. Vậy thì nguyên nhân cho sự tồn tại của vũ trụ cùng quy luật là gì? Tại sao con người lại phải vào thế gian này chịu khổ để rồi quay về với sự hư vô? Hư vô để đc gì? Nỗ lực làm gì khi kết quả cũng là hư vô? Thật vô nghĩa!
@hidadsek9671
@hidadsek9671 2 жыл бұрын
@@dinhnguyen2904 Tất cả mọi người trong vụ việc của bà Nguyễn Phương Hằng đã bị điều tra. Võ Hoàng Yên, Hoài Linh, Trấn Thành, Thủy Tiên, Đàm Vĩnh Hưng đều đã tham gia điều tra trong thời gian dài và được tuyên án là vô tội. Còn bà Nguyễn Phương Hằng thì đã bị điều tra và phát hiện có tội nên bị bắt. Đó hoàn toàn đúng pháp luật. Còn về việc "bị những người xa lạ vô cớ vụ khống chửi bới nhục mạ bà và gia đình bà trước", khi bạn chửi người khác thì nên có tâm lý bị chửi lại. Đó là luật nhân quả cơ bản rồi. Đừng dùng lá cờ chính nghĩa để che đậy sự cực đoan của mình
@photocopy64hc13
@photocopy64hc13 Жыл бұрын
Bác năm nay 74 tuổi, đã theo dõi kênh của cháu khoảng 1 tháng nay, Cháu làm tốt hơn bác nghĩ rất nhiều, kiến thức sâu rộng, khiêm tốn và thận trọng, diễn đạt trong sáng và dễ hiểu. Mong cháu khỏe mạnh và làm nhiều video hơn.
@LongLe-yc3pt
@LongLe-yc3pt 2 жыл бұрын
Bác năm nay 76t, theo những clip con trình bày rất tốt, bàc đe72 nghị về Phật giáo thì con nên tìm đọc bản Duy Thức học của cố HT Thích Thiện Hoa, ngoài bản của HT buddha. Rất có nhiều điều mà bác nghỉ con có thể nhận biết vả bổ sung trong kiến thức của con, mừng là VN cũng còn nhiều bạn trẻ vẫ biết vận dụng trí tuệ. Cám ơn con nhiều.
@vinhbanghuynh451
@vinhbanghuynh451 Жыл бұрын
Bác khuyến khích bạn tìm hiểu về Duy Thức tức là bác rất có trình độ rồi. Cảm ơn bác.
@Fujiwara_No_Sai
@Fujiwara_No_Sai Жыл бұрын
người có tư duy như bác mà chỉ làm một khán thính giả âm thầm thì uổng phí quá
@tantaihuynh8741
@tantaihuynh8741 Жыл бұрын
Đến một mức độ nào đó 😊
@phapdat9628
@phapdat9628 11 ай бұрын
...sao biết là " thính giả âm thầm " ạ ...?
@longzin4236
@longzin4236 2 жыл бұрын
Phật giáo nguyên thủy ko phải là tôn giáo. Bạn này hiểu rất đúng về đạo Phật. Rất ít người hiểu đc như vậy. Nhiều bạn ko hiểu cứ tự nhận mình tu theo Phật =.=
@nguyenthanhson3100
@nguyenthanhson3100 2 жыл бұрын
Nói 1 cách chính xác. Ở Việt Nam: +/ người hiểu đúng về Phật pháp tại VN thì ít. +/ Nhóm mà hiểu nhầm; lệch sang hướng trục lợi Phật ( nói trắng ra buôn Phật ) thì rất nhiều.
@yeumaingannamhvak
@yeumaingannamhvak 2 жыл бұрын
Mình thấy khá hài hước khi có nhiều bạn (nhất là các bạn trẻ) đi rêu rao cái luận điểm "phật giáo nguyên thủy không phải là tôn giáo" mà chả bao giờ đưa ra được các luận cứ chứng minh cho cái khẳng định của mình cả. Không phải bỗng nhiên mà người ta gọi phật giáo là tôn giáo đâu. Dưới góc độ học thuật để xếp 1 tư tưởng là tư tưởng tôn giáo hoặc một nhóm người là tín đồ của một tôn giáo nào đó phải đạt được một nhóm tiêu chí nhất định. Và phật giáo đạt các tiêu chí đó nên dân chúng, giới học thuật, luật pháp...mới gọi phật giáo là một tôn giáo. Bạn muốn nói "phật giáo nguyên thủy không phải tôn giáo" thì lên đưa ra các luận điểm chứng minh. Chứ đừng adua theo người khác, chả khác gì con vẹt cả. Chủ đề của video này tôi thấy tác giả sử dụng các diễn ngôn từ các nguồn không chính thống, không mang tính đại diện cho phật giáo VN như phát ngôn của người đại diện giáo hội, các ấn phẩm bản in+ điện tử do giáo hội phát hành, các bài thuyết pháp của các chức sắc phật giáo...là không hợp lý. Thực tế những diễn ngôn kiểu "nghiệp quật" đa phần đều xuất phát từ các nguồn không chính thức cả. Hiện nay, nó tràn lan trên internet đặc biệt nhiều trên facebook và youtube. Việc phản biện những diễn ngôn từ các nguồn không chính thức này mình thấy không mấy giá trị. Giá trị hơn là nghiên cứu xem thế lực nào đứng đằng sau việc sản xuất, phát tán mạnh mẽ các diễn ngôn rất "sai lạc" gắn mác "phật giáo" đến công chúng. Họ cố tình gây sự lầm lẫn và hiểu sai phật giáo. Hiện nay, tại các cơ sở tôn giáo của phật giáo ở VN cái hiện tượng đưa vô thờ phượng các đối tượng chả liên quan gì đến lịch sử phật giáo hoặc tiến hành các nghi lễ tôn giáo không có trong truyền thống phật giáo khá phổ biến. Và càng ngày sẽ càng làm hủy hoại phật giáo. Giáo lý của phật giáo thì dù bất kể tông phái nào cũng đều có thuyết giảng khẩu ngữ tạo ra "nghiệp" cả. Tuy nhiên, khẩu ngữ sẽ tạo ra "thiện nghiệp" và " ác nghiệp". Bản chất "nghiệp" không phải chỉ là thứ gì đó đáng sợ mang tính trừng phạt (ác nghiệp) mà ngược lại nó còn là phần thưởng (thiện nghiệp). Thực tế , các diễn ngôn cản trở việc phát ngôn mang tính hù doạ kiểu "nghiệp quật" chỉ là sự cố tình truyền bá thiếu về "khẩu nghiệp" mà thôi.
@tuilaphuoc8231
@tuilaphuoc8231 2 жыл бұрын
@@yeumaingannamhvak Bởi vì bạn muốn được câu trả lời thì mình sẽ đưa bạn từ khóa để bạn search 1. đạo Phật nguyên thủy( con đường thoát lập trình không làm khổ mình khổ người) là không phải tôn giáo thì bạn hãy search, tìm hiểu và thực hành con đường KHOA HỌC của TẤT ĐẠT ĐA. 2.Bạn ơi, khẩu ngữ tạo ra thiện nghiệp và không thiện nghiệp(ác nghiệp) như bạn nói là sai r nhé. Và câu của mình vừa nói cũng sai lun nhé, mà mình không nói nó cũng sai lun. p/s: Kiến thức hiện tại về con đường thoát khỏi lập trình để không làm khổ mình khổ người khác chỉ có vậy và mình đang thực hành-kiểm tra thấy đúng. Nếu bạn có tầm nhìn hơn mình thì chia sẻ cho mình biết với để mình sáng tỏ hơn. mình cảm ơn
@yeumaingannamhvak
@yeumaingannamhvak 2 жыл бұрын
@@tuilaphuoc8231 @TuiLà Phước : gì phải tìm đọc làm gì cho phí thời gian hả bạn? Nếu bạn là tác giả của các luận điểm đó thì trình bày luôn cho mọi người thảo luận. Còn bạn chỉ là người đọc và chấp nhận cho rằng kết luận đó là đúng thì xin miễn bàn luận thêm. Nội hàm của "khẩunghiệp" nếu bạn bảo không sinh ra "ác nghiệp" trong các kinh điển phật giáo thì xin trích dẫn các kinh điển phật giáo làm dẫn chứng. Mình chán ghét mấy vị thảo luận về phật giáo mà không hiểu kinh -luận - tạng là thế nào. Mấy cái cuốn sách của mấy học giả viết về phật giáo nhiều vô kể. Nhưng học giả đó là người như thế nào? Có hiểu biết đúng về phật giáo hay ko mới là vấn đề.
@AnimaKuat
@AnimaKuat 2 жыл бұрын
@@yeumaingannamhvak Khi người khác đưa 1 dẫn chứng về quyển của Tất Đạt Đa thì bạn gạt phăng với lý do bạn đó chỉ là người đọc, không phải là tác giả. Vậy theo luận điểm của bạn thì bạn đã là tác giả của quyển nào chưa để mang đi tranh luận. Và nếu nói như bạn thì bạn Trung cũng ko nên làm youtube phổ biến triết học này vì bạn Trung chưa là tác giả của 1 quyển sách lớn nào. Suy nghĩ lập luận của bạn rất có vấn đề.
@thanhtrungnguyen9386
@thanhtrungnguyen9386 2 жыл бұрын
Mình từng tranh luận trên mạng về việc "Phật là một khái niệm, không phải chỉ đích danh ai cả" Và thế là có một loạt các "phật tử" vào chửi như đúng rồi, cũng dùng chữ "Nghiệp" để đe dọa mình, rằng mình sẽ bị "Nghiệp" trừng phạt. Xã hội Việt Nam hiện nay chỉ còn một số rất nhỏ cộng đồng còn hiểu sát với phật giáo nguyên thủy, còn cái tôn giáo tự nhận là "phật giáo" kia tự thân nó đã trở thành một tôn giáo khác rồi, nó chỉ mượn áo khoác của phật giáo, khoác áo tăng để phục vụ mục đích chính trị
@GES-m7u
@GES-m7u 4 ай бұрын
Tôi đang rất đồng cảm với bạn cho đến khi bạn viết những câu cuối,những câu đó mang tính chất định kiến và ko có bằng chứng xác thực rõ ràng bạn đang đưa ra định kiến dựa trên cảm xúc tức giận của bạn,và tôi nghĩ với 1 tư duy của bạn như vậy bạn bị chửi cx là đúng
@pianoonpc
@pianoonpc 2 жыл бұрын
Phật giáo ko phải là tôn giáo mà là con đường giải thoát, đức Phật cũng ko phải là nơi ban phước giáng hoạ như các tôn giáo thần quyền khác. Vì thế mới có câu "Kẻ thù lớn nhất của tôn giáo chính là khoa học". Khoa học càng hiện đại, càng tiến bộ thì các tôn giáo thần quyền sẽ càng sợ, càng căm ghét. Nhưng Phật giáo thì ko sợ sự tiến bộ đó của khoa học vì cốt lõi của Phật giáo là chân lý nhân quả bất di, bất dịch.
@mottrieutrangsach
@mottrieutrangsach 2 жыл бұрын
Cảm ơn Trung và HĐC. Mình là người có niềm tin tâm linh, có niềm tin vào Đức Phật...nhưng hệ thống Phật giáo ngày nay tại Việt Nam mình cũng cảm thấy nó quá đặt nặng vào giáo điều, phóng đại và thần thánh hóa một cách thái quá về Phật, sùng bái một cách mù quáng dẫn đến mê tín...làm tách xa ý nghĩa ban đầu của đạo Phật đối với đời sống của con người!
@clara9350
@clara9350 2 жыл бұрын
và quá coi trọng tiền bạc nữa
@sapnkp
@sapnkp 2 жыл бұрын
@@clara9350 tiền bạc ai không coi trọng, miễn không bám chấp dính mắc vào nó
@clara9350
@clara9350 2 жыл бұрын
@@sapnkp đi tu mà coi trọng vật chất tiền tài thế gian được à. Bởi thế nhà tôi lâu nay ko cúng dường ở chùa nữa mà chỉ đi giúp những nơi khó khăn mà thôi
@mrvu3282
@mrvu3282 2 жыл бұрын
Từ đó mình cực ghét mê tín
@khuongduytran694
@khuongduytran694 2 жыл бұрын
Vậy phải hiểu khẩu nghiệp, nghiệp quật là như thế nào? Nó có phải là sản phẩm thứ sinh đc sinh ra trong quá trình truyền bá phật giáo, biến đổi từ phật giáo nguyên thủy trở thành phật giáo trong xã hội hiện nay?
@othuy87
@othuy87 3 ай бұрын
Cô chỉ mới biết kênh của cháu gần đây và sau khi nghe một số bài trên kênh của cháu, cô rất mừng là giới trẻ có người như cháu, sự tinh thông, am tường hiểu biếtsâu sắc những chủ đề hóc búa mà lại biểu đạt hết sức rõ ràng và dễ hiểu, thật là thuyết phục! Cô cảm ơn cháu và chúc cháu luôn vui khỏe và có nhiều bài hay nữa nhé. 🎉🎉🎉
@diemhap8788
@diemhap8788 2 жыл бұрын
mình tin là ở VN không còn phật giáo đơn thuần theo tín ngưỡng nữa, mà là phật giáo theo tuyên giáo, họ biết người vn đa số theo phật giáo nên họ cài cắm người vào tôn giáo để kiểm soát suy nghĩ và tư tưởng của tín đồ.
@nhatduy3177
@nhatduy3177 2 жыл бұрын
Vn chủ yếu vô thần k theo tôn giáo nên sai căn bản r
@setotmoichuyen3498
@setotmoichuyen3498 2 жыл бұрын
Mình nghĩ PG nguyên thuỷ đâu có hệ thống chùa chiền, hệ thống cấp độ sư sãi khổng lồ như ngày nay. 1 khi hình thành 1 hệ thống cần quản lý thì tự động sẽ thêm thêm bớt bớt vào các giáo lý để duy trì, mở rộng
@stronggau6981
@stronggau6981 2 жыл бұрын
Thưa bạn. Theo mình thì Phật Giáo của Việt Nam lại quá nặng tín ngưỡng, rất ít Phật Tử có nhu cầu khai thác các kiến thức trong kinh hay ở chùa. Họ chỉ đơn thuần xem chùa là nơi để cầu ước như các tôn giáo nhất thần, xa rời Phật Giáo gốc. Cái gốc mê tín lớn như vậy thì dẫu có cái "tuyên giáo" như bạn nói thì cũng chả làm được gì đâu. Nhiều vị thầy bên đây áp dụng mô hình Phật Giáo Nguyên Thủy rất nhiều. Nhưng mà Pháp Giảng và lý thuyết trên nó khác biệt hẳn với cái ngộ nhận đã ăn sâu trong tiềm thức của người "Phật Tử" tín ngưỡng. Nên họ không chấp nhận và hô hào phản đối, có rất rất nhiều.
@t_tmad5293
@t_tmad5293 2 жыл бұрын
@@stronggau6981 làm gì là làm gì? chính vì mê tín, mụ mẫm như vậy mà càng dễ bị lèo lái, chỉ cần gắn cái mác tôn giáo thì nói gì cũng tin
@MinhHoang-se9cq
@MinhHoang-se9cq 2 жыл бұрын
@@stronggau6981 Đa phần hiểu sai hết về Phật luôn ấy, rồi tập đọc kinh ê a bát ma na các thứ mà không ai hiểu gì, chỉ biết đọc thôi.
@TracyNguyen2018Jan
@TracyNguyen2018Jan 2 жыл бұрын
Luật ở quanh ta, triết phủ chân ta. Hội đồng cừu rất đầu tư và tỉ mỉ. Đẩy Phật Giáo Nguyên Thủy vào phần trình bày, các bạn thật dũng cảm.
@ducnguyen4192
@ducnguyen4192 2 жыл бұрын
Dùng lời lẻ hoa mỹ ko có nghĩa là thâm thuý, thiện ác vốn song hành, phật hay không phật củng là ánh mắt nhìn. Giúp người lại thành hại người hiểu đúng bản chất chứ không phải vẻ ngoài.
@thanhbuixuan6580
@thanhbuixuan6580 2 жыл бұрын
Mình nghĩ đây là một video với chất lượng rất cao. Chúc mừng hội đồng cừu cũng như cảm ơn anh Trung đã chia sẻ tư liệu quý. Điều anh phân tích rất tương đồng với những gì các thầy như thiền sư Nhất Hạnh đã diễn giải cho quần chúng, dĩ nhiên là vẫn giữ được màu sắc học thuật. Rất mong những video tiếp theo của HĐC
@PhongNguyen-tu4mj
@PhongNguyen-tu4mj 2 жыл бұрын
Ở Vn có thầy Thích Thông Lạc cũng tu theo Phật giáo nguyên thuỷ.
@ThiNguyen-sp1bi
@ThiNguyen-sp1bi 2 жыл бұрын
Cách nhìn đạo Phật của HDC tương tự thầy Thích Từ Thông nữa bạn
@thanhbuixuan6580
@thanhbuixuan6580 2 жыл бұрын
@@ThiNguyen-sp1bi cảm ơn bạn. Mình cũng nghe thầy Nhật Từ giảng về Phật Giáo Nguyên Thủy, quả thật rất hay. Ngày trước mình đọc sách đại thừa thì có ý chê tiểu thừa, nhưng quả thật là không phải
@Lamyxiang
@Lamyxiang 2 жыл бұрын
Mẹ mình theo Phật pháp và kể từ đó biến thành người dị biệt, mất khả năng nói chuyện, mất khả năng hòa nhập với cộng đồng, hoàn toàn bị cô lập trong thế giới riêng của mẹ mình, thế giới đó mẹ mình là Phật, bà có phép màu và nói được ngôn ngữ động vật, nhắm mắt lại nhìn thấu ngàn phương. Nhớ lại mẹ mình trước đây một người vui vẻ hoạt bát mà giờ thành nửa người nửa thần thánh, với quyền năng phép màu. Mình thật sự ko hiểu Phật pháp làm thế nào biến mẹ mình thành ra như thế.
@thanhbuixuan6580
@thanhbuixuan6580 2 жыл бұрын
@@Lamyxiang xin chia sẻ với bạn. Bạn có thể cho tụi mình biết mẹ bạn theo thầy/chùa nào không? Mình rất thích một bài kinh này xin chia sẻ với bạn, nếu được bạn có thể chia sẻ với mẹ bạn là bài kinh Kamala: Nội dung chính của bài kinh ấy là: "Đừng vội tin điều gì chỉ bởi nó là truyền thuyết/truyền thống/do người thân thuộc nói/do thầy của mình nói. Hãy suy luận, đối chiếu với thực tiễn và phê phán với bất cứ lý thuyết/niềm tin nào (kể cả đó là lời Như Lai nói)". Theo ngôn ngữ hiện đại thì đó chính là critical thinking. Một vị thầy chân chính sẽ hướng dẫn cho đệ tử của mình cách lý luận, phân tích đúng sai bằng óc thẩm soát chứ không phải dựa vào niềm tin siêu nhiên mơ hồ. Bản chất đạo Phật không cổ súy cho niềm tin siêu nhiên (supernatural belief) hay mù quáng như anh Trung đã phân tích trong video. Đức Phật cũng là một con người như chúng ta và đã giác ngộ chứ không phải một đấng toàn năng. Link: phatgiao.org.vn/phat-day-co-muoi-dieu-cho-voi-tin-d26731.html
@haitruongvovan8344
@haitruongvovan8344 2 жыл бұрын
Cảm ơn bạn, mình rất thích cách nói trong sáng rạch ròi, lập luận của bạn. Về cảnh giới Niết Bàn trong Phật giáo, tuy nó có nghĩa là “dập tắt”, nhưng không có đồng nghĩa với “hư vô”. Đây là điều mình muốn góp ý. Đức Phật giác ngộ “lý duyên khởi” mà thành Phật, tức mọi thứ hình thành hay hoại diệt đều do duyên (điều kiện) cả. Vì thế mọi thứ trên đời, cái đang có mặt vì nó đủ duyên nên có mặt; cái đang vắng mặt vì nó đủ duyên vắng mặt. Cũng có nghĩa là chúng không tồn tại vĩnh hằng, cũng không đoạn diệt mất hẳn, mà tất cả chỉ là sự tiếp nối không cùng. Ví dụ như Bạn, khi lúc mới sanh ra, hay lúc 10 tuổi, 20 tuổi và bây giờ là một hay là khác? Nếu nói một là sai, nếu nói hai là trật, thật ra chỉ là sự tiếp nối không cùng. Và đây là cách hiểu mà Phật giáo vượt thoát nhị biên: có không, được mất, vắng mặt có mặt…. Trở lại vấn đề về Niết Bàn, nếu nói trạng thái đó là hư vô thì dính vào đối đãi nhị biên. Bản chất của một vật, rỗng toát bên trong, chẳng có một cái gì đó là nhân xuyên suốt hình thành từ lúc sinh đến lúc mất. Kiểu như “hội đồng cừu”, do nhiều người tụ hợp lại vì một mục đích nào đó, thực chất, không có ai là chính mà không có ai là phụ, rỗng toát bên trong, không có ai là chủ thể xuyên suốt, mà chỉ là đủ thành viên rồi tạm đặt một cái tên vậy thôi. Tu hành không phải để thành cái gì, mà chỉ là thực tập, học hỏi làm sao để hiểu đúng bản chất của vạn pháp (mọi vật) là do duyên sanh, duyên diệt, chúng luôn trong tình trạng thay đổi (vô thường), và chẳng có cái nào là chủ cái nào (vô ngã). Và con người không được tự do tự tại, bị đau khổ là do hiểu sai về nguyên lý này, rồi cho nó là thế này thế kia, không phải thế này thế kia, nó chỉ là nó thôi. Buồn, rầu, đau khổ vì mọi thứ không được như ý mình muốn. Đó là do không hiểu nguyên lý duyên khởi nên sanh tử luân hồi, bởi bản ngã dắt dẫn. Thuật ngữ nhà Phật gọi là do vô minh (không biết, trạng thái mù mờ u tối, thiếu hiểu biết nguyên lý). Ngừoi có trí tuệ trong nhà Phật là thấy biết như thật nó là, không còn khởi tâm tham đắm hay ghét bỏ, chúng là do điều kiện thay đổi nên thay đổi thôi, có trí tuệ là thấy rõ như vậy, nên không còn trạng thái tham đắm hay ghét bỏ, mong muốn được như ý mình, biết tuỳ duyên, thuận pháp mà sống. Đó là trạng thái Niết Bàn. Nói nôm na lại, chỉ cần hiểu đúng lại, chứ không phải tu hành để thành cái gì cả. Như vậy, Phật giáo không chấp một cái gì thường hằng, cũng không cho là “hư vô”. Chúng chỉ là sự tiếp nối liên tục do duyên thay đổi, hiểu rõ như vậy là thể nhập Niết bàn, sống không còn đấu tranh, hơn thua với đời.
@tieulaonhan6392
@tieulaonhan6392 2 жыл бұрын
có lẽ do tôi còn chưa đủ tri thức để hiểu rõ được những gì bạn nói. nhưng tôi đọc xong comment của bạn lại cảm thấy Phật giáo so với Hư Vô càng Hư Vô
@vannhantran547
@vannhantran547 2 жыл бұрын
Mình đã đọc rất tập trung vào bình luận của bạn nhưng mình chỉ hiểu "Nó là nó". Không phải là "Hư vô" (tức là không có gì). Cách hiểu của mình có đúng ý bạn không vậy?
@haitruongvovan8344
@haitruongvovan8344 2 жыл бұрын
@@vannhantran547 vâng, mình đứng góc độ vô thuỷ vô chung (không đầu mối, không chung cuộc) để nói mọi vật trên thế gian này, chúng không trường tồn bất biến và cũng không mất hẳn, chúng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác. Điều này giống như định luật bảo toàn năng lượng vậy. Khái niệm hư vô (mất hẳn) thì không phải là chủ trương của Phật giáo.
@haitruongvovan8344
@haitruongvovan8344 2 жыл бұрын
@@tieulaonhan6392 dạ, nếu tôi nói vụng về làm bạn không hiểu hoặc hiểu nhầm về Phật giáo. Tôi xin lỗi ạ!
@hoainhuinh7614
@hoainhuinh7614 2 жыл бұрын
Sadhu sadhu lành thay !!!
@minhhanhnguyen117
@minhhanhnguyen117 2 жыл бұрын
boi you’re just so full of wisdom. love this stuff. love your unbiased view and refreshing take on philosophy. can’t believe Vietnamese finally got exposed to cool philosophy stuff like this. hope all the best for your study and your YT channel will blow up one day
@lehongthuong
@lehongthuong Жыл бұрын
Good...
@hieuhuynhvo9505
@hieuhuynhvo9505 2 жыл бұрын
Phật đâu có trừng phạt ai? Nói Phật đi phạt người này người kia là rơi vào Thần Quyền. Nhân và quả, cho nên: Y nghĩa bất y ngữ, Y pháp bất y tăng, Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.
@phanhuyvinh4820
@phanhuyvinh4820 2 жыл бұрын
Bạn nói đúng Cơ mà xin sửa câu bạn nói một chút, cái này là giáo lý tứ y: Y pháp bất y nhân Y nghĩa bất y ngữ Y trí bất y thức Y liễu nghĩa (kinh) bất y bất liễu nghĩa (kinh)
@hieutran2993
@hieutran2993 2 жыл бұрын
Hmm
@hieutran2993
@hieutran2993 2 жыл бұрын
Ai đó có thể giải thích ko
@AnhDuong-tc5gk
@AnhDuong-tc5gk 2 жыл бұрын
@@hieutran2993 bạn cần giải thích chỗ nào ạ?
@thuo1627
@thuo1627 2 жыл бұрын
@@AnhDuong-tc5gk 4 câu giáo lý tứ y thì hiểu như nào ạ ?
@DarkHorse.coffeine
@DarkHorse.coffeine 2 жыл бұрын
Trung có hệ thống “diễn ngôn” tiêu chuẩn cộng đồng nâng cao
@whiskynguyen6059
@whiskynguyen6059 2 жыл бұрын
Hệ thống "diễn ngôn" có nghĩa là gì ạ?
@yulawluu3377
@yulawluu3377 2 жыл бұрын
@@whiskynguyen6059 Cứ hiểu đơn giản là có cách truyền đạt quan điểm (của mình đến công chúng) khoa học và văn minh thôi
@lh.hoangmai
@lh.hoangmai 2 жыл бұрын
@@whiskynguyen6059 "diễn ngôn" là cách sử dụng ngôn ngữ của một người á bạn. Nó là từ dùng trong học thuật các ngành nghiên cứu ngôn ngữ
@quangminh6851
@quangminh6851 2 жыл бұрын
Ngoài ra mình bổ sung một chút về khái niệm Niết bàn (khái niệm giải thoát trong Phật giáo). 1. Nibbana đúng là một khái niệm khó để giải thích. Một yếu tố quan trọng để giải thích rõ là cần dựa trên các kiến thức về Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) như Rupa ( Sắc/ vật chất), Nama (Danh/ Ý thức), Citta (Tâm), Cetasika (Tâm sở), thì việc giải thích mới dễ dàng hơn. 2. Niết Bàn không phải là sự hư vô (base of boundless space). Niết bàn cũng không phải trạng thái tinh thần siêu thế mà ở đó không có gì cả. 3. Niết Bàn có nhiều nghĩa. Một nghĩa để mọi người dễ hình dung là việc chấm dứt hoàn toàn các ô nhiễm của tâm (tham, sân, si...). Một nghĩa khác là việc chấm dứt hoàn toàn việc sinh, tử (giống như Đức Phật sau khi Ngài diệt độ). 4. Với các bạn muốn tìm hiểu thêm, mình xin giới thiệu thêm bài Pháp của một vị Sư người Myanmar ở đây: kzbin.info/www/bejne/aYDEaX6njL9njq8 .
@moeomeohuyenmeo1883
@moeomeohuyenmeo1883 2 жыл бұрын
Anh Trung nếu cần có thể mở 1 kênh donate. Mình tin rằng những khán thính giả của kênh sẽ ủng hộ Trung nhiệt tình.
@moeomeohuyenmeo1883
@moeomeohuyenmeo1883 2 жыл бұрын
@Ngoc Hai Nguyen Dưa Leo cũng có quảng bá cho kênh này đó.
@XuanNguyen-yf9tl
@XuanNguyen-yf9tl 2 жыл бұрын
@Ngoc Hai Nguyen sao lại gọi là ăn xin nhỉ? ở đời ăn bánh thì trả tiền, kiến thức hay thì phải đầu tư thgian tìm tòi. Không chịu tìm tòi thì donate để người ta mang đến cho mình, cũng fair mà
2 жыл бұрын
@Ngoc Hai Nguyen mình nghĩ là đã đưa giá trị đến với cộng đồng thì hiển nhiên sẽ có quyền nhận lại những điều tương xứng với giá trị đó. Như các bạn streamer cũng được donate vì tính giải trí thôi. Chừng nào ko làm gì mà đòi donate mới gọi là ăn xin được
@Guardia.168
@Guardia.168 2 жыл бұрын
Mình là Phật tử, đi chùa theo đạo cũng khá lâu, nhưng ít có cơ hội được nghe pháp giảng giải từ kinh Nguyên Thủy nhiều, cũng không tự nghiên cứu kính điển Nguyên thủy nhiều, chủ yếu nghe các sư Thầy Cô giảng chủ yếu kinh đại thừa. Ngoài ra tôi cảm thấy chùa chiền nặng về cúng bái nghi lễ, kêu gọi từ thiện , góp công Đức xây chùa v.v…tôi không đã kích việc Phước thiện nhưng nếu không được hiểu đúng đắn giáo pháp để tu tập cho cuộc sống bớt đau khổ thì việc chính đi chùa học đạo đã sai và thành người mê tín, sống sai lạc làm liên lụy cho những người thân và thậm chí ảnh hưởng đến hạnh phúc bình yên của gia đình.
@nguyentantrung1924
@nguyentantrung1924 2 жыл бұрын
Đa số Phật giáo tại Việt Nam mình theo đại thừa nên cũng khó cho bạn khi muốn tiếp cận đến giáo lý nguyên thủy của Phật giáo. Nhưng nếu không có thời gian nghiên cứu mình có thể gợi ý cho bạn vài vị Thầy có nghiên cứu và giảng dạy theo tư tưởng của giáo lý nguyên thủy như Sư Minh Niệm. Thầy Nhật Từ, là hai vị mà mình thấy có tư tưởng rất thực tế và gần với giáo lý nguyên thủy, không duy tâm hoặc mang tư tưởng gây mê tín cho phật tử. Có điều kiện bạn nên tham khảo thử bài giảng của hai vị. Chúc bạn an lạc.
@Guardia.168
@Guardia.168 2 жыл бұрын
@@nguyentantrung1924 cảm ơn đạo hữu
@bellang717
@bellang717 2 жыл бұрын
Đức tin ko có việc làm là đức tin chết!
@hoaitran7680
@hoaitran7680 2 жыл бұрын
Hãy xem các bài giảng pháp của hoà thượng viên minh giảng sâu vào giáo lý với từ ngữ dễ hiểu hơn. Và đặc biệt không cổ súy cho các ý nghĩ thần thánh theo phật giáo trung quốc.
@thanhphongnguyen1412
@thanhphongnguyen1412 2 жыл бұрын
Thầy thì cũng chỉ là người hướng dẫn. đôi khi họ nói theo tính chủ quan của bản thân mình. Mà nói về kinh điển tìm hiểu thì chắc cả đời cũng chẳng hết dù nguyên thủy hay đại thừa. Cái quan trọng là bạn tìm được cốt lõi của kinh điển muốn nói gì hay không mà thôi, vì tất cả đều dựa vào chính bản thân bạn, cái gì không hiểu thì mới nhờ đến các vị thầy.
@anan055
@anan055 2 жыл бұрын
Cảm ơn Trung và Hội Đồng Cừu. Trong một khóa thiền mình từng tham dự, sư trụ trì có nói thế này: Đức Phật chỉ ra con đường mà Ngài đã đi để thoát khổ, đó là một phương pháp thực hành mà ai muốn thoát khổ thì hãy làm theo. Từ đây có thể hiểu không có chuyện Đức Phật giải thoát cho chúng sinh, mà chúng sinh phải tự tu thân để giải thoát cho mình, nói cho bình dân là ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng.
@maivu6773
@maivu6773 2 жыл бұрын
VN thật sự đang thiếu những cách diễn giải Phật giáo một cách khoa học xứng đáng với tư cách "tôn giáo gần gũi nhất với khoa học" như thế này. Phật online thì nhiều, người theo lại ko muốn đào sâu tìm hiểu rồi dễ bị dẫn dụ bởi chiêu bài của mấy tổ chức định hướng tuyên truyền, cài cắm tư tưởng phách lối. P/s: thích nghe HDC ghê mà sau này các anh chị bận bịu thì chắc ko có tgian mà làm video nữa, nghĩ chắc buồn lắm, 1 kênh mở mang tầm mắt mình rõ nhiều
@haruharu2202
@haruharu2202 2 жыл бұрын
mấy b có bao giờ nghe, hay có thử chịu khó nghe hết các sư thầy giảng đâu mà cứ đưa ra kết luận ở VN thế này, ở VN thế nọ như đinh đóng cột nhỉ
@maivu6773
@maivu6773 2 жыл бұрын
Xin lỗi bạn chứ mình ko bao giờ trịch thượng đến mức đi nói người khác ko nghe đủ, ko đọc đủ, cũng ko bao giờ tự tin rằng mình có thừa bởi vì tôi tin lời Đức Phật dạy rằng đừng tin chính những điều Đức Phật nói chỉ vì đó là lời của Ngài, và việc tu tập sẽ không thành tự nếu chỉ nghe theo mà không có tư duy trạch pháp. Tự bản thân ko đọc, ko tìm hiểu, mà chỉ thụ động ngồi nghe, gật gù, trong khi mỗi một người truyền giảng đều có cách interpret khác nhau, thì xin hỏi cái giác ngộ được là tư tưởng của mình hay của một người khác mớm cho?
@Khabaqi
@Khabaqi 2 жыл бұрын
@@haruharu2202 bạn nên đọc phật học tinh hoa của Thu Giang đi. Thầy bà gì đám tuyên giáo mang áo cà sa
@huyleinh7236
@huyleinh7236 2 жыл бұрын
@@maivu6773 cảm ơn Mai Vũ. Chúc sức khỏe
@minhnguyen-em1gy
@minhnguyen-em1gy 2 жыл бұрын
@@maivu6773 thật ra bạn nói đúng nhưng phải có trình độ ngang nhau thì mới nói chuyện với nhau dc . những người ngồi nghe phần lớn trình độ hiểu biết về Phật pháp sẽ thấp hơn người giảng cho nên họ ngồi nghe . Còn đã hiểu ngang nhau thì họ ngồi tranh luận đàm đạo chứ ai hơi đâu mà nghe :)
@whitehorse7965
@whitehorse7965 2 жыл бұрын
Mình đã xem video của HDC về luật án của thầy Thích Chân Quang và mình thấy Trung nói rất hay, ngôn từ rất lịch sự và dễ hiểu. Cảm ơn bạn rất nhiều
@quocan5494
@quocan5494 2 жыл бұрын
Em mới xem hết video của anh, đều rất hay và ý nghĩa. Làm về "Chủ Nghĩa Sùng Bái Cá Nhân" đi anh ơi
@lh.hoangmai
@lh.hoangmai 2 жыл бұрын
Cám ơn anh Trung vì video này. Em là người Công giáo, em được đọc nhiều bài viết về Phật giáo của các linh mục là những người học và nghiên cứu thần học, từ đó cũng biết được vài điều: Phật giáo nguyên thủy không phải là 1 tôn giáo, nhưng là 1 trường phái triết học. Phật không phải là 1 vị thần, cũng không cho mình là thần. Nhưng đúng như anh nói, qua quá trình mở rộng, phát triển ở Trung Quốc rồi truyền bá sang Việt Nam, Phật giáo đã bị biến thành một tôn giáo thờ Phật, điển hình có thể thấy trong phim Tây Du Kí, khi Phật, Bồ Tát là những đấng có quyền năng cao siêu hơn cả Ngọc hoàng.
@HoaiThuongNguyen-kd8rb
@HoaiThuongNguyen-kd8rb 2 жыл бұрын
Đúng vậy bạn, hiểu đơn giản Đức Phật như một người thầy đi trước, có nhiều trải nghiệm và hiểu biết, từ đó ngài chia sẻ lại cho chúng sinh những gì mà ngài đã trải nghiệm, để chúng sinh tu tập và có cuộc sống tốt đẹp hơn thôi. Chứ không phải như biến hóa thần thông, đi mây về gió, trừng phạt người xấu này nọ như trên phim.
@RuaSkye1
@RuaSkye1 2 жыл бұрын
Đoạn trên thì mình đồng ý. Nhưng ví dụ Tây Du Ký thì có lẽ không đúng lắm. Vì bản thân tác phẩm này không nhằm truyền bá Phật giáo, mà chỉ mượn các nhân vật để gửi gắm các tư tưởng của tác giả thôi.
@lh.hoangmai
@lh.hoangmai 2 жыл бұрын
@@RuaSkye1 xin lỗi vì mình viết gây hiểu lầm. Ý mình là hình ảnh thần thánh của Phật được thể hiện trong phim Tây Du Kí á bạn :3
@huynguyen9086
@huynguyen9086 2 жыл бұрын
@@lh.hoangmai mình cũng theo Công giáo. Và thích tìm hiểu những điều Đức Phật dạy. Bởi đơn giản, vĩ nhân luôn đáng được ngưỡng mộ.
@Khulu6061
@Khulu6061 2 жыл бұрын
Thế nên Đức Phật mới dự ngôn rằng pháp môn của ngài rồi cũng sẽ đến thời kì Mạt Pháp tức là thời này chứ còn đâu
@QuocBao.77
@QuocBao.77 Жыл бұрын
Anh năm nay cũng lớn tuổi, từ ngày biết đến kênh, anh lại thấy mình trẻ hơn bởi anh đang học nhiều hơn. Cảm ơn kênh.
@hidadsek9671
@hidadsek9671 2 жыл бұрын
Cảm ơn bạn đã cho mình thêm thông tin về Phật giáo nguyên thủy. Mình rất thích nhân quả và sự tu tâm của Phật giáo, đặc biệt khi nó cho chúng ta cảm giác tự do, có thể tự lực cánh sinh. Mình thì không rành về Phật giáo, mình chỉ có thể đưa quan điểm về mặt xã hội thôi .Vấn đề mình thấy ở VN hay cụ thể trên mạng xã hội là trong mắt rất nhiều bạn, tranh luận và chửi lộn nó giống nhau. Từ đó 1 bộ phận thì chửi nhau, công kích cá nhân với nhau dưới danh nghĩa "tranh luận" còn 1 bộ phận khác thì lại nhìn việc tranh luận chính là chửi lộn và lên án họ "khẩu nghiệp". Bản thân việc tranh luận công tâm cũng rất khó thực hiện vì đôi khi chúng ta phải chấp nhận được điểm thiếu sót, đôi khi là sai sót, trong quan niệm, nhận thức và kể cả sự thiên vị từ cảm xúc. Thay vì chọn 1 thứ vừa khó hiểu, vừa khó thực hiện như tranh luận, nhiều người sẽ chọn phương án dễ dàng đó là đổ tất cả cho "khẩu nghiệp" và biến tất cả sai phạm hay hậu quả là do 1 thế lực siêu nhiên là nghiệp gây ra.
@BaoBui_Art
@BaoBui_Art 2 жыл бұрын
Khẩu nghiệp mang ý nghĩa khoa học rất rõ ràng. Khẩu nghiệp không phải là sự trừng phạt của đấng siêu hình. Khẩu nghiệp là hậu quả của chuỗi phát ngôn Sai theo tiêu chuẩn Tục đế lẫn Chân đế. Bạn phân tích rất đúng về giá trị cốt lõi của Phật giáo nguyên thủy. Phật giáo ngày nay đã lai tạp với thần quyền, biến giá trị tự lực thành dựa dẫm tha lực, phép màu, phù hộ của các đấng siêu hình. Cảm ơn bạn.
@boatnsea
@boatnsea 2 жыл бұрын
Bạn thực sự có nhiều kiến thức uyên thâm về các lĩnh vực triết học được thảo luận. Khâm phục vì tuổi đời bạn còn trẻ mà đã nghiên cứu nhiều vấn đề đến vậy. Cảm ơn vì đã chia sẻ!
@hoangthanh3896
@hoangthanh3896 2 жыл бұрын
Nói vấn đề nào ra là có dẫn chứng trích dẫn cuốn sách về chủ đề đó luôn, thật sự nể về khoản: đọc cuốn nào là nhớ cuốn đó, mà rất nhiều sách nữa chứ.
@quynhnhutruong2231
@quynhnhutruong2231 2 жыл бұрын
Bản thân mình cũng có nhiều sự không đồng tình với các quan điểm, lời răn dạy của hệ thống quan điểm Phật giáo không chính thống, tuy nhiên không có nhiều kênh đề cập đến vấn đề này một cách khoa học và đầy tình xây dựng như kênh. Minh muốn gửi lời cảm ơn đến các thành viên của hội đồng cừu, đây là 1 video rất chất lượng.
@AnhNguyen-ci3ui
@AnhNguyen-ci3ui Жыл бұрын
Tự nhiên anh cho em 1 cái nhìn khác cho những vấn đề trong cuộc sống của mình theo 1 hướng tốt hơn. Video này, video về “Phán xét” và video về Ước mơ đã khiến em có cái nhìn dễ chịu về cuộc sống hơn nhiều. Chân thành cảm ơn HĐC.
@HoiDongCuu
@HoiDongCuu Жыл бұрын
HDC chân thành cảm ơn đóng góp quý báu của bạn. Nhóm sẽ cố gắng nhiều hơn.
@xuandinh5983
@xuandinh5983 2 жыл бұрын
Xem video của kênh làm mình nhớ tới có một câu trong kinh Phạm Võng “Các người là Phật sẽ thành,Ta đây là Phật đã thành.” Theo như mình hiểu câu này tức là ai rồi cũng có thể đạt được sự giác ngộ giống như các vị Phật. Bản thân chữ “Phật” cũng mang ý nghĩa là bậc giác ngộ, chứ không phải là một đấng toàn năng có quyền sinh sát. Cho nên mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của kênh. Còn về vấn đề nghiệp, hay trong trường hợp này là khẩu nghiệp thì mình nghĩ là vẫn có. Vì theo như niềm tin của mình thì nghiệp giống như bài học để mình học lại những lỗi sai mà mình mắc phải trên con đường trở thành một người giác ngộ, và nó mang tính tự do ý chí hơn là bị trừng phạt bởi một đấng siêu nhiên nào đó (cái này thì hơi khó để giải thích). Tuy nhiên đối với mình thì lời nói sẽ cấu thành nghiệp khi nó có tính gây hại đến lợi ích, đến tinh thần hay đời sống của người có liên quan. Còn những lời nhận xét, đánh giá đã được suy xét kĩ lưỡng thì cho dù có tương đồng với đại đa số hay đi ngược với đại đa số thì cũng không hình thành nghiệp. Đó là một số suy nghĩ riêng của mình sau khi xem video thôi. Mình rất thích những chủ đề mà kênh thảo luận. Chúc kênh càng lúc càng phát triển hơn nha 🤗.
@maiphuongnguyenthi6910
@maiphuongnguyenthi6910 2 жыл бұрын
HĐC rất dũng cảm khi chọn chủ đề này và các bạn cũng khai thác nó rất tốt. Cảm ơn HĐC và mong chờ những video tiếp theo từ các bạn.
@KhanhHuy_
@KhanhHuy_ 10 ай бұрын
Thực ra đạo Phật không phải là triết học vì đức Phật đã nói "ta chưa từng thuyết 1 chữ nào". Niết bàn cũng không phải là có hay không có, cũng không phải là hư vô, đức Phật đã nói là không thể nghĩ bàn.
@tranquy8101
@tranquy8101 2 жыл бұрын
Trích trong cuốn "eight mindful steps to happiness": "Chánh Ngữ có bốn đặc tính: Chúng là những lời chân thật, Chúng khiến người ta phấn khởi, không phải là những lời ác độc hay cay đắng mà đem lại niềm vui. Chúng nhẹ nhàng, không thô lỗ hay cộc cằn. Chúng khiêm cung, không vô ích hay vô nghĩa". Tự do ngôn luận là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm duyệt, hay trừng phạt pháp lý. -> Chánh ngữ và tự do ngôn luận thực chất không mâu thuẫn, chúng ta có quyền nêu lên ý kiến và quan điểm của bản thân miễn không phạm phải 4 đặc tính của chánh ngữ mà Đức Phật đã dạy. Quan trọng là bản thân người phát ngôn phải có mục đích trong sáng, không vụ lợi, biết lựa chọn kỹ càng từ ngữ để truyền tải những thông điệp đúng đắn mà không gây tổn thương đến chúng sanh thì đó mới là người sáng suốt.
@murongyunhai
@murongyunhai 2 жыл бұрын
đúng đó, đức phật bản thân ngài cũng đã chỉ ra điều sai của rất nhiều người và nhờ đó cảm hóa được họ, đưa họ về con đường chính đạo. một điều mình thấy đúng nữa là chỉ ra hành động sai chứ không chỉ trích một người, điểu này thể hiện tính vô sắc, vô ngã và vô thường của đạo phật
@gabrielnguyen9901
@gabrielnguyen9901 2 жыл бұрын
Sau bài phản biện của Trung mình đã bỏ hàng chục giờ đồng hồ để xem bài bảo vệ luận văn tiến sĩ và nhiều bài thuyết giảng của thượng toạ. Bài phản biện đó theo mình là có phần nhẹ nhàng, nếu là mình thì sẽ nặng nề hơn. Thượng toạ có thuyết giảng về người ngoài hành tinh và trí tuệ nhân tạo. Những thứ thượng toạ đưa ra khá phiến diện và thiếu chính xác. Mình làm trong ngành công nghệ và có chút đam mê tìm hiểu về người ngoài hành tinh nên có thể đánh giá hiểu biết của thượng tọa là hết sức sơ đẳng, một đứa trẻ hay xem phim khoa học cũng nói được (hồi bé mình hay xem và thấy mấy kiến thức đó là sơ đẳng so với mình hồi đó).
@taydoc2010
@taydoc2010 2 жыл бұрын
Xin đóng góp vài định nghĩa chính quy trích từ Chánh Tạng về những thuật ngữ trong Video của bạn : 0. Định nghĩa Niết Bàn (Niết Bàn là pháp Vô Vi) ? " Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi ? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi." vậy Niết Bàn là tâm đã đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si. 1. Định nghĩa "Nghiệp" là gì ? Đức Phật dạy trong bài kinh Nibbedhikasutta: “Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi” = "Này chư Tỳ khưu, Như Lai dạy sự chủ ý(Cetanā) chính là nghiệp”. (Cetanā = chủ ý ; tác ý) Như vậy phải có sự chủ ý/tác ý đi trước thì mới có sự tạo nghiệp theo sau. Khởi sinh sự chủ ý rồi tạo nghiệp bằng lời nói thì gọi là khẩu nghiệp (vacīkamma). 2. Khi nói tới Nghiệp thì nên hiểu đầy đủ là có thiện nghiệp (trắng) và bất thiện nghiệp (đen), thiện nghiệp thì cho quả an vui, bất thiện nghiệp thì cho quả khổ đau, tạo nghiệp nhân thì khi đủ duyên sẽ thọ nhận quả báo tương ứng chứ ko có 1 đấng toàn năng nào có quyền thưởng phạt hết, như Đức Phật đã dạy trong bài Kinh Hạnh Con Chó (Trung Bộ Kinh) : "-- Này Punna có bốn loại nghiệp này, Ta đã tự chứng tri, chứng ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là bốn? Này Punna, có nghiệp đen đưa đến quả báo đen, này Punna, có nghiệp trắng đưa đến quả báo trắng, này Punna, có nghiệp đen trắng đưa đến quả báo đen trắng, này Punna, có nghiệp không đen trắng đưa đến quả báo không đen trắng, nghiệp đưa đến sự đoạn tận các nghiệp." Chúng ta thường hiểu mặc định "khẩu nghiệp" là ám chỉ tạo nghiệp xấu ác bất thiện (đen) bằng lời nói sau này sẽ nhận quả báo khổ đau, điều này chưa đầy đủ bởi vì khẩu nghiệp cũng có loại khẩu nghiệp thiện lành (trắng) sẽ nhận quả báo an vui. 3. Định nghĩa như thế nào là tâm có chủ ý thiện và thế nào là tâm bất thiện (xấu ác) ? - lành mạnh không bệnh hoạn là thiện, bệnh hoạn là bất thiện - tốt đẹp là thiện, xấu ác là bất thiện - khéo léo, khôn khéo là thiện, vụng về không khôn khéo là bất thiện - cho quả an vui là thiện, cho quả đau khổ là bất thiện 4. Chánh Ngữ là gì ? - nghĩa hẹp : 1. không nói dối ; 2. không nói đâm thọt, chia rẽ ; 3. không nói lời ác ; 4. không nói phù phiếm - nghĩa rộng : Lời nói tương ưng với lý tưởng Bát Chánh Đạo đều được gọi là Chánh Ngữ Như vậy theo Đạo Phật thì "khẩu nghiệp" và "chánh ngữ" không có cấm đoán nói lời phản biện !
@minhvuyoga2509
@minhvuyoga2509 2 жыл бұрын
Chòi ơi hay như này xứng đáng được lên top! Sadhu! Sadhu!
@phato3181
@phato3181 2 жыл бұрын
Comment có nội dung khá chất lượng!
@hoanghuytran5910
@hoanghuytran5910 2 жыл бұрын
Chứng minh được linh hồn tới từ đâu đi bạn, nếu như bạn nói niết bàn là có thật
@trunglai182
@trunglai182 2 жыл бұрын
Cuong Do Hoang 🙏🌻🌻🌻🌻🌻
@thewhyschools
@thewhyschools Күн бұрын
"Phật tử Part-time" thì hay dùng mấy khái niệm nghiệp đi dọa người ta lắm.
@dungngohung
@dungngohung 2 жыл бұрын
Quá nhiều chất xám trong các video của hội đồng. Rất cảm ơn Trung và team vì những bài chia sẻ như này.
@kienle7464
@kienle7464 Жыл бұрын
Đồng ý với bạn Trung, Đức Phật Thích Ca không khai sinh ra Phật Giáo Nguyên Thủy, Ngài chỉ là người đưa ra một hệ thống triết học để người ta lắng nghe - thấu hiểu và tự tìm được hạnh phúc. Chẳng có cái "Giáo" gì ở đây cả. Bạn chỉ gói gọn trong một Video, mình thấy chưa đủ phân tích đâu. Thầy Tuấn Ngọc có cả một loạt video để phân tích cực kỳ hợp lý về Phật Giáo và Đạo Phật, bạn hãy nghe thử để thấu triệt hơn nè.
@itsleisuretime5604
@itsleisuretime5604 2 жыл бұрын
Trung ơi. Hơn 40 năm trước lần đầu tiên đã có một người giác ngộ như Phật( có thể gọi là Alahan hay bán độc giác Phật cũng được) thầy ấy theo đại thừa cả chục năm tu hành gần chết mà mãi không có kết quả làm chủ sự sống hay hết tham sân si hoàn toàn. Lúc ấy thầy ấy tính tự tử vì quá thất vọng khi mình tu tập gần chết mà không chứng đạo nhưng vô tình đọc được cuốn kinh nguyên thuỷ do hoà thượng Thích Minh Châu dịch từ Pali ra Việt ngữ. Thầy ấy ngộ ra nhiều điều sau đó nương theo đúng một câu trong kinh ấy mà quyết tu tiếp hết mình hơn 6 tháng thì chứng đạo thật sự. Thầy ấy ẩn im gần 20 năm vì lúc ấy Đại Thừa nhiều cái sai mà ngay cả Nguyên Thuỷ cũng đang đi lệch lạc con đường xưa của Phật chỉ là gìn giữ lại kinh sách gần với lời Phật dạy nhất thôi nhưng chẳng 1 ai tu tập đúng cách mà chứng đạo được. Mình nghĩ bạn nên thử tìm hiểu về Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Ngài nhập diệt năm 2013 rồi. Theo ngài hiện giờ niết bàn người ta hiểu sai do không có người chứng đạo, ngài bảo sau khi vào niết bàn không còn gì như hư vô thì không đúng mà còn có một cái gì đó cũng không đúng, chỉ có chúng đạo rồi thì mới hiểu được còn không thì hiểu đơn giản là chấm dứt sinh già bệnh chết và tái sinh luân hồi. Mình thì cũng là một con người thuần khoa học và yêu triết học, không theo bất cứ tôn giáo nào nhưng vô tình một lần nghiên cứu sâu tí về triết học Phương Tây lẫn Phương Đông, cụ thể là về tôn giáo tuy là khá đáng chán vì mình không thích tôn giáo lắm nhưng cũng ráng. Cũng vô tình mà tìm thấy một con người khác biệt hẳn với tất cả và rất ít người biết đến lại có thể làm mình ấn tượng. Mà thôi bạn cứ thử tìm hiểu xem. Có thể rất chán nhưng tìm hiểu càng nhiều lại nhận ra nhiều thứ tốt. Đáng giá đấy.
@yevonsama
@yevonsama Жыл бұрын
Phật giáo có phải là tôn giáo hay không tôi không rõ. Nhưng giờ hỏi bao nhiêu % người VN đọc được tiếng Phạn và từng tiếp cận tài liệu cổ tiếng Phạn để xem Phật giáo kỳ thực là gì. Tôi tin là 00%, hoặc lạc quan hơn là tiệm cận tỉ lệ đó.
@Nobodyk-v2m
@Nobodyk-v2m 2 жыл бұрын
Phật, không có quyền ban phước hay giáng họa cho ai. Việc nói thần hay phật sẽ trừng phạt người nào đó, chỉ là vô nghĩa. Đó là giáo lý của theravada, và của thiền tông. Việc gây nghiệp, nó được dùng trong những ví dụ đơn giản, như bạn giết một con bò, bạn mang tâm bất thiện, và với trạng thái tâm này khi bạn gần chết, nếu trạng thái tâm đó xuất hiện, bạn tái sanh vào cõi bất thiện. Ngoài ra còn có, bạn phỉ báng người, khi bạn nói với trạng thái tâm chấn động thì bạn tạo nghiệp bất thiện, cái này sẽ được tâm ghi nhận lại, để rồi khi đủ duyên thì nó trồi lên. Việc nghiệp trồi lên yêu cầu đủ nhân duyên, nếu chưa đủ thì nó như than chưa cháy, chẳng có ông thần nào rãnh rỗi xen vào nghiệp của chúng sanh, bởi nếu ông ta làm thế, ông ta bị nghiệp của chúng sanh đó mượn tay ông ta để trả quả báo, nhưng, chính bản thân ông ta sẽ gây ra một nghiệp mới, người trí sẽ cố không làm thế chứ đừng nói tới thần😁.
@medical870
@medical870 2 жыл бұрын
Đã là khoa học thì phải có phản biện, nếu ko thì làm sao mà thành khoa học? Ủng hộ NCS Trung về cái phản biện luận án của thầy Thích Chân Quang, vì khoa học luôn cần những thứ đó. Lời của Phật có "10 điều chớ vội tin" mà.
@MabuKloesen
@MabuKloesen 2 жыл бұрын
Thật ra, khi đã là luận án tiến sĩ hay thạc sĩ khoa học thì nó không liên quan gì đến đạo Phật, nên dẹp luôn tên "thầy Thích Chân Quang". Đó là hoạt động riêng của mỗi 1 cá nhân trong xã hội, không liên quan gì đến Đạo Phật.
@medical870
@medical870 2 жыл бұрын
Gọi là thầy Thích Chân Quang vì mỗi người cũng cần được tôn trọng.
@haduong1313
@haduong1313 2 жыл бұрын
Video giúp em nhận ra 1 điều vô thức trước h bản thân vẫn hay gặp phải, hay giải thích, kết luận hành vi, lời nói của người đối diện trong cuộc sống thường nhật bằng "nghiệp", phần lớn trường hợp này dành cho việc đùa giỡn thông thường, không có tính răn đe hay trừng phạt gì. Tuy nhiên đùa cũng là 1 hình thức của tư duy, qua vid này bản thân em có thể cho mình 1 cách tư duy mới để có 1 suy nghĩ đc xem là đúng đắn hơn, mang tính tôn trọng quyền thực hành ngôn luận hơn. Ngoài ra cũng làm rõ về sự hiểu nhầm của em về thế lực siêu nhiên, các thần thánh trong Phật giáo Rất cảm ơn chia sẻ của anh và HĐC, luôn chờ đón vid của kênh mỗi tuần
@van-wn3zs
@van-wn3zs Жыл бұрын
Theo mình tìm hiểu thì Niết bàn ko phải là 1 cõi giới nó chỉ là 1 trạng thái của tâm, bằng chứng là trong 31 cõi giới ko có cõi nào tên Niết bàn, còn phần còn lại thì mình tán thành
Ай бұрын
Khẩu nghiệp là có nha HDC. Nhưng ko phải mang tính chất đe dọa. Chỉ là thuyết nhân quả ứng trên việc phát ngôn thôi. Có thuyết nhân quả của đạo phật cũng mang màu sắc khoa học, kiểu như các định luật của newton vậy. Hành động A sẽ dẫn đến hậu quả B. B có thể tốt hay xấu tùy định nghĩa. Sau đó B lại sinh ra C. Lòng vòng 1 hồi về lại A vậy đó.
@BSSaoHoa
@BSSaoHoa 2 жыл бұрын
Yeah, điểm hay của phật giáo không thần thánh hóa.
@chanhtrungle1188
@chanhtrungle1188 2 жыл бұрын
Trung suy nghĩ thế nào về Thượng Đế - Đấng Tạo Hóa?
@OysterTran
@OysterTran 2 жыл бұрын
Khả năng cao kênh không dám chạm đến vấn đề này đâu bạn. Vì không thể nào nhìn 1 cách khách quan và nói về vấn đề này một cách thật sự hợp lý được. Phần comment sẽ là 1 bãi chiến trường của 2 phe duy tâm và duy vật.
@chanhtrungle1188
@chanhtrungle1188 2 жыл бұрын
@@OysterTran mình hỏi sn cá nhân thôi
@duyentruong7915
@duyentruong7915 2 жыл бұрын
Cảm ơn sự chia sẻ của Trung, mình may mắn gặp được 1 người thầy, thầy mình đã dạy "Hãy xem Đức Phật là 1 người thầy chứ ko phải 1 vị thần thánh có khả năng cứu khổ, ban vui"
@maitv5193
@maitv5193 2 жыл бұрын
Em cám ơn anh về sự chia sẻ ạ. Mong anh sẽ ra nhiều video hơn về chủ đề Phật giáo, bởi lẽ em thấy ở Việt Nam hiện tại đi theo thiên hướng lễ bái nhiều hơn là ứng dụng đạo Phật. Cám ơn anh vì đã khai mở nhiều vấn đề dưới góc nhìn khách quan
@windytran7260
@windytran7260 3 ай бұрын
Cám ơn kênh. Các bạn quá giỏi. Chúc kênh và các thành viên trong hội đồng sẽ luôn tràn đầy nhiệt huyết và luôn đi đúng hướng nhé.
@vuonnhalang5407
@vuonnhalang5407 2 жыл бұрын
Cảm ơn chia sẻ cực hay của bạn Trung và Hội Đồng Cừu. Các bạn có tham khảo cuốn The Teaching Of Buddha- VN mình đã có phiên bản dịch Những Lời Phật Dạy là một cuốn sách nền tảng tóm tắt về Phật giáo nguyên thuỷ rất hay! Những lập luận cơ bản về Niết Bàn của các bạn theo PGNT cực kỳ chính xác. Nó ko phải là một cõi. Nó là một trạng thái tâm ngay ở đây và bây giờ trong chính đời sống này! Nếu muốn tìm Phật giáo một cách cốt lỗi đi vào đời sống và căn bản nhất thì mọi người có thể nghe thêm Hoà Thượng Thiền Sư Viên Minh giảng về Nghiệp. Niết Bàn...Giải Thoát...đúng như bản chất thật của nó!
@Steveho24
@Steveho24 2 жыл бұрын
Ông Phật ổng viên tịch cách đây 26 thế kỷ nhưng qua bàn tay và khối óc của các pháp sư Trung Cộng năm1 986 ổng hiện về thống lĩnh tam giới hạ Tôn Ngộ Không bằng 1 tay :)))
@tuonglong8341
@tuonglong8341 2 жыл бұрын
Khổng Cộng Nho trộn với Phật nó siêu nhiên lắm! Người thường không thể hiểu nổi đâu, chỉ có cán bộ hiểu thôi.
@hoangthanh3896
@hoangthanh3896 2 жыл бұрын
Phật giáo TQ khác Phật giáo nguyên thủy vậy nên Đường Tăng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh nhỉ, chứ trước đó cũng có Phật giáo ở TQ còn gì.
@davidle1342
@davidle1342 2 жыл бұрын
MÌnh hoàn toàn đồng ý với các quan điểm của Trung. Riêng về phần Niết Bàn là Hư vô mình xin đính chính chút theo hiểu biết hạn hẹp của mình. Niết Bàn không phải là Hư vô, bởi vì nói đến Hư vô thì sẽ rơi vào 2 bờ nhị nguyên phân biệt giữa Có và Không. Đức Phật cũng từng nói: Ngôn ngữ thế gian không thể nào giải thích được trạng thái đó, chỉ có người giác ngộ mới hiểu được. Ngay cả trong thế giới con người mình, giữa tiếng Anh và tiếng Việt thôi có một số ngôn từ khó chuyển đổi, giải thích qua lại, huống chi ở đây là trạng thái Niết Bàn như Đức Phật đã nói.
@setotmoichuyen3498
@setotmoichuyen3498 2 жыл бұрын
Noí về PG, mình thấy 1 số kinh rất "kỳ", nói rằng bố thí và cúng duờng 1 lần sẽ chuộc được bao nhiêu tội lỗi, như vậy có nghĩa cứ làm việc ác, cướp bóc, lừa đảo, miễn chừa lại 1 phần làm bố thí , cúng dường cho chư tăng là hết sạch tội, ít nhất trong kinh Địa tạng có đoạn này, mình ko biết quá trình truyền tụng kinh văn có sao y bản chính không hay tuỳ mỗi nơi thêm bớt vào, chứ rõ là thấy rất kỳ. Và mình nghĩ Phật tổ không bao giờ viết như vậy, nếu có ngài sẽ nói rõ, cúng dường và bố thí chỉ có tác dụng khi nó hình thành từ của cải liêm chính, và không nhằm mục đích gì
@thanhphuongnguyen13
@thanhphuongnguyen13 2 жыл бұрын
Cám ơn Hội Đồng Cừu. Hi vọng mỗi tuần đều có video mới để xem ♥
@MrFiuu6969
@MrFiuu6969 2 жыл бұрын
Nể nhất mấy ng đi chùa cầu xin tài lộc xin moii việc hanh thông trong khi đó ở ngoài chuyên làm điều khuất tất
@binhnhan2492
@binhnhan2492 2 жыл бұрын
Phật giáo có bản chất của học thuyết Hư vô (nihilism)? Phân tích và thông tin rất hay.
@tidushai
@tidushai 2 жыл бұрын
phản biện khoa học mà còn bị chụp mũ khẩu nghiệp thì ôi thôi, các sư quốc doanh cũng có nhiều đệ tử thông minh theo hầu quá.
@lantran1617
@lantran1617 Жыл бұрын
a Trung luôn trình bày vấn đề rất logic, khách quan , đủ sâu để người nghe hiểu căn bản nhưng không quá sâu đến mức khó hiểu, ủng hộ a Trung và team
@RuaSkye1
@RuaSkye1 2 жыл бұрын
Sau khi xem các video của HĐC, mình tổng hợp 3 câu ngụy biện, cãi cùn thường thấy trong tranh luận, hay cãi nhau trên mạng như sau 1. Tích cực độc hại. Cách nhận biết: "bạn phải nhìn vào mặt tích cực của vấn đề", "méo mó có hơn không", "nhiều người khổ hơn nhiều mà họ có kêu đâu", "con sâu làm rầu nồi canh thôi", "thế là sướng chán rồi còn muốn cái gì nữa" 2. Đòi hỏi thẩm quyền đạo đức. Cách nhận biết: "mày có tư cách gì nói người ta", "nhìn lại mình đi", "nếu là mày mày lại chả ăn gấp mấy lần nó", "ai mà chả có lỗi lầm, mày chưa từng phạm lỗi lầm nào à mà nói nó". 3. Khẩu nghiệp. Cách nhận biết: "coi chừng khẩu nghiệp".
@phanhuyvinh4820
@phanhuyvinh4820 2 жыл бұрын
Xin cách phản pháo lại 3 kiểu người trên luôn đi bạn :D
@RuaSkye1
@RuaSkye1 2 жыл бұрын
@@phanhuyvinh4820 bạn thử xem hết các video về đề tài này của HĐC xem. Chứ tôi thấy những đối tượng nói mấy câu này họ vốn không có ý định tranh luận văn minh rồi, mình có nói gì cũng thế thôi, hehe
@PeaE305
@PeaE305 2 жыл бұрын
Đã biết và theo dõi HĐC được 4 tháng. Việc bản thân phát hiện ra HĐC giống như cá gặp nước vậy, mở mang đều đặn. Có một góc nhìn rất thú vị muốn gửi tới HĐC như sau: Phật Giáo không sáng tạo ra luật nhân quả, Phật Giáo phát hiện ra luật nhân quả. Bản thân lưng chừng giữa duy tâm và duy vật, am hiểu kha khá về chiêm tinh học, càng rất thích tìm đọc những đầu sách, blog thiên hướng về triết học. Nhưng khi đến với góc nhìn về Phật Giáo của HĐC, cụ thể hơn là của Trung, có rất nhiều nét tương đồng. Việc răn dạy bằng cách áp đặt thần quyền sẽ làm sai lệch đi giá trị của luật nhân quả, cũng như việc đem luật nhân quả để xét tính đúng sai của một sự việc hiện tượng cũng không giúp xác định rõ tính đúng sai. Rất tâm đắc và xin cảm ơn những đóng góp của HĐC đến với chú cá nhỏ đang cố tìm một nơi để thuộc về này.
@gocnhintieudiem
@gocnhintieudiem 2 жыл бұрын
Phật giáo thủa ban sơ ko hề có yếu tố thần thánh
@leman5749
@leman5749 2 жыл бұрын
Em có thể làm 1 bài về chủ đề Bồi thường chiến tranh được không? Áp dụng cho Nga Ukraina ra sao... Rất cảm ơn các em!
@lamlun150
@lamlun150 Жыл бұрын
Dear Trung HĐC Mình nghĩ nghiệp quật do khẩu nghiệp không hẳn là hàm ý là có một thế lực siêu nhiên hay đấng toàn năng nào đó trừng phạt loài người vì vi phạm giới luật hay gì cả. Mà ý của nó đại loại kiểu "há miệng mắc quai". Tưc là lúc trẻ hay lúc còn chưa hiểu biết đầy đủ thì ai cũng sẽ có những suy nghĩ sai lầm và chưa thấu đáo và thể hiện cho mọi người biết. Dân dã gọi là trẻ trâu đấy. Nhưng khi trưởng thành hơn thì người ta sẽ tự nhìn lại bản thân mình trong quá khứ và thấy mình hồi ấy ngu và tỏ vẻ nguy hiểm dễ sợ. Thì thường những người trưởng thành hơn và có kiến thức hơn cũng sẽ không chấp những người như thế này làm gì. Tuy nhiên với điều kiện là bạn thể hiện những kiến thức sai lầm đó bằng một thái độ hay lời nói có chừng mưc và không thái quá. Còn khi ban thể hiện quan điểm bằng một thái độ và lời nói quá xấc láo thì sẽ rất khó nhận được sự tha thứ. Và sai lầm của ban tuổi trẻ sẽ bi nhắc mãi. Nói nôm na là "đã ngu mà còn hỗn" thì không tha thứ đươc. Người ta hay nói đùa "đã nói đúng còn nó to" là đã hơi dở rồi. Giờ đã "nói sai còn nói hỗn" thì sẽ khó có thể tha thứ. Và cái sai đó sẽ bi nhắc mãi thôi. Cái đó là môt dang nghiêp quât do khẩu nghiêp. Chính là "há miêng mắc quai" như các cu nói. Chứ không phải ý là có đấng toàn năng nào trừng phat cả. Nhưng nếu có người dùng cái nghiêp quât này mà biến tấu đi thành môt lời nguyền rủa liên quan đến tính mang hay sức khỏe của người khác thì chính người đó cũng đang khẩu nghiệp và cũng lai nghiêp quât. Vì nếu người bi rủa vẫn sống khỏe sống tốt thì người ta sẽ nhắc mãi cái lời nguyền rủa ngớ ngẩn đó mãi và cười nhạo suốt đời. Cho nên nó là nhân quả thôi. Chứ không có đấng toàn năng nào đi nghiệp quât cá nhân nào đâu. :)))))
@Acidish
@Acidish Жыл бұрын
Vốn sự hiểu biết và quyền lực của con người với nhau núp bóng dưới tôn giáo quá mạnh mẽ, họ chọn dùng đức tin thay vì kinh nghiệm để trải nghiệm về vũ trụ quan. Mà nói về vũ trụ luận, nhân sinh luận, tri thức luận ở ng V thì hơi nhạy cảm vì chúng ta hấp thụ quá nhiều và đã quá nhiều xáo trộn trong niềm tin cũng như triết lý. Tần số mỗi người khác nhau và chẳng phải ai cũng tu Phật nên những kẻ núp bóng Phật giáo có nói gì cũng chẳng quá quan trọng. Bởi càng nói thì đã càng xa rời với tôn chỉ của Phật giáo. * khi chữ viết không mang triết lý thì tôn giáo sẽ không bao giờ là cứu cánh.
@caonhantran3531
@caonhantran3531 2 жыл бұрын
Cám ơn anh Trung và các bạn kênh Hội Đồng Cừu, mỗi video của kênh giúp mình mở mang được thêm các góc nhìn mới, quan điểm mới, và nhiều kiến mở mang đầu óc. Chân thành cảm ơn kênh. Hi vọng lúc nào đó kênh có video nêu quan điểm, sự so sánh giữa các tư tưởng triết học của Phật giáo, Khắc Kỷ, Lão Tử,... Một lần nữa xinh chân thành cảm ơn nhóm, chúc các bạn sức khỏe và thành công!
@tugiaithoat7433
@tugiaithoat7433 Жыл бұрын
Khẩu nghiệp là dùng lời khiếm nhã, dù ý của mình có đúng chăng nữa, cũng cần có cách nói như thế nào để người nghe cảm thấy tâm phục khẩu phục. Người có quan điểm đúng nhưng lời nói lỗ mãn, thô tục, thì sẽ k thành công. Người nào phạm pháp thì luật pháp sẽ trừng trị thôi. Đây là thực tế. Mô Phật
@HaNguyen-iq3iz
@HaNguyen-iq3iz 2 жыл бұрын
Công nhận triết học Phật giáo đâu có đánh vào nỗi sợ để manipulate con người.
@muchet8716
@muchet8716 2 жыл бұрын
Đầu tiên xin cảm ơn team đã dồn nhiều tâm huyết trong các video. Tuy nhiên, video mình phải góp ý xíu là nghe bị kiểu nghẹt mũi quá nên hơi khó nghe các bác ạ
@haiuonghoang4376
@haiuonghoang4376 2 жыл бұрын
Tôi theo đạo phật vì Đức Phật là người thật và ngài không có một cái gì được gọi là siêu nhiên cả. Ngài chỉ hướng dẫn ta đi vào con đường đúng chứ ko phải là 1 vị thần ép ta làm cái này làm cái kia.
@richmai5655
@richmai5655 2 жыл бұрын
Bình luận đầu tiên nè 😚😚
@Q6spoon
@Q6spoon 2 жыл бұрын
Kênh này nhiều thông tin hay quá! Bạn đã rất dũng cảm để nói lên Sự Thật. Sự bình an luôn đến với bạn.
@nguyenhoangdg9935
@nguyenhoangdg9935 2 жыл бұрын
Cám ơn Hội đồng cừu và Trung đã chia sẻ kiến thức 1 cách có chắt lọc và viện dẫn có khoa học. Cám ơn các bạn rất nhiều.
@huyhoanglee
@huyhoanglee Жыл бұрын
Cám ơn đã chia sẻ. Thao mình, nếu khẩu nghiệp là có thật như cách mọi người vẫn nghĩ thì sẽ dựa trên đánh giá của Đức Phật, thần thánh chứ con người phàm chưa đủ tư cách để đánh giá.
@saigonpastry
@saigonpastry 2 жыл бұрын
Sai chính tả dữ vậy "The wordship of Notthingness" ko có nghĩa gì cả.
@tanquocle4486
@tanquocle4486 Ай бұрын
Đây là cách tranh luận đang thịnh hành của người trẻ ở ta. Chụp mũ, ngụy biện, chửi bậy. Để bù đắp lại lý luận cùn kiến thức kém nhưng o chịu học hỏi.
@minhanhnguyen5467
@minhanhnguyen5467 2 жыл бұрын
Không liên quan lắm đến nội dung, cơ mà hi vọng anh có thể góp ý vs editer tiết chế bớt hiệu ứng ạ, vì nhiều hiệu ứng quá khá là gây mất tập trung, em cảm ơn ạ.
@dientran7163
@dientran7163 Жыл бұрын
Ok, cách đặt vấn đề của diễn giả rất logic, tuy nhiên có một số khái niệm về Phật học, diễn giả nên tìm hiểu sâu hơn cho đúng bản chất của vấn đề, ví dụ vấn đề nhân-quả hay Luật Nhân-Quả không phải do Phật giáo đề ra, sáng chế ra mà chỉ là đề cập đến để giáo hoá con người tin sâu nhân-quả nhằm đạt đến Chân-Thiện-Mỹ. Luật Nhân-Quả không do thế lực hay Tôn giáo nào tạo ra mà nó tồn tại song hành trong Vũ trụ này. 18:42
@an1245100
@an1245100 2 жыл бұрын
Theo mình thấy thì khái niệm “khẩu nghiệp” ở VN được hiểu như là một quá trình tích tụ “nghiệp” qua lời nói “xấu” (nên mới có câu nói đùa: nghiệp tụ vành môi). Và nếu tích quá nhiều thì có thể đến một thời điểm nào đó của kiếp này hoặc kiếp sau sẽ phải trả giá vì nó, như hơi nước tích tụ lâu ngày thì sẽ có mưa ở đâu đó. Nếu nghĩ theo hướng này thì mình thấy nó hợp lý với giáo lý Phật giáo.
@tn72191
@tn72191 2 жыл бұрын
Đều là doạ dẫm của bọn Tà quyền sử dụng Tà giáo, nhằm dập tắt sự bất đồng chính kiến để giữ vững sự cai trị đời đời.
@tuyentruong7690
@tuyentruong7690 3 ай бұрын
Tôi ủng hộ bạn, tôi tin bạn rất lựa lời, rất cẩn trọng diễn đạt gốc nhìn chuyên môn và gốc nhìn theo triết học. Bạn đạo gì tôi k biết nhưng nếu theo đạo phật của tôi bạn đã chính ngữ, bạn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều nhưng tôi theo dõi để học hỏi bạn.
@thaichau178
@thaichau178 2 жыл бұрын
Nói thật ra là chính trị thôi Mọi tôn giáo đều có mục đích và dc quản lý hoặc ảnh hưởng tới chính quyền nhất định Còn ở VN thì người ta bí bách quá nên thuyết hăm doạ một cách vô vọng đó chỉ để tỏ ý ko đồng tình với những người có ý kiến trái chiều với họ Và thuyết hăm doạ này nó có ở cả hai phía Từ tâm linh cho đến đời thường Khi họ bị dồn ép họ cũng nói vậy hoặc khi họ dc lòng hả dạ họ cũng nói vậy và thậm chí khi ko có ai hùa theo họ thì họ cũng nói vậy Thuyết hăm doạ đều dựa vào một thế lực nào đó để tỏ ý đầy vô vọng Cũng như những người dám nói lên ý kiến cũng bị chưởi kiểu đó nhưng thế lực ko phải thần thánh mà là những người có quyền lực Điều này thường thấy mỗi ngày ở VN
@wolfblack4705
@wolfblack4705 2 жыл бұрын
Mình thấy bạn Trung hiểu sai về khẩu nghiệp. Khẩu nghiệp có liên quan đến cách hiểu về nhân - quả trong phật giáo. Cách hiểu thông thường nhất trong dân gian còn gọi là thiện quả thiện báo - ác quả ác báo, và khẩu nghiệp là một trong những ác quả đó. Ác báo ở đây không liên quan đến phật mà nó được coi như là một lý lẽ tự nhiên trong vũ trụ chứ phật không phải là người thực hiện nhân quả. Tuy nhiên mình tán đồng bạn về cách các phật tử và thường dân hiểu sai và lạm dụng nhân - quả như vũ khí để bịt miệng quyền lên tiếng của người khác.
@minhtringuyen1023
@minhtringuyen1023 2 жыл бұрын
bạn này nói chuyện bằng trí tuệ ! thêm một góc nhìn rất hay. Mình tin vào lý thuyết của Phật Giáo, nhưng cũng tin vào những góc nhìn mới nếu có căn cứ và luận điểm sắc bén, khoa học !
@vinhbanghuynh451
@vinhbanghuynh451 Жыл бұрын
4:35 Thằng đó nó khùng nó đó anh, đừng có quan tâm anh. Tôi cũng là người học Phật và tôi không có chút xíu vấn đề gì với bài phản biện của anh với Thầy Thích Chân Quang. Không phải ai có niềm tin theo đạo Phật cũng đều bênh vực các sư thầy 1 cách mù quáng như vậy. Anh tự tin đi, còn tôi và nhiều người ủng hộ anh. Yêu mến anh :)))
@omgsmiles1083
@omgsmiles1083 2 жыл бұрын
Đạo Phật giống một triết lý hơn một tôn giáo. Nay anh mới thấy người Việt Nam đầu tiên nói. Vì người Phương Tây họ đã kết luận cái này lâu rồi. Đã có một tranh cãi trên Twitter cách đây khoảng 6 năm. Và tôi đồng ý với lý luận rằng: Đạo phật giống một triết lý hơn một tôn giáo. Chấm hết. Tôi không phải hành pháp để kết luận ai có tội, ai không có tội. Nhưng dựa trên Khoa học pháp lý thì chị Hằng tấn công cá nhân và làm nhục người khác trên không gian mạng. Cái này ở Westminster City, Orange Couty, California state toà từng xử rất nhiều vụ mạ lỵ, tấn công cá nhân và vụ khống có người phải đền cả triệu usd đó em.
@nguyenbao7091
@nguyenbao7091 2 жыл бұрын
Tự do ngôn luận. Mọi người đều được tư do ngôn luận. Nhưng mà.. hậu quả như nào thì không biết à :))
@thanhphongnguyen1412
@thanhphongnguyen1412 2 жыл бұрын
Thật ra chỉ có thời Phật tại thế mới không thờ Phật thôi, còn sau khi ngài viên tích thì con người đã thờ ngài dưới hình thức là xá lợi. Thờ Phật cũng chỉ mang tính biểu tượng và tưởng nhớ nhưng con người ngày nay lại quên Đức Phật không phải là đấng toàn năng nên thường cầu xin và xem ngài như 1 vị thần do ảnh hưởng từ văn hóa bản địa. Nhưng đúng theo nguyên thủy thì bản chất Phật Tích Ca là 1 vị siêu nhân rồi chứ không phải không, vì là ngài là chánh đẳng chánh giác, ngoài vũ trụ không có vị thứ 2. Chỉ khi lời dạy của ngài không còn hiện hữu thì 1 vị giống như vậy mới xuất hiện. Ngoài ra nếu xét theo gốc độ nguyên thủy Phật giáo cũng không phải tôn giáo hay triết học. Mà chỉ đơn giản đó là con đường của bậc giác ngộ vậy thôi. Còn nói về khẩu nghiệp thì phải xem tâm của người nói đó như thế nào. Nếu với cái tâm trong sáng thanh tịnh thì đó là chánh ngữ. Còn nói với cái tâm hận thù hơn thua, hay sân thì đó là khẩu nghiệp. Sở dĩ 1 vị A LA Hán có thể chỉ thẳng cái sai của người khác là vì họ đã ở trong niết bàn, tâm họ hoàn toàn thanh tịnh. Còn người thường dù họ tranh luận mục đích là để bảo vệ cái đúng thì ít nhiều tâm họ đã khởi sân, và đó là hành động bất thiện.
@thienthien6858
@thienthien6858 2 жыл бұрын
Hội Đồng Cừu có thể xem video này kzbin.info/www/bejne/Znezq3xnbbqNZqs để tham khảo ý kiến của tu sĩ Phật Giáo về vấn đề nà
@cannguyen5641
@cannguyen5641 20 күн бұрын
Chánh ngữ hay khẩu nghiệp có 2 hình thức trừng phạt là: vô hình ( luật nhân quả) và hữu hình (luật pháp)?
@ngoclamngo1802
@ngoclamngo1802 2 жыл бұрын
Về phần em, với tuổi đời khá nhỏ cùng những trải nghiệm và kiến thức non nớt của bản thân, em nghĩ HĐC đâu có muốn đi quá là sâu xa về quan điểm Phật giáo hay gì đâu ạ? Em đọc bình luận thấy mọi người bắt bẻ anh Trung và HĐC nhiều quá ạ. Em nghĩ thông điệp chính của video đã được anh Trung nêu rõ ở cuối video đó là: Đừng chỉ trích con người vì họ có hành vì sai mà hãy chỉ trích chính cái hành vi sai của họ. Nhìn những bình luận bên dưới em nghĩ sự tranh cãi chắc một phần đến từ dòng tiêu đề của video ấy ạ ^^. Cảm ơn HĐC vì mọi người đã cho em thêm một video có nội dung tích cực và bổ ích ạ
@ngoclinhpham7335
@ngoclinhpham7335 Жыл бұрын
Tại sao các phóng viên báo chí và các KZbin,các cá nhân quan chức không bị bắt về điều 331 của luật hình sự.
@quynhpham6992
@quynhpham6992 2 жыл бұрын
Nếu bạn nói giọng miền Nam, làm ơn đừng nói chữ "gi" ( gian, giọng, giáo...) theo giọng miền Bắc, được không? nghe khó chịu lắm bạn ơi
@LongAcademy
@LongAcademy 2 жыл бұрын
Phật giáo rông lớn và thâm sâu, nếu hời hợt nhin bề ngoài rồi ngán ngẩm với phường buôn thần bán thánh mà bỏ đi không đào sâu tìm hiểu thì rất đáng tiếc . Cảm ơn HĐC đã mang đến góc nhìn sáng tỏ cho cộng đồng
@karolnguyen
@karolnguyen 2 жыл бұрын
Chính xác, đạo Phật là một quá trình tự chứng ngộ. Ai cũng bình đẳng để tu tập và sám hối để đạt đc Niết Bàn của chính bản thân mình.
@thanhthanhhoang7015
@thanhthanhhoang7015 2 жыл бұрын
Phật giáo nguyên thủy mà bạn nói đúng ra là Phật pháp, nó bao hàm rất nhiều so với Phật giáo, Nho giáo, Thiền tông, Mật tông , Phật giáo là 1 nhánh nhỏ của Phật Pháp thôi
@xuanhoa1437
@xuanhoa1437 2 жыл бұрын
Khẩu nghiệp có thể thấy ngay: mình xúc phạm người khác, thế thì mình mệt, khổ đến ngay. Mình xúc phạm người khác, mình bị bắt, khổ đến ngay. Mình xúc phạm người khác, con mình bắt chước, khổ sẽ đến chậm hơn một chút. Khẩu nghiệp sẽ mang đến khổ.
@quan3271
@quan3271 Жыл бұрын
Con người sinh ra trong cuộc đời này không phải là để chịu khổ hay sinh ra rồi chết đi. Con người sinh ra là để sống thật Hạnh Phuc
@quocdunghuynh5037
@quocdunghuynh5037 2 жыл бұрын
Chào bạn Trung! Bạn và kênh Hội đồng cừu đã và đang làm rất tốt việc đem ánh sáng tri thức đến cho mọi người. Tôi rất thích các bạn. Mong các bạn tiếp tục giữ vững sự trung lập để đem đến tri thức đa chiều cho mọi người. Nhìn chung thì đại đa số các cá nhân có những bình luận quá khích đều có lượng tri thức khá hạn hẹp. Do tri thức hạn hẹp nên suy nghĩ của họ cũng hẹp hòi, chỉ nhìn phiến diện và bằng mọi cách bảo vệ quan điểm của mình một cách bảo thủ. Nói riêng về đạo Phật thì ngày nay hầu hết các lời răn của đức Phật đều bị biến tướng để phục vụ cho các mục đích cá nhân, mục đích của các nhóm thực hành tôn giáo. Và đa số những người tự xem mình là Phật tử đều hiểu sai về lời răn của Phật, bị lôi kéo vào các hoạt động tâm linh, thần thánh hóa và mê tín dị đoan. Theo như những gì tôi học được ở bậc Cao học và đọc từ những quyển sách được cộng đồng quốc tế công nhận giá trị thì có 2 điều đáng chú ý như sau: 1. Là đức Phật không phải là bậc thần thánh. Người chỉ nhận mình là người đi trước, người thầy, chỉ đường cho người thế tục bước theo ngài trên con đường giải thoát khổ đau. 2. Là triết học của đức Phật là nhằm giải thoát khổ đau và nó được thực hiện chủ yếu từ bên trong mỗi người. Không có năng lực siêu nhiên nào tác động cả. 3. Là triết lý trọng tâm của đạo Phật là :"không tức thị sắc, sắc tức thị không". Hiểu là chẳng có gì đúng, chẳng có gì sai; chẳng có gì tốt, chẳng có gì xấu. Nắm rõ triết lý trọng tâm này để bớt sân si sẽ bớt khổ đau. Do vậy những người tự nhận mình là phật tử mà lên mạng tranh cãi nảy lửa rồi quay ra chửi bới, hằn học người có ý kiến đối lập đều đã sai.
@ThiênPhúc-e7f
@ThiênPhúc-e7f 11 ай бұрын
Chánh ngữ và khẩu nghiệp. Là hai ý nghĩa rất khác biệt. Các bình luận trong xã hội hoàn toàn sai ý và nghĩa theo triết học Phật giáo .
Philosophy 101 | Khía cạnh đạo đức của việc giết người
14:47
Bike Vs Tricycle Fast Challenge
00:43
Russo
Рет қаралды 103 МЛН
Spongebob ate Michael Jackson 😱 #meme #spongebob #gmod
00:14
Mr. LoLo
Рет қаралды 10 МЛН